Xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 100)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

3.4.2.xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Sách

6 Khu ch trung ăn nuôi tập 3,0 2014 Đã th hiện ực 3,0 t C hừ nhân dân ủy ếu là

3.4.2.xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Sách

trên địa bàn huyn Nam Sách

* Nâng cao chất lượng phương án quy hoạch:

Do quy hoạch là tiêu chí đầu tiên trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Công tác quy hoạch được thực hiện hàng loạt, một đơn vị tư vấn cùng một lúc thực hiện nhiều phương án quy hoạch nên chất lượng của các phương án quy hoạch còn thấp, có nhiều hạng mục không phù hợp với thực tế. Nên giải pháp đầu tiên để góp phần thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới là phải nâng cao chất lượng của 3 phương án quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và quy hoạch cơ sở hạ tầng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91 * Giải pháp về cách thức tổ chức:

- Trước tiên, làm tốt công tác tuyên truyền cán bộ và nhân dân trong xã thấy được lợi ích của việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới với nhiều nội dung và hình thức khác nhau: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các cuộc họp, hội nghị; kịp thời giải đáp thắc mắc cho người dân; đối với những hộ chưa hiểu được lợi ích của việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM thì Ban phát triển thôn đến tận nhà để tuyên truyền, vận động...

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp phải có năng lực, có trình độ, năng động, nhiệt tình và trách nhiệm và gương mẫu để triển khai công việc một cách hiệu quả, khoa học như: tích cực thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của Nhà nước để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; công trình của cấp nào cấp đó thực hiện, ưu tiên công trình nào dễ thực hiện trước; Theo hướng ưu tiên trên hết, tất cả mọi công việc trước khi triển khai đều được đưa ra bàn bạc tại các cuộc họp ở thôn, người dân tham gia bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất. Ý kiến của người dân được tổng hợp và xây dựng thành kế hoạch cụ thể.

* Cách thức huy động và sử dụng vốn

- Huy động vốn từ ngân sách nhà nước: Xây dựng chi tiết phương án chi tiêu tài chính đối với từng hạng mục công trình đầu tư cho thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cơ sở xác định đúng nhu cầu thực tế của các địa phương. Thông qua đó xác định lượng vốn ngân sách Nhà nước cần thiết đầu tư. Sau khi được Nhà nước phê duyệt kinh phí cho các công trình thì đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM cấp xã cần nhanh chóng thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của Nhà nước để giải ngân được nguồn kinh phí này.

- Huy động vốn từ nhân dân: Việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đặc biệt là quy hoạch cơ sở hạ tầng phải xác định dựa vào nội lực của cộng đồng là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, vì vậy, ngoài việc hỗ trợ kinh phí của cấp trên, chính quyền cơ sở cần chủ động huy động vốn trong nhân dân, con em địa phương có khả năng đóng góp xây dựng; huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và các thành phần kinh tế khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92 Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo dân chủ, công khai về tài chính các khoản thu chi đầu tư cho xây dựng. Cần thực hiện đúng tiến độ đề ra, có vốn đến đâu thực hiện đến đó, tránh tình trạng hạng mục nào cũng làm kể cả khi chưa có vốn, hạng mục nào cũng dở dang, gây lãng phí kinh phí đầu tư, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và dễ phát sinh thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân.

- Giải pháp sử dụng nguồn vốn hiệu quả và hợp lý

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và hợp lý là điều rất quan trọng. Để làm tốt điều này cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, công tác chỉđạo thực hiện việc sử dụng nguồn vốn phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trong quá trình chỉđạo thực hiện việc quản lý và sử dụng nguồn vốn cần phải thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi để kịp thời phát hiện những biểu hiện tham nhũng, lãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn.

Để làm tốt điều này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới ở các xã, Ban phát triển ở các thôn phải được lựa chọn những người có trình độ, năng lực và tâm huyết với công việc để chắc chắn rằng nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới được sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích.

Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ trong từng hoạt động.

Mọi hoạt động trong huy động và sử dụng nguồn vốn cho thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải dựa trên cơ sở nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, phát huy cao nhất cộng đồng trách nhiệm, thực hiện triệt để nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 100)