So sánh việc thực hiện quy hoạch đường ngõ, xóm trên địa bàn xã Thái Tân và xã An Lâm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 88)

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

6 Khu ch trung ăn nuôi tập 3,0 2014 Đã th hiện ực 3,0 t C hừ nhân dân ủy ếu là

3.3.3. So sánh việc thực hiện quy hoạch đường ngõ, xóm trên địa bàn xã Thái Tân và xã An Lâm

Tân và xã An Lâm

* Cách thức tổ chức thực hiện: Việc mở rộng các tuyến đường này được đưa ra bàn bạc, thống nhất trong cuộc họp dân ở các thôn. Ban phát triển thôn có trách nhiệm lập kế hoạch hàng năm đối với những tuyến đường trên địa bàn ngõ, xóm trong thôn và thông qua hội nghị với toàn dân, sau đó trình Uỷ ban Nhân dân xã quyết định. Cụ thể như sau: Thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng lợi, Ban phát triển ở các thôn tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch các tuyến đường ngõ, xóm; xây dựng các quy định hướng dẫn huy động nguồn lực trong nhân dân; tổ chức công khai (thông báo tại các cuộc họp, hội nghị, trên hệ thống loa truyền thanh, các hoạt động VHTT, sinh hoạt của các đoàn thể,...) cho người dân được biết chủ trương, mức đóng góp, đối tượng huy động, tiến độ huy động, thời điểm khởi công công trình, việc quản lý sử dụng các loại quỹ; tổ chức đối thoại với nhân dân, thông qua đó nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc, công khai trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tổ chức họp dân thống nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 chủ trương, mức đóng góp và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của Ban phát triển thôn ở mỗi nơi lại khách nhau.

Bảng 3.21: So sánh hiệu quả hoạt động của Ban phát triển thôn

Nội dung Thái Tân An Lâm

SL CC(%) SL CC(%) Hiệu quả 1 3,33 25 83,33 Bình thường 2 6,67 3 10,00 Chưa hiệu quả 27 90,00 2 6,67 Khác 0 0,00 0 0,00 Tổng số 30 100,00 30 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Qua bảng trên ta thấy, so với xã Thái Tân đội ngũ Ban phát triển thôn xã An Lâm hoạt động rất hiệu quả. Có 88,33% hộ dân xã An Lâm được hỏi cho rằng Ban phát triển thôn xã An Lâm hoạt động hiệu quả. Trong khi xã Thái Tân chỉđạt có 3,33%.

Do hiệu quả hoạt động của đội ngũ Ban phát triển thôn khác nhau nên việc tham gia của người dân tại các cuộc họp xây dựng các tuyến đường thôn, xóm cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

Bảng 3.22: So sánh sự tham gia của người dân tại các cuộc họp xây dựng các công trình giao thông thôn, xóm

Nội dung Thái Tân An Lâm

SL CC(%) SL CC(%)

Có biết nhưng không tham gia 14 46,67 1 3,33 Không biết nên không tham gia 12 40,00 1 6,67

Có tham gia 4 13,33 28 90,00

Tổng số 30 100,00 30 100,00

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ người dân xã An Lâm được hỏi có tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng các tuyến đường ngõ, xóm tại các cuộc họp thôn của xã An Lâm đạt 90%, trong khi đó xã Thái Tân chỉđạt có 13,33%.

Sau khi được đội ngũ Ban phát triển thôn tổ chức tuyên truyền, vận động thì các hộ dân cũng đã tham gia đóng góp công sức, góp tiền và hiến đất vào việc xây dựng các tuyến đường ngõ, xóm. Tuy nhiên sự tham gia đóng góp của người dân ở các xã lại khác nhau. Cụ thể như sau:

