b. Nguồn kinh phí ngoài Ngân sách
2.2.2.2. Tự chủ trong quản lý sử dụng kinh phí
Theo quy định hiện hành, các đơn vị sự nghiệp được sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp để chi cho các hoạt động sự nghiệp sau:
• Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đối với công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Mức đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của người lao động trong trường thực hiện theo quy định hiện hành.Thanh toán các khoản chi phí nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn, các khoản chi phục vụ sự nghiệp khoa học.
• Chi dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thanh toán tiền tàu xe, đi nghỉ phép hàng năm, chi hội nghị, công tác phí, thông tin tuyên truyền.
• Mua sắm vật tư hàng hóa, sửa chữa thường xuyên , sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị.
• Các khoản chi thường xuyên liên quan đến công tác thu phí và lệ phí theo quy định hiện hành.
• Chi đoàn ra, đoàn vào.
• Chi thi đua khen thưởng, chi phúc lợi tập thể, chi công tác đào tạo và các khoản chi khác.
Khi được giao tự chủ, việc huy động ngày càng nhiều các nguồn thu đã khó, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thu đã huy động được đó lại càng khó hơn. Khi thực hiện các khoản chi cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Thực hiện và quyết toán các khoản chi theo Mục lục Ngân sách nhà nước. - Thực hiện đúng nguyên tắc và tuân theo các quy định của Nhà nước. - Thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng trong đơn vị. Trong tổng số chi tại trưòng Đại học Mỏ - Địa chất thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 80% tổng chi). Do đó đảm bảo cơ cấu chi thường xuyên là điều rất quan trọng trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của trường.
Cơ cấu chi được thể hiện ở bảng 2.4:
Nhìn chung mức chi cho sự nghiệp đào tạo ở trường Đại học Mỏ - Địa chất có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể: năm 2005 là 50.580.996.138 đồng, năm 2006 là 59.081.496.411 đồng, năm 2007 là 64.494.853 đồng. Mức chi thực tế ở các nhóm mục chi đều dựa trên cơ sở dự toán, trong đó nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đi sâu phân tích từng nhóm mục chi cụ thể ta thấy:
Đối với nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân: năm sau tăng hơn so với năm trước cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cụ thể: năm 2005 là 22.205.509 đồng (chiếm 43,9%), năm 2006 là 27.712.427.279 đồng (chiếm 46,9%), năm 2007 là 28.657.243.269 đồng (chiếm 44,2%). Có thực trạng này là do trong những năm gần đây số cán bộ, giáo viên của trường có sự tăng lên để đáp ứng yêu cầu đào tạo của trường nên số chi cho con người cũng phải tăng lên. Nhóm chi này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay.
Đối với nhóm mục chi cho nghiệp vụ chuyên môn: Số chi cho nghiệp vụ chuyên môn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi và liên tục tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cụ thể: năm 2005 là 17.767.052.909 đồng (chiếm 35,1%), năm 2006 là 21.257.032.433 đồng (chiếm 36,0%), năm 2007 là 24.155.386.956 đồng (chiếm 37,2%). Điều này chứng tỏ trong những năm qua trường ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng đào tạo nên đã đầu tư nhiều kinh phí để chi cho nhóm mục chi này như: chi đổi mới trang thiết bị, phương tiện giảng dạy… Trong những năm tới nhà trường nên tiếp tục đầu tư cho nhóm mục chi này nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.
