Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện lao bệnh phổi tỉnh phú thọ năm 2012 (Trang 33)

3.1.2.1. Cơ cấu danh mục hoạt chất trong danh mục thuốc bệnh viện

Cơ cấu danh mục hoạt chất theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.4. Cơ cấu danh mục hoạt chất theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm thuốc Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm

khuẩn 13 15,5

2 Thuốc tim mạch 13 15,5

3 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 8 9,5

4 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền

khác 7 8,3

5 Thuốc NSAIDS, thuốc điều trị gút và bệnh

cơ xương khớp 7 8,3

6 Khoáng chất và vitamin 5 6,0

7 Thuốc đường tiêu hoá 5 6,0

8 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các

trường hợp quá mẫn 5 6,0

9 Thuốc gây tê, mê 5 6,0

10 Hocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội

tiết 4 4,8

11 Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 3,6

12 Thuốc lợi tiểu 2 2,4

13 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 2,4

14 Thuốc tác dụng đối với máu 1 1,2

15 Thuốc chế phẩm y học cổ truyền 4 4,8

DMTBV có 84 hoạt chất, gồm cả thuốc tân dược (14 nhóm tác dụng dược lý) và thuốc chế phẩm y học cổ truyền. Nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm thuốc tim mạch có số lượng thuốc lớn nhất, cùng chiếm tỷ lệ 15,5%; đứng thứ ba là nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 9,5%.

Cơ cấu danh mục hoạt chất theo thành phần của thuốc

Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục hoạt chất theo thành phần của thuốc

STT Nội dung Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc đơn thành phần 77 91,7

2 Thuốc đa thành phần 7 8,3

Tổng 84 100,0

Bệnh viện đã chú trọng thuốc đơn thành phần, số lượng thuốc đơn thành phần trong DMTBV năm 2012 chiếm tỷ lệ 91,7%. Thuốc đa thành phần chỉ chiếm 8,3% về số lượng và thuộc các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp và nhóm thuốc khoáng chất, vitamin.

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục hoạt chất

Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục hoạt chất

STT Nội dung Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc chủ yếu 83 98,8

2 Thuốc không phải là thuốc chủ yếu 1 1,2

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMTBV đạt 98,8%. Chỉ có một thuốc không thuộc danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế , chiếm tỷ lệ 1,2%.

3.1.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện năm 2012

Trên cơ sở DMTBV đã xây dựng, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm trước; HĐT&ĐT giao cho Trưởng khoa Dược xây dựng danh mục dự trù mua thuốc, thông qua HĐT&ĐT, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và gửi cho Sở y tế để đấu thầu tập trung tại Sở y tế. Sau khi có kết quả đấu thầu, Trưởng khoa Dược được HĐT&ĐT giao nhiệm vụ xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện: tên thuốc, hàm lượng, tên biệt dược, nước sản xuất. Tuy nhiên bệnh viện chưa tiến hành xây dựng cẩm nang hướng dẫn sử dụng danh mục bệnh viện.

Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc sử dụng

Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc sử dụng

STT Nội dung Số thuốc Tỷ lệ (%)

1 Thuốc thiết yếu 53 70,1

2 Thuốc không phải là thuốc thiết yếu 22 29,9

3 Tổng 75 100,0

Thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện năm 2012 khá cao, chiếm tỷ lệ 70,1%.

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên biệt dược

Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc theo tên gốc, tên biệt dược

STT Nội dung Số thuốc Tỷ lệ (%)

1 Thuốc mang tên gốc 46 61,3

2 Thuốc mang tên biệt dược 29 38,7

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc là 61,3%, tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược là 38,7% tổng số thuốc sử dụng.

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu

Bảng 3.9. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thuốc sản xuất trong nước 47 62,6

2 Thuốc nhập khẩu 28 37,4

Tổng 75 100,0

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước là 62,6%, chiếm tỷ lệ khá cao so với thuốc nhập khẩu có tỷ lệ 37,4% tổng số thuốc sử dụng.

Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm

Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thuốc dạng uống 45 60,0

2 Thuốc dạng tiêm 27 36,0

3 Thuốc khác 3 4,0

Tổng 75 100,0

Tỷ lệ thuốc dùng theo đường uống là 60% số lượng thuốc trong danh mục thuốc sử dụng. Thuốc dạng tiêm cũng chiếm tỷ lệ lớn là 36,0%. Chỉ còn lại một phần nhỏ các thuốc dùng theo đường: thuốc dùng ngoài da, khí dung.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện lao bệnh phổi tỉnh phú thọ năm 2012 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)