Hoạt động kê đơn thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện lao bệnh phổi tỉnh phú thọ năm 2012 (Trang 45)

3.2.3.1. Trong đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú

Thực hiện các quy định về cách ghi đơn thuốc

Kết quả việc thực hiện các quy định về cách ghi đơn thuốc được thể hiện ở bảng 3.23

Bảng 3.23. Tỷ lệ các chỉ tiêu về cách ghi đơn thuốc

TT Chỉ tiêu Số đơn Tỷ lệ

(%)

1 Ghi đầy đủ họ và tên bệnh nhân 300 100,0

2

Ghi tuổi bệnh nhân. Với trẻ em dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ

292 97,3

3 Ghi giới tính bệnh nhân 104 34,7

4 Ghi địa chỉ bệnh nhân (phải ghi chính xác

số nhà, đường phố hoặc thôn, xã) 0 0,0

5 Ghi chẩn đoán bệnh 300 100,0

6 Ghi đúng tên thuốc, hàm lượng 300 100,0

7 Ghi số lượng mỗi thuốc 300 100,0

8 Ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24

giờ 300 100,0

9 Có ghi cách dùng 300 100,0

10 Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký,

ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn 128 42,7

Trong 300 đơn thuốc ngoại trú đã được khảo sát tại bệnh viện, không có đơn nào kê đơn TGN và THTT. Các lỗi gặp thường gặp khi kê đơn: Một số ít đơn không ghi tuổi bệnh nhân, tỷ lệ đúng là 97,3%; không ghi đầy đủ giới tính bệnh nhân, tỷ lệ ghi đúng chỉ đạt 34,7%; không ghi đầy đủ địa chỉ

bệnh nhân đến tận số nhà, đường phố hoặc thôn, xã. Đây là lỗi gặp ở 100% các đơn khảo sát (địa chỉ bệnh nhân chỉ được ghi đến xã, phường, thị trấn); ký nhưng không ghi rõ họ tên của bác sĩ kê đơn, tỷ lệ đúng chỉ đạt 42,7%.

Các chỉ số về kê đơn thuốc

Số thuốc kê trung bình trong một đơn

Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc được thể hiện ở bảng 3.24

Bảng 3.24. Số thuốc trung bình trong một đơn thuốc

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số đơn khảo sát 300

2 Tổng số thuốc được kê 1.290

3 Số thuốc được kê ít nhất trong một đơn 2 4 Số thuốc được kê nhiều nhất trong một đơn 6

5 Số thuốc kê trung bình trong một đơn 4,3

Số thuốc trung bình cho một đơn ngoại trú là 4,3. Số thuốc được kê ít nhất trong một đơn là 2, thuốc thuốc được kê nhiều nhất trong một đơn là 6.

Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc

Bảng 3.25. Tỷ lệ thuốc được kê tên gốc

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số đơn khảo sát 300

2 Tổng số thuốc được kê 1.290

3 Tổng số thuốc được kê tên gốc 1.252

Việc chấp hành việc thực hiện Quy chế kê đơn thuốc về ghi tên thuốc theo tên gốc khá tốt, 97,1% các thuốc được khảo sát trong đơn ngoại trú bảo hiểm y tế được ghi theo tên gốc.

Tỷ lệ đơn kê có kháng sinh

Tỷ lệ đơn kê có kháng sinh được thể hiện ở bảng 3.26

Bảng 3.26. Tỷ lệ đơn kê có kháng sinh

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số đơn khảo sát 300

2 Tổng số đơn kê có kháng sinh 226

3 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh 75,3

Tỷ lệ đơn kê có kháng sinh đối với đơn thuốc ngoại trú là 75,3%.

Tỷ lệ đơn kê có vitamin

Bảng 3.27. Tỷ lệ đơn kê có vitamin

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số đơn khảo sát 300

2 Tổng số đơn kê có vitamin 227

3 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin 75,7

Tỷ lệ đơn kê có kê vitamin trong đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú là 75,7%,

Tỷ lệ kê đơn kê có thuốc tiêm

Trong 300 đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú khảo sát không có đơn thuốc kê thuốc tiêm vì sử dụng các loại thuốc này cần phải được theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế.

Tỷ lệ thuốc được kê có trong danh mục thuốc thiết yếu

Bảng 3.28. Tỷ lệ thuốc được kê có trong DMTTY

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số đơn khảo sát 300

2 Tổng số thuốc được kê 1.290

3 Tổng số thuốc được kê có trong DMTTY 748

4 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê có trong

DMTTY 57,9

Tỷ lệ thuốc được kê đơn có trong DMTTY đối với đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú khá thấp là 57,9%.