Đối với nhóm mục chi mua sắm sửa chữa: Nhóm chi này vẫn còn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu chi. Cụ thể: năm 2005 là 2.744.894.440 đồng (chiếm 5,4%), năm 2006 là 3.329.609.581 đồng (chiếm 5,6%),năm 2007 là 3.546.810.456 đồng (chiếm 5,5%). Vì vậy trong những năm tiếp theo cần đầu tư thêm cho nhóm mục chi này để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Ngoài ra các khoản chi khác cũng chiếm một tỷ trọng không tương đối trong tổng chi trong những năm qua. Cụ thể: năm 2005 là 7.863.539.540 đồng (chiếm 15,5%), năm 2006 là 6.782.427.118 đồng (chiếm 11,5%), năm 2007 là 8.535.412.841 đồng (chiếm 13,2%). Đây là khoản chi cần phải tiết kiệm hơn nữa để có thêm nguồn tài chính để đầu tư cho sự nghiệp đào tạo của trường.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng kinh phí tại trường Đại học Mỏ - Địa chất thời gian qua ta đi tìm hiểu từng nhóm mục chi cụ thể:
Nhóm chi thanh toán cho cá nhân:
Đây là các khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của cả một hệ thống đào tạo mà trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ giáo viên. Trong cơ cấu chi ta thấy đây là nhóm chi quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó có tính chất quyết định vì nó là nguồn động viên để cho giáo viên yên tâm công tác. Thực trạng chi của nhóm này được thể hiện ở bảng 2.5:
Trong tổng số các khoản chi thanh toán cho con người thì chi lương và phụ cấp lương là hai khoản chi chủ yếu. Những năm qua nhà trường luôn cố gắng đảm bảo đùng 100% dự toán về các khoản chi cho con người.
Mục chi tiền lương:
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nhóm mục chi thanh toán cho cá nhân. Thực tế những năm qua, khoản chi này đã tăng lên nhanh chóng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cụ thể: năm 2005 là 9.572.729.848 đồng (chiếm 43,1%), năm 2006 là 13.418.622.010 đồng (chiếm 48,4%), năm 2007 là 15.056.612.372 đồng (chiếm 52,5%). Có thực tế này là do trong những năm qua quy mô đào tạo của trường được mở rộng, số cán bộ giáo viên trong trường tăng lên. Cùng với đó là chính sách tăng lương của Nhà nước nên tổng tiền lương của trường tăng lên đáng kể.
Mục chi phụ cấp lương:
Đây là khoản chi giữ vị trí quan trọng đối với cán bộ giáo viên, hỗ trợ thêm cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của họ. Khoản chi này bao gồm: chi phụ cấp chức vụ; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm đêm, thêm giờ… Trong những năm qua, khoản chi này có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Cụ thể: năm 2005 là 8.497.913.054 đồng (chiếm 38,3%), năm 2006 là 8.964.289.828 đồng (chiếm 32,3%), năm 2007 là 7.701.004.730 đồng (chiếm 26,9%). Thực trạng này là do trong những năm gần đây, mức lương chính từ Ngân sách nhà nước cấp cho cán bộ giáo viên được tăng lên, đời sống của họ dần được đảm bảo và cải thiện.
Đây là khoản chi thưởng cho cán bộ, giáo viên có thành tích trong giảng dạy, những sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ, khuyến khích cán bộ giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, khuyến khích sinh viên cố gắng trong học tập và nghiên cứu khoa học. Thực tế những năm qua khoản chi này có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối: năm 2005 là 285.690.000 đồng, năm 2006 là 302.900.000 đồng, năm 2007 là 383.240.000 đồng. Tuy nhiên mức tăng lên của tiền thưởng vẫn chưa tương xứng với điều kiện thực tế nhất là khi quy mô của trường ngày càng được mở rộng. Vì vậy trong những năm tới trường cần đầu tư thêm cho khoản chi này nhằm khuyến khích tinh thần giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên trong trường và thực hiện mục tiêu chung đó là nâng cao chất lượng đào tạo.
Phúc lợi tập thể:
Thuộc mục chi này bao gồm: chi ăn trưa cho cán bộ giáo viên toàn trường; chi các dịp lễ tết; trợ cấp khó khăn cho cán bộ giáo viên…Những năm qua khoản chi này có xu hướng tăng: năm 2005 là 896.020.000 đồng, năm 2006 là 1.191.293.712 đồng (chiếm 4,3%). Điều này chưa được hợp lý vì trong điều kiện nhà trường thực hiện tự chủ, khoản chi này cần phải được tiết kiệm để phục vụ tăng chi cho những khoản khác.
