3.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.210 km2, bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 6 huyện và một thành phố (gồm thành phố Cà Mau, các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển). Ngày 17-11-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ - CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Như vậy, hiện nay tỉnh Cà Mau có 8 huyện và 1 thành phố. Với vị trí địa lý nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đông Nam Á nên Cà Mau có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
3.1.2 Đặc điểm địa hình
Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Nhóm đất mặn với 150.278 ha tập trung chủ yếu ở ven Biển Ðông và phía Nam thành phố Cà Mau, các huyện Ðầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Ðất phèn với diện tích rất lớn khoảng 334.925 ha, chiếm 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở các huyện trong tỉnh.
3.1.3 Đặc điểm khí hậu
Bảng 3.1 Nhiệt độ và lượng mưa của tỉnh Cà Mau qua các năm
Năm Chỉ tiêu Nhiệt độ không khí
oC Lượng mưa mm 2010 27,9 1998,3 2011 27,5 2382,1 2012 27,7 2157,9
24
Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,7 oC. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, tháng 5, khoảng 27,6 oC; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 25 oC. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,4 oC.
Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.179 mm. Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm, mùa khô có lượng bốc hơi lớn nhất. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp; đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thường đạt khoảng 80%.
Chế độ gió cũng theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 1,8 - 4,5 m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8.
Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 300 - 350 cm vào các ngày triều cường, và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém.
Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngoài cửa sông, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch tương đối nhỏ.
3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
3.1.4.1 Tài nguyên đất
Cà Mau có các nhóm đất chính:
Nhóm đất mặn có diện tích 208.496 ha, hiếm 40% diện tích tự nhiên. Đất mặn phân bố chủ yếu ở các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình và thành phố Cà Mau.
Nhóm đất phèn có diện tích 271.926 ha, chiếm 52,18% diện tích tự nhiên; phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.
Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố ở những vùng ven biển. Đối với diện tích đất phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong mùa mưa, trồng các cây
25
công nghiệp chịu phèn như: mía, khóm, chuối, tràm… Đối với diện tích phèn bị ngập mặn có thể trồng rừng ngập mặn, nuôi thuỷ sản.
Ngoài ra , còn có nhóm đất than bùn, với diện tích khoảng 8.000 ha, phân bố ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và nhóm đất bãi bồi với diện tích 15.488 ha, phân bố ở các huyện Ngọc Hiển và Cái Nước.
Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 351.355 ha, chiếm 67,63%; đất lâm nghiệp có rừng là 104.805 ha, chiếm 20,18%; đất chuyên dùng có 17.072 ha, chiếm 3,29%; đất ở có 5.502 ha, chiếm 1,06%; đất chưa sử dụng và sông suối có 40.773 ha, chiếm 7,85%.
3.1.2.2 Tài nguyên rừng
Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng trữ lượng rừng Cà Mau là 2.205.701 m3, trong đó rừng tràm là 1.435.757 m3 và rừng ngập mặn là 769.994 m3 (kết quả điều tra tài nguyên rừng năm 1999). Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có 538 ha rừng, trữ lượng 50.520 m3.
3.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong vùng biển Cà Mau đã phát hiện có trữ lượng dầu khí khá lớn, nhiều triển vọng khai thác và phát triển công nghiệp dầu khí. Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển khí Tây Nam và nghiên cứu khả thi đường ống dẫn khí Tây Nam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, tại vùng bồn trũng Malay - Thổ Chu phía Tây Nam đã có các phát hiện về khí có giá trị tại khu vực PM – 3 - CAA. Chỉ riêng các khu vực đang thăm dò, khai thác và một số lô có tài liệu khảo sát đã cho trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m3, trong đó đã phát hiện 30 tỷ m3. Khả năng phát triển và khai thác tối đa các mỏ khí dự báo có thể đạt sản lượng khai thác đỉnh là 8,25 tỷ m3/năm.
Theo các số liệu điều tra, ở rừng U Minh Hạ còn có trữ lượng than bùn khá lớn. Nhưng do rừng bị cháy nhiều lần, hiện nay dự tính lượng than bùn còn khoảng 5000 ha. Than bùn U Minh có thể sử dụng làm chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm khác.