3.2.3.2. Trong bệnh án cho bệnh nhân điều trị nội trú

Thực hiện các quy định về chỉ định thuốc trong hồ sơ bệnh án Bảng 3.29. Tỷ lệ các chỉ tiêu về chỉ định thuốc trong HSBA

TT Chỉ tiêu Số bệnh

án

Tỷ lệ (%)

1 Ghi đầy đủ họ và tên bệnh nhân, tuổi, giới tính, địa

chỉ, trẻ em dưới 1 năm tuổi có ghi tháng tuổi 97 97,0 2 Ghi đầy đủ, rõ ràng tên thuốc, hàm lượng 99 99,0 3 Ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ,

đường dùng, thời gian dùng 100 100,0

4 Bác sĩ ra y lệnh theo đúng trình tự: đường tiêm,

uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác 95 95,0 5 Sử dụng thuốc có đánh dấu * có biên bản hội chẩn 12 100,0

6 Số lượng TGN viết bằng chữ 5 100,0

7 Số lượng THTT viết thêm số 0 phía trước nếu số

lượng thuốc chỉ có một chữ số 14 100,0

Trong 100 HSBA được khảo sát, có 5 bệnh án kê đơn thuốc gây nghiện, có 14 bệnh án kê đơn thuốc hướng tâm thần, và 12 bệnh án kê đơn thuốc có dấu * (là thuốc khi sử dụng phải có biên bản hội chẩn trừ trường hợp cấp cứu). Việc thực hiện quy chế chuyên môn chỉ định thuốc trong HSBA thực hiện khá tốt.

Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện

Số ngày nằm viện trung bình

Bảng 3.30. Số ngày nằm viện trung bình

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số HSBA khảo sát 100

2 Tổng số ngày nằm điều trị 2.198

3 Số ngày nằm viện trung bình 22

Số ngày nằm viện trung bình tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Phú Thọ năm 2012 là 22 ngày. Số ngày nằm viện trung bình tại bệnh viện là tương đối dài, điều này có thể giải thích bởi các bệnh nhân lao trong 2 tháng tấn công nằm điều trị nội trú tại bệnh viện.

Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện

Bảng 3.31. Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong DMTBV

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số chủng loại thuốc được kê trong HSBA 75 2 Tổng số chủng loại thuốc được kê trong DMTBV 75 3 Tổng số chủng loại thuốc được kê ngoài DMTBV 0

4 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong

Số thuốc trung bình cho một người bệnh một ngày

Bảng 3.32. Số thuốc trung bình cho một bệnh nhân một ngày

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số HSBA khảo sát 100

2 Tổng số ngày nằm điều trị 2.198

3 Tổng số thuốc được kê của tất cả các ngày nằm

điều trị 10.331

5 Số thuốc trung bình cho một bệnh nhân một

ngày 4,7

Số thuốc trung bình cho một bệnh nhân một ngày là 4,7 .

Số thuốc kháng sinh trung bình cho một bệnh nhân một ngày

Bảng 3.33. Số thuốc kháng sinh trung bình cho một bệnh nhân một ngày

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số HSBA khảo sát 100

2 Tổng số ngày nằm điều trị 2.198

3 Tổng số thuốc kháng sinh được kê của tất cả các

nằm ngày điều trị 4.176

4 Số thuốc kháng sinh trung bình cho một bệnh

nhân một ngày 1,9

Số kháng sinh trung bình cho một bệnh nhân một ngày là 1,9. Trong đó các bệnh nhân điều trị lao giai đoạn tấn công sử dụng 2 loại thuốc chống

lao là Steptomycin và thuốc phối hợp 3 thành phần Rifampicin + Isoniazid + Pyrazinamid. Các bệnh nhân điều trị lao giai đoạn duy trì cũng sử dụng 2 loại thuốc chống lao là Isoniazid và Ethambutol.

Số thuốc tiêm trung bình cho một bệnh nhân một ngày

Bảng 3.34. Số thuốc tiêm trung bình cho một bệnh nhân một ngày

STT Nội dung Giá trị

1 Tổng số HSBA khảo sát 100

2 Tổng số ngày nằm điều trị 2.198

3 Tổng số thuốc tiêm được kê của tất cả các ngày

nằm điều trị 2.417

4 Số thuốc tiêm trung bình cho một bệnh nhân

một ngày 1,1

Số thuốc tiêm trung bình cho một bệnh nhân một ngày là 1,1. Như vậy tại bệnh viện trung bình một ngày mỗi người bệnh đều phải sử dụng lớn hơn một loại thuốc tiêm. Điều này có thể giải thích bởi số bệnh nhân lao nằm điều trị tại bệnh viện chủ yếu là giai đoạn tấn công phải sử dụng thuốc tiêm Streptomycin. Và các bệnh nhân mắc bệnh phổi khác thường là nặng phải sử dụng kháng sinh tiêm. Ngoài ra các loại thuốc tiêm khác là thuốc cấp cứu, dịch truyền...

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện lao bệnh phổi tỉnh phú thọ năm 2012 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)