Khái quát về tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn lậu gia cẩm và sản phẩm gia cầm nhập lậu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 34)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a) V trí địa lý

Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ

105053’ đến 107002’ kinh độ đông; nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh có 09 huyện và thành phố Bắc Giang, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao, với 230 xã, phường, thị trấn. Vị trí của tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. TP Bắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.

b) Địa hình, địa cht, khí hu, thu văn

Địa hình Bắc Giang gồm 02 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ, tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học. Do chủ yếu là trung du và miền núi nên địa chất của tỉnh được đánh giá tương đối tốt, phù hợp với việc xây dựng các khu công nghiệp lớn.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23 – 240C, nhiệt độ thấp nhất: 40C, nhiệt độ cao nhất 390C. Độẩm không khí trung bình 83%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.650 mm. Bắc Giang ít bị ảnh hưởng của thiên tai (bão tố, động đất). Với địa hình dốc ở miền núi và dốc nhẹ ở vùng trung du, Bắc Giang có ít vùng bị ngập nước, thuỷ văn

được đánh giá tương đối tốt cho phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp.

c) Tài nguyên đất đai

Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 3.827,38 km2, trong đó có 127,2 ngàn ha

đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; 136,1 ngàn ha đất lâm nghiệp; 119,6 ngàn ha đất ở, đất chuyên dùng và đồi núi trọc. Đây là thế mạnh của tỉnh trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 việc thu hút đầu tư các khu công nghiệp lớn, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản. Quỹđất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị nằm liền kề với các trục giao thông quan trọng, thuận tiện cho việc thông thương và đi lại. Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn; hồ Khuôn Thần; Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ. Ngoài ra có thể xây dựng các sân Golf, khu nghỉ

dưỡng...

d) Tài nguyên nước

Trên lãnh thổ Bắc Giang có 03 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài là 354 km, có nước quanh năm. Ngoài ra, còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm, đặc biệt có Hồ Cấm Sơn diện tích mặt nước 29 ngàn ha, dung tích hữu ích 227,5 triệu m3, lớn thứ tư toàn quốc. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

e) Tài nguyên rng

Rừng của tỉnh Bắc Giang có hệ động, thực vật phong phú, nhiều nguồn gen quý; có vị trí quan trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Trữ lượng gỗ khoảng 3,5 triệu m3 và 500 triệu cây tre, nứa.

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

a) Ngun nhân lc

Hiện Bắc Giang có dân số hơn 1,56 triệu người, có trên 20 tộc người, trong đó: Người kinh chiếm đa số (88%), còn lại các tộc người thiểu số khác chiếm 12%, gồm: Nùng (4,96%), Tày (2,57%), Sán dìu (1,77%), Hoa (1,2%), Sán cháy (1,67%).... Dân số trong độ tuổi lao động có 1,02 triệu người, chiếm 70,7%, đây là tiềm năng và lợi thế cùa tỉnh. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, tỷ trọng người lao động chưa qua đào tạo trong thành phần lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, người lao động qua đào tạo các trình độ và đặc biệt là người lao động có trình độ từ đại học trở lên tăng cao với tốc độ tương đối nhanh. Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo giảm dần từ 85% năm 2000 xuống còn 76% năm 2005 và còn 67% năm 2010; tỷ lệ người lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 có trình độ cao đẳng tăng từ 0,94% năm 2000 lên 1,4% năm 2005 và 1,73% năm 2010; trình độ đại học và trên đại học tăng từ 1,81% năm 2000, tăng lên 2,39% năm 2005 và 2,87% năm 2010. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng

được nâng lên, số người không biết chữ trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động trong ngành kinh tế giảm dần từ 41.145 người năm 2005 xuống còn 29.997 người năm 2010, những người này chủ yếu là làm việc ở khu vực nông thôn, số người có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT tăng từ 192.787 người năm 2005, lên 241.058 người năm 2010.