26
3.2 KINH TẾ - XÃ HỘI
Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau năm 2013
Hình 3.1 Dân số Cà Mau qua các năm
Theo thống kê của cục thống kê tỉnh Cà Mau thì dân số tỉnh tính đến cuối năm 2012 khoảng 1.219.128 người có tăng lên so với năm trước đó (tăng 0,3%) nhưng không đáng kể với tỉ lệ nam và nữ khá đều nhau, tuy nhiên dân số tập trung không đồng đều, chủ yếu là rải rác ở các khu vực nông thôn của các huyện và thành phố cụ thể với 21,58% dân thành thị - 78,42% dân nông thôn. Trong đó thành phố Cà Mau với dân số trung bình đến cuối năm 2012 khoảng 219.876 người chiếm 18% và đây là nơi dân số đông nhất tỉnh. Với mật độ dân số cao nhất tỉnh 882 người/km2
gấp từ 2 đến 3 lần so với các khu vực khác thì thành phố Cà Mau sẽ là trung tâm kinh tế của tỉnh và tập trung nhiều loại hình dịch vụ.
Nhìn chung tình hình kinh tế-xã hội của Cà Mau trong các năm qua có sự tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đều đạt trên 8% (trong năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất với 12.51%). Bên cạnh đó tỷ trọng trong khu vực III ngày càng cao, khu vực II thì có xu hướng ổn định, và giảm ở khu vực I. Điều đó cho thấy trong 3 năm gần đây sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do không thuận lợi về thời tiết, kèm theo đó là thiên tai dịch bệnh ngày càng nhiều và nhu cầu đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao trong nhân dân. Và nghành dịch vụ của tỉnh đang từng bước phát triển chiếm một tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh. GDP bình quân đâu người của tỉnh cũng tăng dần qua các năm cụ thể trong năm 2012
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 2010 2011 2012 1.212.098 1.215.360 1.219.128 609.310 610.475 612.246 602.779 604.885 606.882 Tồng số Nam Nữ
27
GDP đầu người là 26,04 triệu/người/năm tăng 5,82 triệu so với 2 năm trước đó. Ngoài ra giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm 2012 tăng trưởng khá so với năm trước đó là 12.075.093 triệu đồng, với công nghiệp là 11.544.333 triệu đồng, từ đó đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh trong năm 2012 xuống còn 2,92%, giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 8,24%. Tỉ lệ hộ dân trong tỉnh có điện sử dụng là 98,99% và 100% số hộ có nước sử dụng hợp vệ sinh.
Bảng 3.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2010 2011 2012 Tổng sản phẩm trong tỉnh Triệu đồng 24.510.115 28.457.512 31.750.093 Khu vực I Khu vực II Khu vực III Triệu đồng 9.618.250 8.976.303 5.915.562 11.032.765 10.452.570 6.972.177 12.075.242 11.544.333 8.130.518 Tốc độ tăng trưởng % 12,51 9,96 8,97
Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau năm 2013
Bên cạnh những việc đã làm được trong 3 năm qua, mục tiêu của tỉnh Cà Mau đặc ra từ nay đến năm 2015 là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 13,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần khối ngành công nghiệp, dịch vụ, cụ thể: công nghiệp-xây dựng 42%; dịch vụ 28%; nông-lâm-ngư nghiệp 30%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.150 USD, tổng đầu tư xã hội chiếm 38,5% GDP, thu ngân sách nhà nước hàng năm 12,5%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 5 tỷ USD.
3.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH LAPTOP TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM NAM
Những năm 2010 là thời điểm thi trường laptop Việt Nam tăng trưởng nhiều nhất. Thị trường máy laptop không ngừng gia tăng qua các năm minh chứng là mức tăng trưởng năm 2010 đạt khoảng 30% thế nhưng tỷ lệ người sử dụng máy tính xách tay chỉ rơi vào khoảng 6%. Năm 2011 tăng trưởng 16%. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là vào năm 2009, theo số liệu của Gartner, năm 2009 chứng kiến sự lên ngôi của laptop trong các dòng máy tính cá nhân, đặc biệt là dòng laptop giá rẻ, minh chứng là các nhà bán lẻ máy tính đã bán ra hơn 167
28
triệu máy tính xách tay, tốc độ tăng trưởng về số người sử dụng laptop là 70%. Nói tóm lại trong những năm 2009-2010, dù gặp nhiều khó khăn trong thời buổi nền kinh tế có nhiều biến động bởi giá USD tăng, sức tiêu thụ giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thế nhưng thị trường laptop tại Việt Nam vẫn có dấu hiệu tăng trưởng tốt và đây vẫn là thị phần dành cho các hang sản xuất lớn như: Dell, HP, Toshiba, Sony,... Những dòng laptop có giá thành mềm, cấu hình tốt cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn đã liên tục được các hãng tung ra thị trường không chỉ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dùng mà còn giúp kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế ngày càng khó khăn. Và đó cũng chính là những yếu tố giúp cho thị trường laptop tại Việt Nam vẫn có dấu hiệu tăng trưởng tốt. Trong khi đó, sau thời kỳ hưng thịnh của xu hướng máy tính nhỏ gọn netbook (2009), xu hướng máy tính bảng cũng đang dần hình thành tại Việt Nam sau khi Apple iPad chính thức xuất hiện trên toàn cầu và đồng loạt các hãng sản xuất máy tính sau đó cũng đã bắt đầu cho ra đời những chiếc máy tinh bảng của mình. Sau Apple iPad, Samsung Galaxy hay Dell Streak cũng đã xuất hiện và được phân phối chính thức tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có những mẫu máy tính bảng của các hãng khác đến từ Trung Quốc với giá phải chăng hơn cũng đã được tung ra thị trường.
