.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện lao bệnh phổi tỉnh phú thọ năm 2012 (Trang 27)

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Quan sát trực tiếp

Quan sát trực tiếp hoạt động cấp phát thuốc tại khoa Dược và các khoa Lâm sàng.

* Thu thập số liệu qua tài liệu sổ sách

Tại khoa Dược, thu thập số liệu thông qua: Quyết định thành lập HĐT&ĐT.

Các biên bản họp của HĐT&ĐT năm 2012. Danh mục thuốc của bệnh viện năm 2012.

Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2012.

Quyết định phê duyệt danh mục thuốc theo kết quả đấu thầu năm 2012 của Sở Y tế.

Báo cáo sử dụng thuốc (báo cáo nhập-xuất-tồn) năm 2012. Quyết định thành lập Tổ thông tin thuốc và Tổ dược lâm sàng.

Sổ theo dõi ADR và thông tin thuốc năm 2012. Đơn thuốc ngoại trú của bệnh nhân có bảo hiểm y tế. Thu thập số liệu từ các bộ phận khác:

Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2012 lưu tại phòng Kế hoạch tổng hợp. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân năm 2012 lưu tại phòng Kế hoạch tổng hợp.

Báo cáo tổng thu-chi năm 2012 lưu tại phòng Tài chính kế toán. Các tài liệu khác liên quan đến mục tiêu của đề tài.

2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.3.1. Cỡ mẫu

Để nghiên cứu bệnh án và đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú, đề tài chọn ngẫu nhiên 100 HSBA và 300 đơn thuốc.

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu

Đơn thuốc: Đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế được lưu theo từng ngày. Lấy ngẫu nhiên mỗi ngày 2 đơn thuốc kể từ ngày đầu tiên của năm 2012 đến khi đủ 300 đơn thuốc.

Hồ sơ bệnh án: HSBA được lưu trong các cặp, mỗi cặp 10 HSBA. Lấy ngẫu nhiên mỗi cặp 2 HSBA bắt đầu từ cặp đầu tiên đến khi đủ 100 HSBA.

2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Phân tích ABC/VEN.

Sử dụng phương pháp tỷ trọng và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel for Windows.

2.5. Một số chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Đối với đơn thuốc

Số thuốc trung bình trong một đơn

Tổng số thuốc được kê

= Tổng số đơn thuốc khảo sát

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên gốc

Tổng số thuốc được kê tên gốc

= x 100 (%) Tổng số thuốc được kê

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh

Tổng số đơn kê có kháng sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= x 100 (%) Tổng số đơn thuốc khảo sát

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm

Tổng số đơn kê có thuốc tiêm

= x 100 (%) Tổng số đơn thuốc khảo sát

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin

Tổng số đơn kê có vitamin

= x 100 (%) Tổng số đơn thuốc khảo sát

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu

Tổng số thuốc được kê có trong danh mục thuốc thiết yếu

= x 100 (%) Tổng số thuốc được kê

2.5.2. Đối với bệnh án

Số ngày nằm viện trung bình

Tổng số ngày nằm điều trị

= Tổng số bệnh án khảo sát

Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện

Tổng số thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện = x 100 (%) Tổng số thuốc được kê

Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày

Tổng số thuốc được kê của tất cả các ngày nằm điều trị = Tổng số ngày nằm điều trị

Số thuốc kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày

Tổng số kháng sinh được kê của tất cả các ngày nằm điều trị = Tổng số ngày nằm điều trị

Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày

Tổng số thuốc tiêm được kê của tất cả các ngày nằm điều trị = Tổng số ngày nằm điều trị

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Phú Thọ năm 2012 Phú Thọ năm 2012

3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục bệnh viện

Hình 3.4. Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện

HĐT&ĐT đánh giá, lựa chọn xây dựng dự thảo danh mục

thuốc bệnh viện năm 2012

GĐBV ký quyết định ban hành danh mục thuốc

bệnh viện năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoa LS

- Nhu cầu thuốc năm 2012 Phòng TCKT - Kinh phí bệnh viện năm 2012 Phòng KHTH - Phác đồ điều trị - Mô hình bệnh tật 2011 - Tổng hợp kết quả kiểm tra HSBA, đơn thuốc

Phó chủ tịch HĐT&ĐT tổng hợp dự kiến danh mục thuốc

bệnh viện theo nhóm điều trị

Khoa dược - DMTBV năm 2011 - Danh mục thuốc sử dụng năm 2011 - DMTTY của Bộ Y tế - DMTCY của Bộ Y tế

