Theo báo cáo từ Chi cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, năm 2013 là năm cao điểm trấn áp các hành vi buôn lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm với 65 vụ vi phạm, xử lý vi phạm hành chính đạt 197tr.đ, giá trị hàng hóa tịch thu
ước đạt trên 1,5 tỷđồng.
Năm 2014 hiệu quả công tác quản lý kiểm soát gia cầm, các sản phẩm gia cầm được nâng cao hơn về chất lượng. Với 63 vụ xử lý vi phạm, tịch thu trên 2 tỷ đồng giá trị hành hóa, xử lý vi phạm hành chính đạt trên 329tr.đ. Trong đó, tình trạng các sản phẩm gia cầm, gia cầm không qua kiểm dịch chiếm tỷ lệ lớn.
Số vụ xử lý buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm gia đoạn 2011-2014 0 10 20 30 40 50 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Hàng hóa nhập lậu Hàng hóa không kiểm dịch
Biểu đồ 4.5: Tình hình xử lý các vụ vi phạm trong buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
Bảng 4.7 Tình hình xử lý vi phạm buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 -2014 TT Nội dung ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TT Nội dung ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 I Hàng hóa nhập lậu Số vụ vụ 6 19 42 17 Xử phạt VPHC VNĐ 23,500,000 25,500,000 105,000,000 47,700,000 Giá trị HH tịch thu VNĐ 94,000,000 153,000,000 703,500,000 431,650,000 II Hàng hóa không kiểm dịch Số vụ vụ 13 17 23 46 Xử phạt VPHC VNĐ 45,500,000 39,350,000 92,050,000 281,588,000 Giá trị HH tịch thu VNĐ 819,000,000 668,950,000.0 828,450,000 1,613,450,000 III Tổng Số vụ vụ 19 36 65 63 Xử phạt VPHC VNĐ 69,000,000 64,850,000 197,050,000 329,288,000 Giá trị HH tịch thu VNĐ 913,000,000 821,950,000.0 1,531,950,000 2,045,100,000 61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62
4.3.2 Kết quả phối hợp liên ngành
Thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội của chính phủ, Ban chỉđạo 127/TW đã khẩn trương, kịp thời và chủđộng chỉđạo các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong hoàn cảnh khó khăn về phương tiện, trang thiết bị, biên chế về cơ
chế, chính sách còn nhiều bất cập, các lực lượng chức năng đã nỗ lực, cố gằng hoàn thành tốt nhiệm vụ bước đầu đã thu được nhiều kết quả.
Kết quả cụ thể về kiểm tra, xử lý của một số lực lượng như sau:
Bảng 4.8 Kết quả xử lý vi phạm buôn lậu trong lực lượng liên ngành
T T Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Xử lý (vụ) Tổng thu (tỷ đồng) Xử lý (vụ) Tổng thu (tỷ đồng) Xử lý (vụ) Tổng thu (tỷ đồng) 1 Công an 9106 500 8747 515 12873 734 2 Hải quan 19007 475 15209 236 24242 517 3 Biên phòng 1850 133 2020 100 1860 150 4 Quản lý thị trường 54289 289 65521 317 91519 399 5 Cảnh sát biển 43 26 31 15 41 40 6 Thuế 40119 7325 47151 8570 7 Kiểm lâm 15356 198 17696 212 23993 287 8
Thanh tra chuyên
ngành 5210 13 5472 9.6 4470 29
Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Bắc Giang
UBND tỉnh và Ban chỉ đạo 127 tỉnh, các ngành chức năng, UBND các huyện Thành phố đã chỉđạo các đơn vị ra quân quyết liệt, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2088/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề
án: Phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và Kế hoạch triển khai của UBND tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 chính, các khu vực trọng điểm để kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi kinh doanh, vận chuyên gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu. Đồng thời tích cực kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm, kinh doanh giết mổđể phòng, chống việc sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Lực lượng chức năng cũng phối hợp chặt chẽ, thường xuyên nắm tình hình, đấu tranh xử lý kịp thời, nghiêm minh các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng vận chuyển, kinh doanh gia cầm trái phép. Kết quả xử lý các vụ việc, các
đối tượng vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu đều được thông tin kịp thời, cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các tổ chức và cá nhân; vận động nhân dân chấp hành đúng các quy định pháp luật về việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những vụ việc phức tạp cần có sự bàn bạc thống nhất của các bên tham gia để thu thập đầy đủ, chính xác các tài liệu, chứng cứ có liên quan xử lý đảm bảo khách quan và đúng pháp luật.