Bắc Giang được đánh giá là địa phương có hoạt động giáo dục phát triển vào loại khá trong cả nước. Hàng năm, Bắc Giang có số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học khá cao, đạt tỷ lệ đỗ từ 35 - 45% số học sinh dự thi, năm 2010 có khoảng 1,2 vạn em. Đến nay toàn tỉnh có 04 trường cao đẳng, 07 trường trung cấp, 82 cơ sở đào tạo nghề; định hướng đến 2020 sẽ nâng cấp Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, Trường Cao đẳng Nông lâm thành 2 trường đại học; Thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn và định hướng nâng cấp thành Trường đại học Công nghệ - kỹ thuật, nâng cấp Trường Trung học y tế, Trường Trung học Kinh tế- Kỹ thuật và Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành các trường cao đẳng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% vào năm 2020.

b) Truyn thng văn hoá

Nằm trong vùng Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, Bắc Giang được đánh giá là địa danh có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Hai di sản hát Quan họ

và Ca trù trên địa bàn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới. Có 341 điểm di tích văn hoá được xếp hạng như: khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, chùa Đức La, chùa BổĐà, khu di tích Đình chùa Tiên Lục và cây Dã Hương ngàn năm tuổi, v.v. những điểm này rất hấp dẫn khách tham quan và nghiên cứu. Hàng năm có hàng trăm lễ hội dân gian diễn ra trên địa bàn, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Con người Bắc Giang hiền hậu, mến khách, trọng nghĩa tình, luôn khát khao phát triển. Văn hóa Bắc Giang có các điểm đặc trưng sau:

- Tính chất đan xen đa văn hóa. Đan xen không phải hòa đồng mà tất cả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 - Tính chất tụ hội văn hóa người Việt. Trong lịch sử lâu dài của đất nước người dân từ nhiều nơi như Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang... đã lên đây sinh sống. Họ mang theo tập tục của mình và có những biến

đổi theo người dân bản xứ trên đất Bắc Giang và ngược lại người dân Bắc Giang

ở trước đó cũng bị những tác động của cư dân mới đến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Con người Bắc Giang vốn là những cư dân đồng cam cộng khổ, cưu mang nhau vượt qua thiên tai địch họa, khai phá rừng hoang lập làng, lập bản.

- Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ (Bắc Ninh) và văn hóa Tày Nùng (Lạng Sơn). Những người dân tộc Thái, dân tộc Dao… vẫn có nét riêng trong sinh hoạt nhưng họ học tiếng Kinh, mặc quần áo người Kinh.

- Văn hóa Bắc Giang là tính chất đoàn kết, sáng tạo. Từ vùng rừng thiêng nước độc cộng đồng dân cư Bắc Giang sinh sống đã tạo nên những vẻ đẹp riêng có cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Bắc Giang có hơn 500 lễ hội lớn nhỏ.

c) V h thng giao thông

Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng với 3 loại hình:

đường bộ, đường sông và đường sắt được phân bổ hợp lý.

- Đường bộ

Đến năm 2010, tổng chiều dài đường bộ tỉnh Bắc Giang có 9.866,75 km, trong đó:

Bảng 3.1 Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chiều dài (km) Tỷ lệ phần trăm (%) Quốc lộ có 04 tuyến chạy qua: 1A; QL 31; QL 37; QL 279 251,8 2,55 18 tuyến đường tỉnh 411,8 4,17 Đường huyện 694,5 7,04 Đường xã 2.055,6 20,83 Đường đô thị 281,7 2,86 Hệ thống đường chuyên dùng ở

các khu công nghiệp và đường nội đồng

6.172,156 62,55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 Cùng đó là hệ thống cầu cống được thiết kế đồng bộ, vĩnh cửu, đảm bảo cho phương tiện có trọng tải lớn lưu thông thuận tiện. Về chất lượng các tuyến

đường, cơ bản đảm bảo quy định, tiêu chuẩn chất lượng của bộ Giao thông vận tải, tỷ lệ trải mặt đường bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá dăm nhựa chiếm khoảng gần 50%.

Đến tháng 12/2012 trên địa bàn có 18 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải theo tuyến cốđịnh, cùng số lượng phương tiện vận tải lên đến 12.089 chiếc với đủ loại hình: xe buýt, xe du lịch, taxi, xe tải, rơ-mooc, sơ mi- rơ mooc…

Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 bến xe khách đạt tiêu chuẩn từ bến loại 3 đến bến loại 5, trong đó bến xe khách Bắc Giang đạt tiêu chuẩn loại 3 với diện tích 7.373m2, hàng ngày có khoảng 370 chuyến xe xuất bến trên 28 tuyến liên tỉnh, vận chuyển bình quân trên 3.000 hành khách/ngày, ngoài ra còn có hệ thống trạm nghỉ dọc đường, bến đỗ xe tĩnh với diện tích hàng chục nghìn m2.