Bảng 3.23: Nội dung tham gia của người dân trong việc XD đường ngõ, xóm

Nội dung Thái Tân An Lâm

SL CC(%) SL CC(%) Khảo sát 6 20,00 10 33,33 Thiết kế 0 0,00 0 0,00 GPMB 15 50,00 28 93,33 Đào đắp 2 6,67 15 50,00 Phụ xây 0 0,00 0 0,00 Thi công 0 0,00 0 0,00 Góp tiền 8 26,67 30 100,00 Hiến đất 12 40,00 27 90,00

Tổng số người dân được hỏi 30 30

(Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Qua bảng trên ta thấy, nội dung tham gia của người dân trong việc xây dựng đường ngõ, xóm ở cả 2 xã chủ yếu là góp tiền, hiến đất, tham gia vào khâu Giải phóng mặt bằng, khâu đào đắp và thiết kế còn các nội dung khác hầu như không có người tham gia. Tuy nhiên người dân ở xã An Lâm tham gia tích cực hơn người dân xã Thái Tân: 100% người dân xã An Lâm được hỏi tham gia góp tiền trong khi xã Thái Tân chỉ có 26,67%; có 90% người dân xã An Lâm được hỏi tham gia hiến đất trong khi xã An Lâm chỉ có 40%; có 93,33% người dân xã An Lâm được hỏi tham gia vào khâu GPMB, trong khi ở xã Thái Tân chỉ có 50%; …

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 * Kết quả: Với sự vận động của chính quyền xã và Ban PTT thôn các tuyến đường ngõ, xóm tại 2 xã An Lâm và xã Thái Tân đang được thực hiện với kết quả như sau:

Bảng 3.24: Kết quảđạt được trong xây dựng đường ngõ, xóm

Hiện trạng Quy hoạch Tình hình thực hiện quy hoạch Chiều dài (km) Chiều rộng mặt đường (m) Chiều dài (km) Chiều rộng mặt đường (m) Thời gian dự kiến Chiều dài (km) Chiều rộng mặt đường (m) Tiến độ thực hiện Thái Tân 13,1 1,5 13,1 3,5 2012 – 2014 3,5 2,5 Đang thực hiện An Lâm 12,4 2,0 – 3,0 12,4 3,5 2012 – 2014 10,2 3,5 Đang thực hiện (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Qua bảng trên ta thấy: Tính đến tháng 6 năm 2014, xã An Lâm đã xây dựng xong 10,2/12,4 km đường ngõ, xóm với chiều rộng mặt đường 3,5m (đạt 82,3%)

trong khi xã Thái Tân mới thực hiện được 3,5/13,1 km đường ngõ, xóm với chiều rộng mặt đường 2,5m (đạt 26,7%). Việc mở rộng các tuyến đường xóm của xã Thái Tân chưa đúng theo quy hoạch nhưng đã đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới

(theo Quyết định 1010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Hải Dương: bề mặt đường >=1,6m).

* Nguồn vốn:

Để đạt được kết quả như trên là do có sự góp kinh phí của của nhân dân trong xã; sựủng hộ của các tổ chức, cá nhân; sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

Bảng 3.25: Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng đường ngõ, xóm

Nội dung

Thái Tân An Lâm

Số tiền (tỷđông) CC(%) Số tiền (tỷđồng) CC(%) Nhân dân đóng góp 1,23 51,68 5,45 50,18 Tổ chức, cá nhân ủng hộ 0,08 3,36 0,52 4,79 Tỉnh hỗ trợ 0,74 31,09 3,4 31,31 Xã hỗ trợ 0,33 13,87 1,49 13,72 Tổng 2,38 100 30 100 (Nguồn: Số liệu điều tra 2014)

Qua bảng 3.25 ta thấy để xây dựng các tuyến đường ngõ, xóm trên địa bàn hai xã Thái Tân và An Lâm, tỉnh hỗ trợ toàn bộ xi măng tương đương với khoảng 31% kinh phí; xã hỗ trợ khoảng 13% kinh phí, phần còn lại là do nhân dân đóng góp và huy động các tổ chức, cá nhân ủng hộ. Xã An Lâm làm tốt công tác vận động con em quê hương đi làm ăn xa và các tổ chức cá nhân có trên địa bàn nên tỷ lệ kinh phí mà các tổ chức cá nhân ủng hộ cho công trình xây dựng đường giao thông ngõ, xóm là 4,79% trong khi đó xã Thái Tân chỉđạt có 3,36%.

