Đa dạng hóa các nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 63)

b. Nguồn kinh phí ngoài Ngân sách

3.2.2.3.Đa dạng hóa các nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên

triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất là trường đại học chuyên ngành lớn và duy nhất của cả nước đào tạo cán bộ chuyên ngành Mỏ, Địa chất, Dầu khí. Đây là điều kiện thuận lợi để Nhà trường mở rộng hoạt động đào tạo bằng việc ký kết hợp đồng đào tạo với bên ngoài để tăng thêm nguồn thu cho nhà trường đồng thời tăng thêm thu nhập cho giáo viên. Hiện nay, ngành công nghiệp về lĩnh vực mỏ, địa chất, dầu khí của đất nước đang phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn thu hút nhiều lao động với thu nhập hấp dẫn. Do nhu cầu về đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các ngành này gia tăng, nhà trường có thể mở thêm các chuyên ngành đào tạo mới để tăng quy mô đào tạo, tăng thêm nguồn thu

và đáp ứng kịp thời về đào tạo lao động kỹ thuật cho ngành công nghiệp và khai khoáng của đất nước.

Nhà trường hiện có quan hệ hợp tác trong nước với nhiều tập đoàn khai thác hàng đầu của đất nước như tập đoàn dầu khí, tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam, tổng công ty Sông Đà…Đây là những tập đoàn có tiềm lực kinh tế mạnh và cũng là những đơn vị sử dụng phần lớn sinh viên của trường, do vậy nhà trường hoàn toàn có thể kêu gọi sự hợp tác và đóng góp của những tập đoàn này với tư cách là người sử dụng lao động. Những đóng góp của các tổ chức này hiện nay mới chỉ là tự nguyện trên cơ sở quan hệ nhà tài trợ, vì vậy, để những đóng góp của các tổ chức đó đối với nhà trường thực sự trở thành nguồn tài chính ổn định và đáng kể hàng năm thì Nhà nước phải ban hành chính sách huy động sự đóng góp của những đơn vị này để có thêm nguồn tài chính cho đào tạo. Cụ thể phải sớm ban hành quy định đóng góp của doanh nghiệp sử dụng lao động theo hình thức bắt buộc. Nhà nước cũng ban hành quy chế cho phép các đơn vị này trở thành những nhà đầu tư cho các trường, phù hợp với chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động đào tạo, từng bước giảm dần bao cấp Ngân sách nhà nước.

Hiện nay nhà trường có các trung tâm đang hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ và sản xuất hạch toán độc lập nhưng số đóng góp của các trung tâm này vào nguồn thu sự nghiệp của trường còn khiêm tốn (những năm qua số đóng góp của các trung tâm này chỉ khoảng trên 1 tỷ đồng) chưa tương xứng với khả năng hoạt động và tiềm lực của đội ngũ cán bộ khoa học và giảng dạy có trình độ cao trong lĩnh vực đào tạo rất riêng của nhà trường. Vì vậy, trong thời gian tới nhà trường cần tích cực tham gia đấu thầu các dự án nghiên cứu triển khai, tư vấn thiết kế thăm dò khai thác, dịch vụ khoa học công nghệ…để phát huy tiềm lực của đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ giảng dạy của trường vừa tăng thêm thu nhập cho đơn vị cũng như đóng góp vào nguồn thu chung của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 63)