Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 36)

Để chỉđạo, triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định về Chương trình xây dựng nông thôn mới như:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 - Quyết định số 115-QĐ/TU ngày 15/2/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Ban chỉđạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2020;

- Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 24/9/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2020;

- Quyết định 1010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Hải Dương Ban hành Quy định tạm thời về việc đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và Quy trình xét công nhận, công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quảđáng khen ngợi:diện mạo làng quê nông thôn Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày một nâng lên… Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa đến từng người dân với nhiều mô hình, cách làm hay được hình thành, nhân rộng(Ban chỉđạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2013).

Đến hết tháng 4 năm 2011, 12/12 huyện, thị, thành phố của tỉnh Hải Dương đã lập được Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉđạo (một số huyện thành lập các Tiểu ban giúp việc Ban Chỉđạo). Đối với cấp xã thì đến tháng 6 năm 2011 đã thành lập xong Ban Chỉđạo xây dựng nông thôn mới cấp xã, Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới xã, và Ban phát triển nông thôn.

Đến ngày 31/12/2013, toàn tỉnh đã đạt được 2.054 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt được 9,1 tiêu chí, tăng 2,4 tiêu chí so với trước khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, chỉ có 02 xã đạt dưới 5 tiêu chí (Bình Lãng - Tứ Kỳ, Ngô Quyền – Thanh Miện). Trong đó, có 1 xã đạt 17 tiêu chí (xã Nhân Quyền - huyện Bình Giang), 4 xã đạt 15 tiêu chí. Đặc biệt, toàn tỉnh đã có 227/228 xã phê duyệt xong Đề án xây dựng nông thôn mới đạt 99,6% (còn xã Ứng Hòe - huyện Ninh Giang đang lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết). Nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới trong 3 năm là 16.288 tỷ đồng; trong đó người dân đóng góp và doanh nghiệp tài trợ, ủng hộ 1.760 tỷ đồng (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt cũng như lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, do đó tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều giải pháp như: tổ chức đánh giá rà soát ở 228 xã theo tiêu chí của Chính Phủ; thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở 3 cấp (cấp tỉnh, huyện và cấp xã); tất cả các huyện, thị xã và thành phố đã tập trung vào việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung qui mô lớn và nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống cho nhân dân. Hiện tại, đã có thêm 25 xã có hệ thống nước sạch, xây dựng mới và cải tạo được trên 300 km đường giao thông nông thôn từ nguồn vốn tỉnh hỗ trợ và nguồn vốn WB.

Ngoài ra, tổ chức phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển chăn nuôi thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng và quy mô đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường…

Trong quá trình triển khai thực hiện tuy gặp không ít khó khăn như: Một số địa phương, công tác phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới còn chậm; vẫn còn tư tưởng trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh và Trung ương; thiếu chủ động, sáng tạo trong huy động nguồn lực nên kết quả nguồn vốn xây dựng nông thôn mới đạt thấp; hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm mới cho người dân chưa cao; thu nhập bình quân đầu người của một số xã còn thấp... Song, xây dựng nông thôn mới thực sựđã trở thành một phong trào lan tỏa đến từng người dân. Người dân đã nhận thức được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới, từ đó tự nguyện đóng góp thời gian, công sức, vật chất để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Cùng với đó, bộ tiêu chí đã được sửa đổi, phù hợp với thực tiễn đời sống, đặc trưng vùng, miền nên việc triển khai thực hiện ở cơ sở thu được nhiều kết quả(Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2013).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương. - Đối tượng nghiên cứu: đánh giá tình hình thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Sách và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Từđó đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới và quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nam Sách.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)