Và đúng như dự báo một vài năm trước đây, với sự cạnh tranh từ các dòng điện thoại thông minh và máy tính bảng, thị trường laptop đã trở nên vô cùng ảm đạm trong những năm 2012-2013. Trên thực tế, nhu cầu về máy tính xách tay trên thị trường không còn bùng nổ như khoảng 2-3 năm trước đây, bởi dường như thị trường đã gần đạt đến mức bão hòa. Năm 2013 sẽ là một năm khó khăn cho thị trường laptop. Thông tin được IDC công bố tại Việt Nam trong tháng 3/2013, do sức mua yếu, lượng máy tính trên thị trường bị ứ lại trong kho. Thực ra là từ quý 4/2012, các hãng sản xuất máy tính và nhà phân phối đã phải đối mặt với thực trạng phân khúc máy tính tiêu dùng vẫn quá tải hàng tồn kho. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý 1/2013 vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra đầu tháng 4 cũng cho thấy, chỉ số hàng tồn kho của sản phẩm máy vi tính (cùng nhóm với sản phẩm điện tử) tuy có giảm khoảng 31,5% so với cùng kì năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Sức mua máy tính từ phân khúc giáo dục và các dự án công khả quan, nhưng phân khúc thương mại trong quý 4/2012 nhìn chung còn yếu do sự bất ổn liên tục của nền kinh tế. Và một điều đáng nói là những người có nhu cầu đều đã sắm cho mình ít nhất một chiếc, trong khi ở thời điểm kinh tế khó khăn như hiện tại, việc thay máy mới không được nhiều người tiêu dùng nghĩ đến. Đối tượng tiềm năng nhất mà mặt hàng máy tính xách tay hướng đến
29
hiện nay chính là đối tượng học sinh, sinh viên, những người mua máy lần đầu tiên để phục vụ công việc học tập. Tuy nhiên, hiện tại cũng là thời điểm năm học sắp kết thúc, nên thị trường máy tính xách tay không được sinh viên để mắt đến cũng là điều dễ hiểu.Vì thế, bước sang năm 2013, có thể phần nào hình dung được cuộc chiến trên thị trường laptop sẽ còn quyết liệt hơn trước sức ép từ sự bùng nổ của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Bên cạnh đó tại thị trường Việt Nam, những bất ổn về kinh tế với những thống kê chồi, sụt bất thường của các nhà quản lý và tổ chức nghiên cứu càng làm lung lạc tâm lý mua sắm của người dùng. Theo Công ty Nghiên cứu Nielsen, dù chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tăng cao vào quý I/2013, trong đó có nhu cầu không nhỏ về sản phẩm công nghệ, nhưng tiết kiệm nhiều nhất có thể vẫn là xu thế chủ đạo. Do đó, nhu cầu mua sắm laptop phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên trong bối cảnh các bài tập, tài liệu ngày càng được chia sẻ nhiều hơn qua mạng internet hay USB được các nhà sản xuất, trung tâm, siêu thị điện máy đặc biệt quan tâm. Nhất là trước nhu cầu mua sắm laptop làm phần thưởng cho các sinh viên sau khi vượt qua kỳ thi đại học đầy căng thẳng tăng cao là cơ hội mà các nhà sản xuất, trung tâm, siêu thị không thể bỏ lỡ. Đó là lý do khiến các siêu thị, trung tâm điện máy triển khai nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng.Tùy thuộc vào năng lực từng doanh nghiệp, các chương trình khuyến mại được tung ra dưới nhiều hình thức như giảm giá trực tiếp, tặng phiếu mua hàng, giảm giá qua kênh online, tặng thêm RAM, tặng quà, cài Windows 8 cho những dòng không hỗ trợ thiết