Đẩy mạnh sự đóng góp của người học thông qua hình thức thu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 61)

b. Nguồn kinh phí ngoài Ngân sách

3.2.2.2.Đẩy mạnh sự đóng góp của người học thông qua hình thức thu

phí, lệ phí theo xu hướng tăng lên hợp lý.

Học phí là khoản đóng góp một phần của cha mẹ sinh viên đối với sự nghiệp đào tạo của các trường đại học. Lệ phí là những khoản thu đối với các dịch vụ đặc biệt như tuyển sinh, thi cử, tốt nghiệp. Thực hiện chế độ thu học phí ở các trường đại học công lập nói chung đã dần xóa bỏ tâm lý ỷ lại vào Nhà nước của cha mẹ sinh viên do trước đây Nhà nước chủ trương “đào tạo không mất tiền”, từ đó tạo điều kiện cho cha mẹ sinh viên thực hiện trách nhiệm đối với việc học tập của con em mình. Thu học phí là khoản tiền bù đắp thiếu hụt mà Ngân sách nhà nước không đủ trang trải cho các trường đại học. Mặt khác, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân, xã hội và gia đình cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Thu học phí không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, hỗ trợ cho nguồn Ngân sách nhà nước mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội, tạo nên sự hiểu biết và tự giác của người học thông qua việc đóng góp một phần kinh phí cho nhà trường. Nhưng chế độ học phí của trường thế nào, dựa vào những căn cứ nào cho xác đáng, cho phù hợp, vừa tránh được tình trạng sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí vừa phải đảm bảo hỗ trợ cho trường là điều cân nhắc. Thu học phí phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý nhằm huy động có hiệu quả sự đóng góp của người học. Vì vậy, quy định mức học phí phải nghiên cứu đầy đủ mức thu nhập của người dân, phải đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, đồng thời phải quan tâm đến

chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với những người thuộc diện chính sách. Đối với trường đại học Mỏ - Địa chất, việc thu học phí sẽ tạo được nguồn thu, trường sẽ chủ động trong việc định hướng mở rộng hoặc thu hẹp các chương trình đào tạo, có quyền tự quyết định lớn hơn trong việc định ra chương trình riêng của mình, cho phép có thể giữ một phần nguồn thu để sử dụng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đảm bảo đầu ra của trường đúng hướng hơn. Tuy nhiên trường cần phải chú ý xem xét các biện pháp hỗ trợ cần thiết để khuyến khích các sinh viên con em các gia đình nghèo khó nhưng lại có đủ điều kiện về học lực theo học và phải đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ mà Nhà nước giao.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng ta thấy hiện nay chế độ thu học phí ở trường Đại học Mỏ - Địa chất không còn phù hợp nữa, cần phải được bổ sung, sửa đổi để đưa ra một chế độ thu học phí mới. Quả thật, từ trước đến nay nguồn thu được từ học phí là chưa lớn, mặt khác từ phía sinh viên và gia đình, học phí chỉ chiếm một phần cho học hành ở trường đại học, và nếu xét vấn đề công bằng thì ta thấy có rất nhiều bất cập. Chính vì thế để khắc phục những yếu điểm này thì đồng thời để tăng nguồn thu cho trường, cần phải sửa đồi chế độ thu học phí một cách hợp lý. Trong tương lai, để có thêm nguồn thu, Nhà nước nên cho phép trường nâng mức học phí lên gần tới mức tổng chi phí đào tạo chi ra cho quá trình học. Vì nó không những tạo ra nguồn thu tốt hơn, giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách nhà nước mà còn điều chỉnh được số lượng sinh viên theo nhu cầu cá nhân của con em và gia đình đối với các trường đại học nói chung và ngành nghề vốn do dấu hiệu về việc làm và thu nhập trên thị trường lao động hướng dẫn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là muốn mở rộng nguồn thu từ học phí thì điều quan trọng nhất là trường phải phát triển một hệ thống hỗ trợ tài chính cho sinh viên một cách hiệu quả bao gồm học bổng và cho vay vốn đối với sinh viên. Để có một chế độ thu học phí hợp lý, đem lại hiệu quả lớn nhất về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội trong tương lai thì đòi hỏi phải có một sự nỗ lực rất lớn từ phía Nhà nước và có sự cố gắng hết mình của trường.

Muốn vậy cần:

- Xem xét lại mức học bổng với mục tiêu hỗ trợ về tài chính cho sinh viên. Chính sách học bổng ngoài khuyến khích kết quả học tập cần đặc biệt nhấn mạnh đến diện chính sách xã hội kể cả số sinh viên con gia đình có thu nhập thấp.

- Tách việc cấp phát học bổng thành một quỹ riêng ngoài kinh phí thường xuyên của trường và nếu có thể giao cho một cơ quan chuyên trách lo việc xét và chu cấp học bổng cho sinh viên.

- Các đối tượng đang được xét miễn hoặc giảm học phí, trong tương lai nên dùng học bổng để những diện này phải đóng học phí, tạo ra sự bình đẳng giữa các đối tượng.

- Trường tiếp tục tiến hành thu thập thông tin một cách có chuẩn mực nhằm đánh giá thực trạng tài chính của hệ thống đào tạo đại học. Trường nên có các cuộc khảo sát chuyên sâu về học phí và thu nhập của sinh viên và gia đình họ làm cơ sở cho việc phân tích khả năng chi trả học phí. Trường cần phải biết cấu trúc thu nhập và chi phí của mình trong tương quan chung với các trường khác cùng loại hình để ra quyết định hợp lý hơn trong bất kể việc gì có đòi hỏi đáng kể về nguồn lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Đại học Mỏ - Địa chất (Trang 61)