Thường xuyên có sự phối kết hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 127 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh trong công tác phòng chống ngăn chặn gia cầm nhập lậu, thông tin kịp thời về các
đường dây, ổ nhóm, đối tượng vi phạm, phối hợp bắt giữ khi có yêu cầu đặc biệt trên các tuyến đường chính từ biên giới chạy qua địa bàn tỉnh vào nội địa. Định kỳ
2 tháng giao ban đểđánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác phối kết hợp giữa các địa phương.
4.3.3 Số lượng, giá trị gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu bị xử lý
Trong lĩnh vực chống buôn lậu gia cầm, các sản phẩm gia cầm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc luôn là các đầu hàng nhập lậu lớn nhất vào Việt Nam thông qua đường biên giới. Đặc biệt là các sản phẩm gà mái thải loại có số lượng và giá trị
lớn được nhập lậu đều đặn vào trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 Mặc dù là nước đặc thù nông nghiệp song công tác sản xuất cung ứng con giống trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người chăn nuôi. Do
đó, hàng năm số lượng con giống gồm vịt, gà, ngỗng...luôn là đối tượng hàng hóa
được các đầu lậu tìm cách nhập khẩu trái phép về Việt Nam với số lượng rất lớn.
Bảng 4.9 Số lượng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu xử lý từ 2011-2014
TT Nội dung ĐVT N ăm 2011 N ăm 2012 N ăm 2013 N ăm 2014 1 Gà mái thải loại kg 10630 5885 7995 9220 2 Vịt con giống con 700 980 37450 4936 3 Gà con giống con 645 14600 40350 8546 4 Ngỗng con giống con 250 5 Ngan thịt con 490 1050
6 Chim bồ câu con 1600 735 1900 2220
7 Chim cảnh con 356 480 850
Nguồn : Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang
0% 20% 40% 60% 80% 100% Gà mái thải loại Vịt con giống Gà con giống Ngỗng con giống Ngan thịt Chim bồ câu Chim cảnh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Biểu đồ 4.6 Tỷ trọng gia cầm sản phẩm gia cầm nhập lậu các năm 2011-2014
4.3.4 Giá trị gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu thu giữ và nộp NSNN
Qua các năm 2011-2013 tình hình xử lý vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm dao động ổn định về tỷ trọng đối với các hàng hóa nhập lậu và hàng hóa không qua kiểm dịch. Tuy nhiên năm 2014 kết quả xử lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 của dịch cúm gia cầm năm 2012, 2013 tình hình kiểm soát dịch động vật đã dần
được kiểm soát và khống chế. Hoạt động quản lý thị trường năm 2014 triển khai nhiều chiến dịch lớn theo hoạt động liên ngành đã phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về kiểm dịch động vật lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Giá trị xử phạt VPHC giai đoạn 2011-2014 - 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 300,000,000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Hàng hóa nhập lậu Hàng hóa không kiểm dịch
Biểu đồ 4.7: Tình hình xử lý Vi phạm hành chính trong buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2014
Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Bắc Giang
4.3.5 Đánh giá chung về hoạt động chống buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm của Chi cục QLTT tỉnh Bắc Giang
- Trong những năm qua, công tác chỉ đạo của Trung ương đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhanh chóng triển khai kế hoạch đề ra của các năm. Đặc biệt là những công việc đột xuất, những vấn đề nổi cộm trên thị trường, đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát đối với những mặt hàng phục vụ giải pháp kích cầu của Chính phủ. Nhiều việc đột xuất, phát sinh mới do Thủ tướng Chính phủ giao đã hoàn thành đúng hạn. Với tinh thần đấu tranh quyết liệt của các ngành, các địa phương đã khiến cho tình hình buôn lậu nói riêng và hoạt
động thương mại nói chung giảm so với các năm trước. Ở địa phương, Ủy ban nhân dân và Ban chỉ đạo 127/ĐP đã triển khai kịp thời chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉđạo 127/TW
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 Bắc Giang đã tăng cường kiểm tra, giám sát các sản phẩm quy định phải dán tem, đồng thời tích cực trong công tác kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm cấm nhập khẩu và xử lý nhiều vụ vi phạm hàng nhập khẩu không có hóa đơn chứng từ đem lại số thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước (Tổng số thu ngân sách nhà nước trong các vụ vi phạm buôn lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm của Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2014 đạt trên 800tr.đ, giá trị hàng hóa tịch thu ước đạt gần 5 tỷ đồng). Đối với các tỉnh có địa bàn giáp ranh với tỉnh Bắc Giang như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương ..., Chi cục đã ký quy chế phối hợp nhằm trao đổi thông tin, kịp thời ngăn chặn hàng lậu vận chuyển từ các địa phương này ra vào tỉnh.