Các khoản đóng góp:
Đây là khoản chi theo chế độ quy định của Nhà nước bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn...Trong những năm qua khoản chi này có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng: năm 2005 là 1.744.082.409 đồng (chiếm 7,9%), năm 2006 là 2.351.578.956 đồng (chiếm 8,5%), năm 2007 là 2.734.541.768 đồng (chiếm 9,5%). Điều này là hợp lý, vì khi nhà trường đầu tư cho khoản chi này sẽ ổn định tư tưởng cho giáo viên ngay cả khi đang công tác cũng như khi nghỉ hưu.
Thuộc mục chi này như chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương. Đây là khoản chi cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi thanh toán cho cá nhân, và trong những năm qua khoản chi này đã có xu hướng tăng: năm 2005 là 1.209.073.938 đồng (chiếm 5,4%), năm 2006 là 1.483.742.773 đồng (chiếm 5,4%), năm 2007 là 1.840.058.050 đồng (chiếm 6,4%)
Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn:
Đây là nhóm chi quyết định trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập, bao gồm: chi mua sắm thiết bị chuyên dùng (không phải là TSCĐ), tài liệu, sách giáo khoa, giáo trình…Nhóm chi này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và quy mô của trường. Thực trạng chi cho nhóm mục này được thể hiện ở bảng 2.6:
Qua bảng 2.6 ta thấy số chi cho nghiệp vụ chuyên môn của trường Đại học Mỏ - Địa chất trong những năm qua liên tục tăng lên và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi. Cụ thể: năm 2005 là 17.767.909 đồng, năm 2006 là 21.257.032.433 đồng, năm 2007 là 24.155.386.956 đồng. Trong nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn thì chi cho thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải TSCĐ) chiếm tỷ trọng lớn nhất và không ngừng tăng lên về số tuyệt đối: năm 20052 là 6.951.297.241 (chiếm 39,1%), năm 2006 là 7.986.500.680 đồng (chiếm 37,6%), năm 2007 là 9.263.456.870 đồng (chiếm 38,3%). Điều này cho thấy những năm qua nhà trường đã có sự quan tâm hơn trong việc trang bị những kỹ thuật chuyên dụng để phục vụ công tác giảng dạy. Trong những năm tới cũng cần đầu tư thêm cho khoản chi này để có thể đảm bảo được chất lượng đào tạo.
Khoản chi mua sắm hàng hóa vật tư dùng cho chuyên môn cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi cho chuyên môn và không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng: năm 2005 là 3.812.198.265 đồng (chiếm 21,5%), năm 2006 là 5.126.485.217 đồng (chiếm 24,1%), năm 2007 là 6.532.914.782 đồng (chiếm 27,0%). Đây cũng là điều hợp lý vì trong những năm qua quy mô đào tạo của trường không ngừng tăng lên, nhà trường cần
đầu tư thêm ngày càng nhiều vật tư hàng hóa để phục vụ cho công tác giảng dạy nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra các khoản chi phí khác cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Tuy nhiên khoản chi này cũng đang có xu hướng giảm: năm 2006 là 4.356.105.133 đồng (chiếm 20,5%), năm 2007 là 3.228.316.172 đồng (chiếm 13,4%). Trong những năm tới nhà trường cần tiết kiệm hơn nữa khoản chi này để đầu từ thêm cho những khoản chi khác.
Khoản chi thanh toán hợp đồng với bên ngoài của trường trong những năm qua cũng tăng lên về số tuyệt đối: năm 2005 là 1.561.782.148 đồng, năm 2006 là 1.721.835.230 đồng, năm 2007 là 2.202.184.185 đồng. Điều này cũng là hợp lý vì trong những năm qua, nhà trường ngày càng có nhiều những hợp đồng ký kết với các đơn vị khác, đặc biệt là với các trung tâm và công ty bên ngoài.
Khoản chi cho mua sách, tài liệu dùng cho công tác chuyên môn ngành cũng ngày một tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng: năm 2005 là 1.456.925.550 đồng (chiếm 8,2%), năm 2006 là 1.822.459.656 đồng (chiếm 8,6%), năm 2007 là 2.666.251.332 đồng (chiếm 11,0%). Điều này thể hiện nhà trường ngày càng quan tâm hơn đến việc học tập và giảng dạy. Việc đầu tư của nhà trường cho sách và tài liệu tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên trong trường có thêm tài liệu trong học tập và giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
Các khoản chi mua, in ấn chỉ dùng cho chuyên môn; chi cho trang phục, đồng phục chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm dần. Việc tiết kiệm được các khoản chi này sẽ có thêm kinh phí để đầu tư cho các khoản chi khác.
