So sánh sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện xây dựng vớ

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện lao bệnh phổi tỉnh phú thọ năm 2012 (Trang 37)

mô hình bệnh tật và nhu cầu sử dụng

3.1.3.1. Sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện với mô hình bệnh tật

Bảng 3.11. Mô hình bệnh tật của BVL&BP tỉnh Phú Thọ năm 2012

STT

ICD-10 Tên bệnh Tên chương bệnh

Số lượt Tỷ lệ (%) 1 J42 Viêm phế quản mạn không xác định Bệnh hệ hô hấp 220 20,7 2 A16 Lao phổi AFB(-) Bệnh nhiễm khuẩn

và ký sinh trùng 171 16,1 3 A15 Lao phổi AFB(+) Bệnh nhiễm khuẩn

và ký sinh trùng 124 11,6 4 A18 Lao các cơ quan

khác

Bệnh nhiễm khuẩn

và ký sinh trùng 123 11,5 5 J20 Viêm phế quản cấp Bệnh hệ hô hấp 122 11,5 6 J44 Bệnh phổi tắc

nghẽn mạn tính

Bệnh hệ hô hấp

86 8,1

7 J18 Viêm phổi, không xác định vi sinh vật Bệnh hệ hô hấp 75 7,0 8 J90 Tràn dịch màng phổi Bệnh hệ hô hấp 50 4,7 9 J40 Viêm phế quản không xác định cấp hay mạn Bệnh hệ hô hấp 31 2,9

10 C34 U phế quản và phổi Bướu tân sinh 19 1,8

11 J93 Tràn khí màng phổi Bệnh hệ hô hấp 13 1,2

12 J45 Hen Bệnh hệ hô hấp 11 1,0

13 C38 U màng phổi Bướu tân sinh 9 0,8

14 J85 Áp xe phổi và trung thất

Bệnh hệ hô hấp

7 0,7

15 A17 Lao hệ thần kinh Bệnh nhiễm khuẩn

và ký sinh trùng 4 0,4

Mô hình bệnh tật tại BVL&BP tỉnh Phú Thọ chỉ tập trung vào 2 chương bệnh: chương bệnh đường hô hấp chiếm tỷ lệ 57,7%; chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 39,6%; ngoài ra chương bệnh bướu tân sinh chiếm một tỷ lệ nhỏ là 2,6%. Tỷ lệ các bệnh mắc cao nhất lần lượt là: bệnh viêm phế quản mạn không xác định 20,7%; tiếp theo là bệnh lao phổi AFB(-) tỷ lệ 16,1%; bệnh lao phổi AFB(+) tỷ lệ 11,6%; bệnh lao các cơ quan khác tỷ lệ 11,5% ; bệnh viêm phế quản cấp tỷ lệ 11,5%; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tỷ lệ 8,1%. Danh mục thuốc bệnh viện cần chú trọng đến các nhóm thuốc điều trị các bệnh này. Trên thực tế, trong danh mục thuốc mà bệnh viện xây dựng nhóm thuốc kháng sinh và nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng thuốc, tiếp theo là nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp là phù hợp với mô hình hình bệnh tật tại bệnh viện.

3.1.3.2. Sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện với nhu cầu sử dụng

Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc trong DMTBV không sử dụng

STT Nội dung Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc không sử dụng 15 17,9

2 Thuốc sử dụng 69 82,1

Tổng số 84 100,0

Có 15 hoạt chất trong DMTBV đã xây dựng không được sử dụng và chiếm tỷ lệ khá cao 17,9% tổng số thuốc. Những thuốc không được sử dụng trong DMTBV là các thuốc không có trong kết quả trúng thầu của Sở Y tế; hoặc trong cùng một nhóm tác dụng dược lý có nhiều lựa chọn, nên các thuốc đó mặc dù có trong danh mục xây dựng nhưng trên thực tế không được lựa chọn để cung ứng.

Trong danh mục thuốc đã sử dụng không có thuốc nào sử dụng ngoài danh mục thuốc mà bệnh viện xây dựng. Điều này cho thấy DMTBV đã

được xây dựng khá đầy đủ, các thuốc trong DMTBV đã đáp ứng được nhu cầu điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, tỷ lệ thuốc trong danh mục thuốc mà bệnh viện xây dựng không được sử dụng khá lớn. Bệnh viện cần xem xét để loại bỏ các thuốc này ra khỏi DMTBV.

3.2. Thực trạng hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Phú Thọ năm 2012

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện lao bệnh phổi tỉnh phú thọ năm 2012 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)