Quy trình xây dựng DMTBV tại BVL&BP tỉnh Phú Thọ gồm các bước như sau:

HĐT&ĐT giao Phó chủ tịch HĐT&ĐT (Trưởng khoa Dược) tổng hợp các thông tin tại khoa Dược và do các bộ phận khác cung cấp gồm: danh mục thuốc của bệnh viện đã xây dựng năm 2011, danh mục thuốc thực tế đã sử dụng tại bệnh viện năm 2011, danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, phác đồ điều trị của bệnh viện, mô hình bệnh tật tại bệnh viện năm 2011, tổng hợp kết quả kiểm tra HSBA và đơn thuốc, nhu cầu sử dụng thuốc năm 2012 của các khoa LS, kinh phí bệnh viện năm 2012 để xây dựng dự kiến danh mục thuốc của bệnh viện năm 2012 theo nhóm điều trị.

HĐT&ĐT phân tích các thông tin thu thập được và đưa ra ý kiến thảo luận, thống nhất và chủ tịch HĐT&ĐT quyết định. Xây dựng dựng dự thảo danh mục thuốc của bệnh viện năm 2012 trình Giám đốc bệnh viện xem xét.

Giám đốc bệnh viện xem xét và ký quyết định chính thức ban hành danh mục thuốc của bệnh viện năm 2012.

Bệnh viện đã thiết lập quy trình xây dựng DMTBV với các bước tương đối rõ ràng. HĐT&ĐT đóng vai trò chính trong việc xây dựng DMTBV. Ngoài ra có sự đóng góp của các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ các khoa, phòng có liên quan. Giám đốc bệnh viện là người có thẩm quyền phê duyệt DMTBV.

3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện

3.1.2.1. Cơ cấu danh mục hoạt chất trong danh mục thuốc bệnh viện

Cơ cấu danh mục hoạt chất theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.4. Cơ cấu danh mục hoạt chất theo nhóm tác dụng dược lý

STT Nhóm thuốc Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm

khuẩn 13 15,5

2 Thuốc tim mạch 13 15,5

3 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 8 9,5

4 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền

khác 7 8,3

5 Thuốc NSAIDS, thuốc điều trị gút và bệnh

cơ xương khớp 7 8,3

6 Khoáng chất và vitamin 5 6,0

7 Thuốc đường tiêu hoá 5 6,0

8 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các

trường hợp quá mẫn 5 6,0

9 Thuốc gây tê, mê 5 6,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Hocmon và thuốc tác động vào hệ thống nội

tiết 4 4,8

11 Thuốc chống rối loạn tâm thần 3 3,6

12 Thuốc lợi tiểu 2 2,4

13 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 2,4

14 Thuốc tác dụng đối với máu 1 1,2

15 Thuốc chế phẩm y học cổ truyền 4 4,8

DMTBV có 84 hoạt chất, gồm cả thuốc tân dược (14 nhóm tác dụng dược lý) và thuốc chế phẩm y học cổ truyền. Nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và nhóm thuốc tim mạch có số lượng thuốc lớn nhất, cùng chiếm tỷ lệ 15,5%; đứng thứ ba là nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 9,5%.

Cơ cấu danh mục hoạt chất theo thành phần của thuốc

Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục hoạt chất theo thành phần của thuốc

STT Nội dung Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc đơn thành phần 77 91,7

2 Thuốc đa thành phần 7 8,3

Tổng 84 100,0

Bệnh viện đã chú trọng thuốc đơn thành phần, số lượng thuốc đơn thành phần trong DMTBV năm 2012 chiếm tỷ lệ 91,7%. Thuốc đa thành phần chỉ chiếm 8,3% về số lượng và thuộc các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp và nhóm thuốc khoáng chất, vitamin.

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục hoạt chất

Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục hoạt chất

STT Nội dung Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc chủ yếu 83 98,8

2 Thuốc không phải là thuốc chủ yếu 1 1,2

Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMTBV đạt 98,8%. Chỉ có một thuốc không thuộc danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế , chiếm tỷ lệ 1,2%.