Với hệ thống giao thông đường bộ tương đối đồng bộ, hiện đại, lại nằm ở

vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Giang đã trở thành thế

mạnh, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh, chính trị quốc phòng của địa phương.

- Đường thuỷ nội địa

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 con sông chính chảy qua bao gồm sông Thương, sông Cầu, và sông Lục Nam, với tổng chiều dài khoảng 354km, trong

đó, 222 km do Trung ương quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được; 132km còn lại do địa phương quản lý.

Năm 2012, trên toàn tỉnh, tổng số phương tiện vận tải thuỷ là 632 phương tiện, đa số có trọng tải từ 200 tấn trở lên với tổng trọng tải trên 67.000 tấn.

Hệ thống cảng, bến đường thuỷ tương đối hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hoá cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần,…trong đó, cảng Á Lữ với diện tích khoảng 20.000m2 , chiều dài khoảng 200m cùng 2 kho hàng tổng diện tích 4.440m2 có năng lực thông qua cảng với khối lượng hàng hoá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 khoảng 250 nghìn tấn/năm; cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc có năng lực thông qua cảng khoảng 70-100 nghìn tấn/năm, cùng hàng chục cảng, bến có quy mô vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa

đã góp phần quan trọng vào việc đa dạng hoá các loại hình vận tải, giảm sức ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đường sắt

Trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 2 tuyến đường sắt nội địa chạy qua đó là tuyến Hà Nội - Lạng Sơn (thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam, thông thương sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan) và tuyến Lưu Xá - Kép - Quảng Ninh (thuộc tuyến Thái Nguyên - Quảng Ninh) nối các tỉnh nội địa với các cảng biển.

d) V h thng lưới đin

Hệ thống lưới điện ớ Bắc Giang đến nay bao gồm 2 trạm biến áp 110KV với công xuất 85MVA, 781 km lưới điện trung thế, 2.015 km đường dây hạ thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và 678 trạm biến áp.

Điện trở thành một trong những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là xoá đói giảm nghèo tại nhiều vùng của Bắc Giang. Tuy nhiên, do các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển mạnh, nên điện chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt nông thôn. Mức tiêu thụđiện năng bình quân đầu người còn thấp, đạt trung bình khoảng 180kwh/ người/năm. Hiện trạng lưới điện hạ thế các thôn xã đang quản lý bán điện, chất lượng còn nhiều bất cập, thiếu an toàn và tiêu thụ điện năng lớn. Giá bán điện đến hộ nông dân sống ở vùng nông thôn còn cao do công tác quản lý điện nông thôn của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, lưới điện về thôn, xã chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.

e) H thng bưu đin

Là một trong những ngành cơ sở hạ tầng quan trọng, bưu diện Bắc Giang tập trung đầu tư, hiện đại hoá nhanh chóng các loại hình dịch vụ, nhằm đón bắt kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội ởđịa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 Tại Bắc Giang, mạng lưới bưu chính viễn thông được quan tâm phát triển trên nhiều loại hình dịch vụ, tại nhiều vùng khác nhau. Hầu hết các nơi tập trung dân cư như thị xã, thị trấn, huyện lịđều có bưu cục phục vụ.

Hiện tại, sốđiểm bưu điện trên toàn tỉnh lên đến 210 điểm, trên 95% số xã có bưu điện phục vụ, chỉ còn 10 xã vùng xâu, vùng xa thuộc 2 huyện Sơn Động và Lục Ngạn chưa có bưu điện.

Các dịch vụ chuyển tiền nhanh, tiết kiệm Bưu điện, bưu chính uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ, điện hoa, chuyển phát nhanh EMS…đã được mở.

g) Hành chính

Toàn tỉnh được chia ra thành 10 khu vực hành chính bao gồm TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Sơn Động, huyện Yên Thế, huyện Hiệp Hoà, huyện Lạng Giang, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên (Trong đó, có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao Sơn Động), chia ra thành 230 xã, phường, thị trấn.

f) Khu công nghip kinh tế

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực. Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp cùng một số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500ha, trong đó có 1 khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy.

Các khu công nghiệp nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang thuộc các huyện Việt Yên và Yên Dũng. Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo

đường quốc lộ 1A mới Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông, cảng biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 45 km; Cảng

Một phần của tài liệu giải pháp chống buôn lậu gia cẩm và sản phẩm gia cầm nhập lậu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 34)