Nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 27)

Trường Đại học Mỏ - Địa chất theo phân loại của Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, do đó hàng năm trường được Ngân sách nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Đây là nguồn kinh phí khá ổn định, không biến động lớn như các nguồn kinh phí khác và thông qua dự toán của đơn vị có thể biết trước được tình hình cấp phát của nguồn kinh phí này.

Kinh phí Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên của trường Đại học Mỏ - Địa chất do Bộ giáo dục và đào tạo cấp cùng với kinh phí hoạt động không thường xuyên và kinh phí chương trình mục tiêu.

Quy trình cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện như sau:

• Trường Đại học Mỏ - Điạ chất lập dự toán chi thường xuyên năm kế hoạch dựa trên nhiệm vụ về đào tạo của trường, các nguồn kinh phí được sử dụng trong thời kỳ ổn định, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và theo đúng mục lục ngân sách nhà nước gửi Bộ giáo dục và đào tạo thẩm tra.

• Bộ giáo dục và đào tạo thẩm tra và tổng hợp dự toán chi trong đó có dự toán về chi thường xuyên của các đơn vị trực thuộc gửi Bộ tài chính.

• Bộ tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp dự toán Ngân sách nhà nước trình Chính phủ. Sau khi được thông qua dự toán ngân sách nhà nước do các bộ, ngành, Bộ Tài chính phân bổ ngân sách cho Bộ giáo dục và đào tạo.

• Bộ giáo dục và đào tạo phân bổ Ngân sách cho các trường trực thuộc và các địa phương, trong đó có trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Cơ cấu nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp cho trường Đại học Đại học Mỏ - Địa chất được thể hiện ở bảng 2.2:

Qua số liệu ở bảng 2.2 ta thấy, số kinh phí Ngân sách nhà nước cấp cho trường Đại học Mỏ - Địa chất qua các năm về cơ bản là tăng lên về số tuyệt đối. Điều này có thể lý giải là do nhu cầu về mở rộng quy mô đào tạo của trường và tăng quỹ tiền lương cơ bản.

Cụ thể năm 2005 là 25.906.915.050 đồng, năm 2006 là: 28.265.619.525 đồng, năm 2007 là: 30.178.690.141 đồng. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp so với tổng số chi thường xuyên lại có xu hướng giảm. Cụ thể đã giảm từ 42,7% vào năm 2005 xuống còn 40,2% năm 2006 và chỉ còn 39,2% vào năm 2007. Điều này là do số thu từ phí, lệ phí của trường trong thời gian qua đã tăng lên, nhà trường đã giảm dần bao cấp từ phía Nhà nước.

Có được các con số và tỷ lệ thay đổi như trên là do khi được giao thực hiện tự chủ, trường đã có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng kinh

phí. Hiện nay, việc cấp phát nguồn kinh phí từ Ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp, mức tăng của Ngân sách cấp hàng năm không phù hợp với mức tăng của các nhu cầu chi của Nhà trường và không phù hợp với mức tăng của các chế độ chi do chính Nhà nước quy định. Đặc biệt trong những năm gần đây, Nhà nước liên tục tăng mức lương tối thiểu cho người lao động trong khi nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị lại tăng lên không đáng kể. Điều này cho thấy để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp thì Nhà nước cần giảm dần sự trợ giúp kinh tế, từng bước đưa các đơn vị sự nghiệp tự chủ, giảm dần gánh nặng cho Nhà nước.

Cũng nhờ thực hiện tự chủ mà đơn vị có ý thức hơn trong việc sử dụng kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp, sử dụng nguồn kinh phí đó một cách tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời khai thác, huy động tối đa các nguồn thu khác vào việc góp phần duy trì và phát triển hoạt động bình thường của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 27)