Nhóm chi mua sắm, sửa chữa:
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị nên chúng có vai trò khá quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo của trường. Mức độ của các khoản chi này phụ thuộc vào trang thiết bị, nhà cửa, trường lớp của học viện. Thực trạng của các khoản chi này thể hiện ở bảng 2.7:
Nhóm mục chi này trong những năm qua có xu hướng giảm đi rất nhanh. Chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản ở trường Đại học Mỏ - Địa chất bao gồm: Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, sửa chữa lớn tài sản và mua sắm tài sản dùng cho chuyên môn.
Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm chi mua sắm, sửa chữa và đang có xu hướng ngày một tăng lên về cả số tuyệt đối và tỷ trọng. Cụ thể: năm 2005 là 1.106.993.461 đồng (chiếm 40,3%), năm 2006 là 1.724.908.185 đồng (chiếm 51,8%), năm 2007 là 2.077.749.256 đồng (chiếm 58,6%). Trong thời gian tới nhà trường cần tiết kiệm hơn khoản chi này để tạo nguồn kinh phí đầu tư cho các khoản chi khác.
Chi sửa chữa lớn tài sản:
Trong những năm qua khoản chi này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản và có xu hướng giảm đi về số tuyệt đối và cả về tỷ trọng: năm 2005 là 687.137.098 đồng (chiếm 25%), năm 2006 là 354.241.665 đồng (chiếm 10,6%), năm 2007 là 325.349.671 đồng (chiếm 9,2%). Trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính thì đây là một thuận lợi đối với nhà trường vì khi đó cán bộ giáo viên và sinh viên đã có ý thức trong việc sử dụng tài sản, khi đó sẽ tiết kiệm được khoản chi này để đầu tư cho các khoản chi khác.
Chi mua sắm TSCĐ dùng cho chuyên môn:
Khoản chi này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi cho mua sắm sửa chữa tài sản của trường, và có xu hướng giảm đi: năm 2006 là 1.250.459.731 đồng (chiếm 37,6%), năm 2007 là 1.143.711.529 đồng (chiếm 32,2%).
Nhìn chung, số chi cho nhóm mục mua sắm sửa chữa tài sản ở trường Đại học Mỏ - Địa chất vẫn còn thấp. Vì vây, trong những năm tới nhà trường cần đầu tư thêm cho nhóm mục chi này để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trường, phục vụ tốt cho công tác đào tạo.
Nhóm mục chi khác:
Thuộc nhóm mục chi này bao gồm các khoản chi như: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, chi hội nghị, chi phí thuê mướn,...Thực tế những năm qua nhóm mục chi này đã có xu hướng tăng: năm 2006 là 6.782.427.118 đồng, năm 2005 là 8.535.412.841 đồng. Trong những năm tới nhà trường cần thực hiện chi tiết kiệm nhóm mục chi này nhằm tăng cường nguồn tài chính cho các nhóm mục chi khác liên quan nhiều đến sự nghiệp đào tạo của trường, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài chính tại trường.
Các mục chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc:
Đây là các khoản chi để thanh toán các dịch vụ sử dụng trong trương như thanh toán tiền điện nước, thanh toán cước phí điện thoại, chi mua vật tư văn phòng phẩm…Nhìn chung các khoản chi này trong những năm qua đang có xu hướng giảm. Đây là thuận lợi đối với nhà trường trong điều kiện thực hiện tự chủ, vì như vậy sẽ tạo nguồn thu để đầu tư cho những nhu cầu chi khác.
Mục chi hội nghị:
Đây là khoản chi phục vụ việc tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo của trường như tiền thuê hội trường, tiền in ấn photo tài liệu phục vụ hội nghị, chi bù tiền ăn, tiền nghỉ… Trong những năm qua các khoản chi này có xu hướng