Chiều dài (km) Tỷ lệ phần trăm (%) Quốc lộ có 04 tuyến chạy qua: 1A; QL 31; QL 37; QL 279 251,8 2,55 18 tuyến đường tỉnh 411,8 4,17 Đường huyện 694,5 7,04 Đường xã 2.055,6 20,83 Đường đô thị 281,7 2,86 Hệ thống đường chuyên dùng ở
các khu công nghiệp và đường nội đồng
6.172,156 62,55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Cùng đó là hệ thống cầu cống được thiết kế đồng bộ, vĩnh cửu, đảm bảo cho phương tiện có trọng tải lớn lưu thông thuận tiện. Về chất lượng các tuyến
đường, cơ bản đảm bảo quy định, tiêu chuẩn chất lượng của bộ Giao thông vận tải, tỷ lệ trải mặt đường bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá dăm nhựa chiếm khoảng gần 50%.
Đến tháng 12/2012 trên địa bàn có 18 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải theo tuyến cốđịnh, cùng số lượng phương tiện vận tải lên đến 12.089 chiếc với đủ loại hình: xe buýt, xe du lịch, taxi, xe tải, rơ-mooc, sơ mi- rơ mooc…
Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 bến xe khách đạt tiêu chuẩn từ bến loại 3 đến bến loại 5, trong đó bến xe khách Bắc Giang đạt tiêu chuẩn loại 3 với diện tích 7.373m2, hàng ngày có khoảng 370 chuyến xe xuất bến trên 28 tuyến liên tỉnh, vận chuyển bình quân trên 3.000 hành khách/ngày, ngoài ra còn có hệ thống trạm nghỉ dọc đường, bến đỗ xe tĩnh với diện tích hàng chục nghìn m2.
Với hệ thống giao thông đường bộ tương đối đồng bộ, hiện đại, lại nằm ở
vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Giang đã trở thành thế
mạnh, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh, chính trị quốc phòng của địa phương.
- Đường thuỷ nội địa
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 con sông chính chảy qua bao gồm sông Thương, sông Cầu, và sông Lục Nam, với tổng chiều dài khoảng 354km, trong
đó, 222 km do Trung ương quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được; 132km còn lại do địa phương quản lý.
Năm 2012, trên toàn tỉnh, tổng số phương tiện vận tải thuỷ là 632 phương tiện, đa số có trọng tải từ 200 tấn trở lên với tổng trọng tải trên 67.000 tấn.
Hệ thống cảng, bến đường thuỷ tương đối hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hoá cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần,…trong đó, cảng Á Lữ với diện tích khoảng 20.000m2 , chiều dài khoảng 200m cùng 2 kho hàng tổng diện tích 4.440m2 có năng lực thông qua cảng với khối lượng hàng hoá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 khoảng 250 nghìn tấn/năm; cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc có năng lực thông qua cảng khoảng 70-100 nghìn tấn/năm, cùng hàng chục cảng, bến có quy mô vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa
đã góp phần quan trọng vào việc đa dạng hoá các loại hình vận tải, giảm sức ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đường sắt
Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 2 tuyến đường sắt nội địa chạy qua đó là tuyến Hà Nội - Lạng Sơn (thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam, thông thương sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan) và tuyến Lưu Xá - Kép - Quảng Ninh (thuộc tuyến Thái Nguyên - Quảng Ninh) nối các tỉnh nội địa với các cảng biển.
d) Về hệ thống lưới điện
Hệ thống lưới điện ớ Bắc Giang đến nay bao gồm 2 trạm biến áp 110KV với công xuất 85MVA, 781 km lưới điện trung thế, 2.015 km đường dây hạ thế
và 678 trạm biến áp.
Điện trở thành một trong những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo tại nhiều vùng của Bắc Giang. Tuy nhiên, do các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh, nên điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt nông thôn. Mức tiêu thụđiện năng bình quân đầu người còn thấp, đạt trung bình khoảng 180kwh/ người/năm. Hiện trạng lưới điện hạ thế các thôn xã đang quản lý bán điện, chất lượng còn nhiều bất cập, thiếu an toàn và tiêu thụ điện năng lớn. Giá bán điện đến hộ nông dân sống ở vùng nông thôn còn cao do công tác quản lý điện nông thôn của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, lưới điện về thôn, xã chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
e) Hệ thống bưu điện
Là một trong những ngành cơ sở hạ tầng quan trọng, bưu diện Bắc Giang tập trung đầu tư, hiện đại hoá nhanh chóng các loại hình dịch vụ, nhằm đón bắt kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội ởđịa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Tại Bắc Giang, mạng lưới bưu chính viễn thông được quan tâm phát triển trên nhiều loại hình dịch vụ, tại nhiều vùng khác nhau. Hầu hết các nơi tập trung dân cư như thị xã, thị trấn, huyện lịđều có bưu cục phục vụ.
Hiện tại, sốđiểm bưu điện trên toàn tỉnh lên đến 210 điểm, trên 95% số xã có bưu điện phục vụ, chỉ còn 10 xã vùng xâu, vùng xa thuộc 2 huyện Sơn Động và Lục Ngạn chưa có bưu điện.
Các dịch vụ chuyển tiền nhanh, tiết kiệm Bưu điện, bưu chính uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ, điện hoa, chuyển phát nhanh EMS…đã được mở.
g) Hành chính
Toàn tỉnh được chia ra thành 10 khu vực hành chính bao gồm TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Sơn Động, huyện Yên Thế, huyện Hiệp Hoà, huyện Lạng Giang, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên (Trong đó, có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao Sơn Động), chia ra thành 230 xã, phường, thị trấn.
f) Khu công nghiệp kinh tế
Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực. Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp cùng một số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500ha, trong đó có 1 khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy.
