Giới thiệu về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn lậu gia cẩm và sản phẩm gia cầm nhập lậu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 42)

3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Cách đây 56 năm, ngày 03 tháng 7 năm 1957 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290-TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và Ban Quản lý thị trường ở các Thành phố, Tỉnh, Khu tự trị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Từ năm 1957 đến năm 1997 lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Bắc đã nhiều lần thay đổi về tên gọi, cơ cấu tổ chức nhưng chức năng, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác trên thị trường.

Năm 1997 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Công tác quản lý thị trường đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh quan tâm, ngày 20/01/1997 Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định số 57/QĐ-UB Về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Giang.

Năm 2008 Sở Thương mại và Sở Công Nghiệp được sát nhập thành Sở

Công Thương. Cùng với đó ngày 30/6/2008 UBND tỉnh đã ra Quyết định số

60/QĐ-UB thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương Bắc Giang.

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường; Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

10/CP của Chính phủ, Chi cục Quản lý thị trường có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

a) Chc năng

Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh giao.

b) Nhim v

Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Sở Công Thương và UBND tỉnh kế hoạch, biện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 pháp về tổ chức thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên

địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ

chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và trực tiếp chỉđạo các Đội QLTT thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng QLTT ởđịa phương.

Thường trực giúp Giám đốc Sở chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ởđịa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ

buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép. Thường trực giúp việc Ban chỉđạo 127 tỉnh.

c) Quyn hn

Lực lượng QLTT trong quá trình kiểm tra, kiểm soát khi thấy có dấu hiệu vi phạm của các tổ chức và cá nhân có hoạt động thương mại thì công chức làm công tác kiểm soát thị trường được quyền:

- Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.

- Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất giấu hàng hoá, tang vật vi phạm.

- Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng hoặc đề nghị cơ

quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp.

Ngoài quyền hạn chung nêu trên lực lượng QLTT còn có các quy định về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

a. Sơđồ cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơđồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

- Chi cục có Chi cục Trưởng và 04 Phó Chi cục Trưởng giúp việc; 03 trưởng Phòng, 03 Phó trưởng phòng, 12 Đội trưởng, 23 Phó Đội trưởng.

- Phòng tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Chi cục thực hiện việc tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức. Thống kê, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích diễn biến hoạt động thị trường, chấp hành pháp luật thương mại trên thị trường thành phố.

- Phòng nghiệp vụ – tổng hợp: Tham mưu cho lãnh đạo Chi cục thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; thẩm tra khiếu nại, tố cáo về kiểm tra xử lý đối với các Đội quản lý thị trường.

Hiện tại mỗi phòng chỉ có 1 đồng chí trưởng phòng và có từ 1 đến 2 đồng chí phó phòng. CỤC QLTT CHI CỤC QLTT TỈNH BắC GIANG PHÒNG TC- HC PHÒNG NV- TH SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BắC GIANG ĐỘI QLTT SỐ 1 ĐỘI QLTT SỐ 2 ĐỘI QLTT SỐ 3 ĐỘI QLTT SỐ … ĐỘI QLTT SỐ 10 ĐỘI QLTT CBL ĐỘI QLTT CHG PHÒNG PCKT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Có 12 Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục, trong đó đội Quản lý thị trường Chống buôn lậu và Quản lý thị trường chống hàng giả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu và chống hàng giả trên phạm vi

địa bàn toàn Tỉnh; 10 đội Quản lý thị trường nằm tại địa bàn 10 huyện, thành phố

thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trong phạm vi địa bàn của từng huyện, thành phố.

b. Chếđộ làm việc

Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang hoạt động theo chế độ thủ

trưởng. Chi cục trưởng lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục quản lý thị trường trước Sở Công thương, UBND tỉnh. Có 1 Phó chi cục trưởng giúp việc cho Chi cục trưởng tổ

chức thực hiện công tác trên từng lĩnh vực địa bàn theo sự phân công của Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về phần việc được phân công.

Chi cục trưởng tham gia cùng Chi cục phó phụ trách địa bàn lĩnh vực đã

được phân công, chỉ đạo thực hiện những việc quan trọng, hoặc những công tác trọng điểm theo chỉđạo của cấp trên.

Các đồng chí trưởng phòng, Đội trưởng thực hiện trực tiếp nhiệm vụ do Chi cục trưởng giao, khi hoàn thành nhiệm vụ, phải báo cáo trực tiếp cho Chi cục trưởng, đồng thời báo cáo những nội dung chủ yếu công tác đã thực hiện cho Chi cục phó phụ trách biết.

Một số trường hợp cần thiết, lãnh đạo Chi cục trực tiếp giao nhiệm vụ cho công chức thực hiện. Khi thực hiện xong công tác, phải trực tiếp báo cáo với lãnh

đạo Chi cục kết quả thực hiện và báo cáo với đồng chí trưởng phòng, Đội trưởng

để biết. Chi cục phó điều hành và quản lý công việc được Chi cục trưởng phân công. Trong trường hợp Chi cục trưởng vắng mặt nhiều ngày, Chi cục phó được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn lậu gia cẩm và sản phẩm gia cầm nhập lậu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)