3.1.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện năm 2012

Trên cơ sở DMTBV đã xây dựng, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm trước; HĐT&ĐT giao cho Trưởng khoa Dược xây dựng danh mục dự trù mua thuốc, thông qua HĐT&ĐT, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và gửi cho Sở y tế để đấu thầu tập trung tại Sở y tế. Sau khi có kết quả đấu thầu, Trưởng khoa Dược được HĐT&ĐT giao nhiệm vụ xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện: tên thuốc, hàm lượng, tên biệt dược, nước sản xuất. Tuy nhiên bệnh viện chưa tiến hành xây dựng cẩm nang hướng dẫn sử dụng danh mục bệnh viện.

Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc sử dụng

Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc sử dụng

STT Nội dung Số thuốc Tỷ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Thuốc thiết yếu 53 70,1

2 Thuốc không phải là thuốc thiết yếu 22 29,9

3 Tổng 75 100,0

Thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện năm 2012 khá cao, chiếm tỷ lệ 70,1%.

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên biệt dược

Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc theo tên gốc, tên biệt dược

STT Nội dung Số thuốc Tỷ lệ (%)

1 Thuốc mang tên gốc 46 61,3

2 Thuốc mang tên biệt dược 29 38,7

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc là 61,3%, tỷ lệ thuốc mang tên biệt dược là 38,7% tổng số thuốc sử dụng.

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu

Bảng 3.9. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thuốc sản xuất trong nước 47 62,6

2 Thuốc nhập khẩu 28 37,4

Tổng 75 100,0

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước là 62,6%, chiếm tỷ lệ khá cao so với thuốc nhập khẩu có tỷ lệ 37,4% tổng số thuốc sử dụng.

Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm

Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thuốc dạng uống 45 60,0

2 Thuốc dạng tiêm 27 36,0

3 Thuốc khác 3 4,0

Tổng 75 100,0

Tỷ lệ thuốc dùng theo đường uống là 60% số lượng thuốc trong danh mục thuốc sử dụng. Thuốc dạng tiêm cũng chiếm tỷ lệ lớn là 36,0%. Chỉ còn lại một phần nhỏ các thuốc dùng theo đường: thuốc dùng ngoài da, khí dung.

3.1.3. So sánh sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện xây dựng với mô hình bệnh tật và nhu cầu sử dụng mô hình bệnh tật và nhu cầu sử dụng

3.1.3.1. Sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện với mô hình bệnh tật

Bảng 3.11. Mô hình bệnh tật của BVL&BP tỉnh Phú Thọ năm 2012

STT

ICD-10 Tên bệnh Tên chương bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượt Tỷ lệ (%) 1 J42 Viêm phế quản mạn không xác định Bệnh hệ hô hấp 220 20,7 2 A16 Lao phổi AFB(-) Bệnh nhiễm khuẩn

và ký sinh trùng 171 16,1 3 A15 Lao phổi AFB(+) Bệnh nhiễm khuẩn

và ký sinh trùng 124 11,6 4 A18 Lao các cơ quan

khác

Bệnh nhiễm khuẩn

và ký sinh trùng 123 11,5 5 J20 Viêm phế quản cấp Bệnh hệ hô hấp 122 11,5 6 J44 Bệnh phổi tắc

nghẽn mạn tính

Bệnh hệ hô hấp

86 8,1

7 J18 Viêm phổi, không xác định vi sinh vật Bệnh hệ hô hấp 75 7,0 8 J90 Tràn dịch màng phổi Bệnh hệ hô hấp 50 4,7 9 J40 Viêm phế quản không xác định cấp hay mạn Bệnh hệ hô hấp 31 2,9

10 C34 U phế quản và phổi Bướu tân sinh 19 1,8

11 J93 Tràn khí màng phổi Bệnh hệ hô hấp 13 1,2

12 J45 Hen Bệnh hệ hô hấp 11 1,0

13 C38 U màng phổi Bướu tân sinh 9 0,8

14 J85 Áp xe phổi và trung thất

Bệnh hệ hô hấp

7 0,7

15 A17 Lao hệ thần kinh Bệnh nhiễm khuẩn

và ký sinh trùng 4 0,4

Mô hình bệnh tật tại BVL&BP tỉnh Phú Thọ chỉ tập trung vào 2 chương bệnh: chương bệnh đường hô hấp chiếm tỷ lệ 57,7%; chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 39,6%; ngoài ra chương bệnh bướu tân sinh chiếm một tỷ lệ nhỏ là 2,6%. Tỷ lệ các bệnh mắc cao nhất lần lượt là: bệnh viêm phế quản mạn không xác định 20,7%; tiếp theo là bệnh lao phổi AFB(-) tỷ lệ 16,1%; bệnh lao phổi AFB(+) tỷ lệ 11,6%; bệnh lao các cơ quan khác tỷ lệ 11,5% ; bệnh viêm phế quản cấp tỷ lệ 11,5%; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tỷ lệ 8,1%. Danh mục thuốc bệnh viện cần chú trọng đến các nhóm thuốc điều trị các bệnh này. Trên thực tế, trong danh mục thuốc mà bệnh viện xây dựng nhóm thuốc kháng sinh và nhóm thuốc tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng thuốc, tiếp theo là nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp là phù hợp với mô hình hình bệnh tật tại bệnh viện.