Tình hình kiểm tra kiểm soát chống buôn lậu của lực lượng
chức năng
87% 13%
Có Không
Đồ thị 4.8 Tần suất kiểm tra kiểm soát hoạt động chống buôn lậu đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh
Kết quả điều tra khảo sát đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng các sản phẩm gia cầm cho thấy: khoảng 87% đối tượng được điều tra đánh giá và ghi nhận hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về hàng hóa , 13% các đối tượng đánh giá không thường xuyên đối với hoạt động kiểm tra kiểm soát của cơ quan chức năng.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa nhập lậu Chi cục quản lý thị trường đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp góp phần bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 Quản lý thị trường đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nâng cao ý thức trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu thụ.
Có thể nói cùng với các cơ quan chức năng khác Chi cục quản lý thị
trường Bắc Giang đã góp phần đáng kể trong việc ổn định thị trường hàng hóa, không để việc kinh doanh hàng nhập lậu gây lũng đoạn nền kinh tế thị trường, góp phần bảo vệ nền kinh tế trong nước phát triển.
b) Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục
* Những hạn chế trong hoạt động kiểm tra, giám sát
- Đối với hàng nhập khẩu thuộc quy định phải dán tem:
Bên cạnh những thủ đoạn đối phó của các đối tượng, thì việc kiểm tra, giám sát các mặt hàng nhập khẩu thuộc quy định phải dán tem của Chi cục quản lý thị trường Bắc Giang còn gặp phải một số khó khăn về mặt chủ quan như:
+ Việc dán tem không đúng vị trí của cơ quan chức năng khi nhập khẩu hàng hoặc khi bán thanh lý hàng tịch thu cũng gây khó khăn trở ngại cho việc xử lý.
+ Trong quá trình kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường khó phân biệt được tem thật, tem giả (tuy có hướng dẫn của một số ngành chức năng) nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị kiểm tra nên đã làm hạn chế đến hiệu quả
kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm. Công việc giám định tem mất nhiều thời gian và tốn kém. Để xác minh nguồn gốc một vụ tem giả quản lý thị trường phải làm công văn gửi ra Tổng cục thuế (nơi phát hành tem) đề nghị cho biết số tem cần xác minh có phải số tem này đã phát hành, sau đó quản lý thị
trường làm tiếp công văn gửi Cục Hải quan, Cục thuế (nơi được cấp tem) xem tem này đã giao cho đơn vị nào quản lý. Sau khi Cục Hải quan, Cục thuế trả
lời quản lý thị trường tiếp tục gửi công văn cho Chi cục Hải quan, Chi cục thuế
(nơi nhận tem để cấp cho doanh nghiệp dán trên hàng hóa) để xem có đúng số
tem này đã cấp phát hay không. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thời gian xử phạt vi phạm hành chính đối với các vụ kinh doanh tem giả thời gian cho phép tối đa là 60 ngày, nếu quá thời gian trên sẽ phải giao trả hàng hóa cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 người kinh doanh, theo đó cơ quan xử lý phải bị kỷ luật, nhẹ thì cảnh cáo có khi bị truy cứu hình sự. Nhiêu khê trong khâu xác minh nguồn gốc tem cộng với việc phải chịu trách nhiệm nếu trễ thời hạn đã làm cho nhiều cán bộ quản lý thị
trường “buông” công việc khiến cho hàng lậu lũng đoạn thị trường.
+ Trong các mặt hàng thuộc quy định phải dán tem có rất nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau nên rất khó khăn trong việc thực hiện và kiểm tra, giám sát. Đối với một số mặt hàng, việc phân biệt là hàng nhập khẩu hay sản xuất trong nước đang khó xác định vì không ghi rõ xuất xứ.
- Đối với hàng nhập khẩu không quy định dán tem:
+ Hiện nay Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang thường gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt sản phẩm trong nước và nước ngoài do chưa triển khai việc in tên, đánh dấu cơ sở sản xuất lên biên vải theo quy định của quy chế ghi nhãn hàng hóa. Điều này khiến Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang không thể xử lý được dù đôi khi biết là hàng nhập lậu. Việc ghi vào hóa đơn, chứng từ đối với mặt hàng vải các thông số như số lượng, loại gia cầm, sản phẩm gia cầm địa chỉ nơi bán và mua chưa được Bộ tài chính quy định rõ ràng cũng gây không ít lúng túng cho lực lượng khi kiểm tra trong việc xác
định xuất xứ. Chính vì những khó khăn trên mà việc kiểm tra, giám sát mặt hàng này cũng đem lại hiệu quả chưa cao. Đồng thời cũng thiếu cả những trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát. Vì vậy mà mặc dù lượng hàng nhập lậu các sản phẩm này rất nhiều nhưng kết quả kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Bắc Giang hầu như không đáng kể.
Bên cạnh đó còn một số hạn chế khác trong hoạt động kiểm tra, giám sát