Các khu công nghiệp nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang thuộc các huyện Việt Yên và Yên Dũng. Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo
đường quốc lộ 1A mới Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông, cảng biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 45 km; Cảng Hải Phòng khoảng 110 km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120 km, có hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông.
Các khu, cụm công nghiệp đó là:
• Khu công nghiệp Đình Trám, diện tích 100 ha;
• Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, diện tích 180 ha;
• Khu công nghiệp Quang Châu, diện tích 426 ha;
• Khu công nghiệp Vân Trung, diện tích khoảng 442 ha;
• Khu công nghiệp Việt Hàn diện tích 100 ha, giai đoạn hai mở rộng tới 200 ha.
• Cụm công nghiệp cơ khí ô tô Đồng Vàng, diện tích khoảng 38 ha. Ngoài các khu, cụm công nghiệp trên, hiện nay tỉnh Bắc Giang dự kiến quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp khác, tập trung ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà và huyện Lạng Giang với diện tích các khu khoảng từ
200 ha đến trên 1.000 ha.
Bắc Giang đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; ưu tiên
đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch với cơ chế “một cửa liên thông”, nhà đầu tư chỉ cần đến một địa chỉ là Ban quản lý các Khu công nghiệp hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư là
được cấp giấy chứng nhận đầu tư, mã số thuế và con dấu.
3.1.2 Giới thiệu về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Cách đây 56 năm, ngày 03 tháng 7 năm 1957 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 290-TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và Ban Quản lý thị trường ở các Thành phố, Tỉnh, Khu tự trị.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Từ năm 1957 đến năm 1997 lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Bắc đã nhiều lần thay đổi về tên gọi, cơ cấu tổ chức nhưng chức năng, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác trên thị trường.
Năm 1997 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Ngay sau khi tái lập tỉnh, Công tác quản lý thị trường đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh quan tâm, ngày 20/01/1997 Chủ tịch UBND tỉnh đã ra quyết định số 57/QĐ-UB Về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Giang.
Năm 2008 Sở Thương mại và Sở Công Nghiệp được sát nhập thành Sở
Công Thương. Cùng với đó ngày 30/6/2008 UBND tỉnh đã ra Quyết định số
60/QĐ-UB thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công Thương Bắc Giang.
3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường; Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
10/CP của Chính phủ, Chi cục Quản lý thị trường có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
a) Chức năng
Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
b) Nhiệm vụ
Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Sở Công Thương và UBND tỉnh kế hoạch, biện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 pháp về tổ chức thị trường, đảm bảo lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên
địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ
chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và trực tiếp chỉđạo các Đội QLTT thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng QLTT ởđịa phương.
Thường trực giúp Giám đốc Sở chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ởđịa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ
buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép. Thường trực giúp việc Ban chỉđạo 127 tỉnh.
c) Quyền hạn
Lực lượng QLTT trong quá trình kiểm tra, kiểm soát khi thấy có dấu hiệu vi phạm của các tổ chức và cá nhân có hoạt động thương mại thì công chức làm công tác kiểm soát thị trường được quyền:
- Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.
- Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất giấu hàng hoá, tang vật vi phạm.
- Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng hoặc đề nghị cơ
quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp.
Ngoài quyền hạn chung nêu trên lực lượng QLTT còn có các quy định về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
3.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
a. Sơđồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơđồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
- Chi cục có Chi cục Trưởng và 04 Phó Chi cục Trưởng giúp việc; 03 trưởng Phòng, 03 Phó trưởng phòng, 12 Đội trưởng, 23 Phó Đội trưởng.
- Phòng tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Chi cục thực hiện việc tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức. Thống kê, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích diễn biến hoạt động thị trường, chấp hành pháp luật thương mại trên thị trường thành phố.
- Phòng nghiệp vụ – tổng hợp: Tham mưu cho lãnh đạo Chi cục thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; thẩm tra khiếu nại, tố cáo về kiểm tra xử lý đối với các Đội quản lý thị trường.
Hiện tại mỗi phòng chỉ có 1 đồng chí trưởng phòng và có từ 1 đến 2 đồng chí phó phòng. CỤC QLTT CHI CỤC QLTT TỈNH BắC GIANG PHÒNG TC- HC PHÒNG NV- TH SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BắC GIANG ĐỘI QLTT SỐ 1 ĐỘI QLTT SỐ 2 ĐỘI QLTT SỐ 3 ĐỘI QLTT SỐ … ĐỘI QLTT SỐ 10 ĐỘI QLTT CBL ĐỘI QLTT CHG PHÒNG PCKT
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 - Có 12 Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục, trong đó đội Quản lý thị trường Chống buôn lậu và Quản lý thị trường chống hàng giả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu và chống hàng giả trên phạm vi
địa bàn toàn Tỉnh; 10 đội Quản lý thị trường nằm tại địa bàn 10 huyện, thành phố
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường trong phạm vi địa bàn của từng huyện, thành phố.
b. Chếđộ làm việc
Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang hoạt động theo chế độ thủ
trưởng. Chi cục trưởng lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục quản lý thị trường trước Sở Công thương, UBND tỉnh. Có 1 Phó chi cục trưởng giúp việc cho Chi cục trưởng tổ
chức thực hiện công tác trên từng lĩnh vực địa bàn theo sự phân công của Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về phần việc được phân công.
Chi cục trưởng tham gia cùng Chi cục phó phụ trách địa bàn lĩnh vực đã
được phân công, chỉ đạo thực hiện những việc quan trọng, hoặc những công tác trọng điểm theo chỉđạo của cấp trên.
Các đồng chí trưởng phòng, Đội trưởng thực hiện trực tiếp nhiệm vụ do Chi cục trưởng giao, khi hoàn thành nhiệm vụ, phải báo cáo trực tiếp cho Chi