3.1.3.2. Sự phù hợp của danh mục thuốc bệnh viện với nhu cầu sử dụng

Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc trong DMTBV không sử dụng

STT Nội dung Số hoạt

chất

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc không sử dụng 15 17,9

2 Thuốc sử dụng 69 82,1

Tổng số 84 100,0

Có 15 hoạt chất trong DMTBV đã xây dựng không được sử dụng và chiếm tỷ lệ khá cao 17,9% tổng số thuốc. Những thuốc không được sử dụng trong DMTBV là các thuốc không có trong kết quả trúng thầu của Sở Y tế; hoặc trong cùng một nhóm tác dụng dược lý có nhiều lựa chọn, nên các thuốc đó mặc dù có trong danh mục xây dựng nhưng trên thực tế không được lựa chọn để cung ứng.

Trong danh mục thuốc đã sử dụng không có thuốc nào sử dụng ngoài danh mục thuốc mà bệnh viện xây dựng. Điều này cho thấy DMTBV đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được xây dựng khá đầy đủ, các thuốc trong DMTBV đã đáp ứng được nhu cầu điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, tỷ lệ thuốc trong danh mục thuốc mà bệnh viện xây dựng không được sử dụng khá lớn. Bệnh viện cần xem xét để loại bỏ các thuốc này ra khỏi DMTBV.

3.2. Thực trạng hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Phú Thọ năm 2012

3.2.1. Tình hình tiêu thụ thuốc năm 2012

3.2.1.1. Tỷ lệ tiền thuốc sử dụng trên tổng thu viện phí

Bảng 3.13. Tỷ lệ tiền thuốc sử dụng trên tổng thu viện phí

Nội dung Giá trị tiền

(đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2012 1.590.215.371 41,2

Tổng thu viện phí năm 2012 3.861.244.810 100,0

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2012 chiếm tỷ lệ 41,2% tổng thu viện phí của bệnh viện.

3.2.1.2. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC

Bảng 3.14. Cơ cấu ABC của thuốc tiêu thụ năm 2012

STT Nhóm Số thuốc Tỷ lệ (%) Giá trị tiêu thụ (đồng) Tỷ lệ (%) 1 A 8 10,7 1.222.447.075 76,9 2 B 11 14,7 271.758.022 17,1 3 C 56 74,6 96.010.274 6,0 Tổng 75 100,0 1.590.215.371 100,0

Thuốc nhóm A chiếm 76,9% giá trị tiền tương ứng với số khoản mục chiếm 10,7%; thuốc nhóm B chiếm 17,1% giá trị tiền tương ứng với số

khoản mục chiếm 14,7% và thuốc nhóm C chiếm 6,0% giá trị tiền tương ứng với số khoản mục chiếm 74,6%.

Cơ cấu nhóm thuốc VE/N trong nhóm A

Bảng 3.15. Cơ cấu VE/N trong nhóm A

STT Nhóm Số thuốc Tỷ lệ (%) Giá trị tiêu thụ (đồng) Tỷ lệ (%) 1 VE 7 87,5 942.769.425 77,1 2 N 1 12,5 279.677.650 22,9 Tổng 8 100,0 1.222.447.075 100,0

Thuốc V và E trong nhóm A chiếm tỷ lệ 87,5% số khoản mục và 77,1% giá trị tiền thuốc tiêu thụ. Thuốc N trong nhóm A có một thuốc chiếm tỷ lệ 12,5% số khoản mục và 22,9% giá trị tiền thuốc tiêu thụ. Thuốc N trong nhóm A là thuốc L-Ornithin-L-Aspartat 500mg, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, sử dụng với mục đích bảo vệ tế bào gan cho bệnh nhân điều trị thuốc chống lao dài ngày, bệnh viện cần lựa chọn thuốc khác để

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động lựa chọn và sử dụng thuốc tại bệnh viện lao bệnh phổi tỉnh phú thọ năm 2012 (Trang 27)