* Nhận xét: Xã An Lâm và xã Thái Tân có kết quả xây dựng các tuyến đường ngõ, xóm chênh lệch nhau tương đối lớn. Nguyên nhân là do:

- Cách thức tổ chức thực hiện của hai xã khác nhau:

+ Xã An Lâm thực hiện tốt công tác tuyên tuyền với nhiều cách làm hay như: tuyên truyền qua các gương người thật, việc thật; ngoài việc tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã ý nghĩa và tác dụng thiết thực của việc làm đường, nêu khó khăn khi giải phóng mặt bằng phải mở rộng đường qua nhiều phần đất của nhân dân... Vận động người dân hiến đất, trong đó nhấn mạnh việc khi làm đường, mở rộng đường nhân dân đi lại thuận tiện, đỡ lầy lội, đặc biệt giá trị mảnh đất của các hộ ven đường được nâng lên. Vận động các đảng viên cao tuổi Đảng, người có uy tín, cùng tuyên truyền; xác định nội dung trọng tâm để tuyên truyền; cán bộ xã, Ban phát triển thôn gương mẫu, đi đầu trong công tác tuyên truyền và tham gia đóng góp công sức, tiền của để xây dựng đường ngõ, xóm. Đặc biệt đối với những hộ còn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83 chưa hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình nông thôn mới nên chưa tham gia xây dựng các tuyến đường ngõ, xóm, Ban phát triển thôn tới tận nhà để tuyên truyền, vận động đối với những hộđó. Tuy nhiên, xã Thái Tân lại chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động (mới chỉ xây dựng kế hoạch thực hiện, chưa thường xuyên tuyên truyền trên Đài truyền thanh, các cuộc họp của chi bộ, của thôn, các đoàn thể chưa có các hình thức tuyên truyền, vận động,...) nhân dân tham gia xây dựng các đường ngõ, xóm. Bên cạnh đó, một số cán bộ, đảng viên lại thiếu tính tiền phong, gương mẫu trong công tác xây dựng nông thôn mới nên làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân.

+ Trước khi họp nhân dân, Ban phát triển thôn của xã An Lâm xây dựng kế hoạch cụ thể, dự kiến mức đóng góp, thời gian thu tiền của người dân, thời gian khởi công, hoàn thành. Tuyên tuyền tại cuộc họp với người dân về ý nghĩa, tác dụng thiết thực của việc làm đường thôn, xóm. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong thu - chi tài chính, giám sát,... để cho dân hiểu, dân tin, giải đáp ngay các ý kiến thắc mắc; đặc biệt phải bố trí một số cán bộ, đảng viên, người dân có uy tín trong thôn phát biểu đồng tình hưởng ứng để người dân yên tâm đóng góp. Bên cạnh đó, xã Thái Tân, công tác tuyên truyền làm chưa được tốt, công tác tổ chức triển khai thực hiện còn mang tính hình thức nên kết quảđạt được còn thấp.

- Công tác huy động nguồn vốn: Xã An Lâm có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn xã Thái Tân nên việc huy động các nguồn vốn đóng góp cho xây dựng nông thôn mới cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, xã An Lâm còn có nhiều cách làm sáng tạo trong việc huy động nguồn vốn đóng góp từ nhân dân: vận động các đồng chí cán bộ thôn, xã, đảng viên gương mẫu trong đóng góp và vận động gia đình, người thân tham gia hưởng ứng, con em xa quê thành đạt tài trợ; thôn viết thư kêu gọi tài trợđối với con em xa quê, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Khi công trình hoàn thành đã tổ chức khánh thành và mời nhân dân trong thôn và con em xa quê thành đạt về dự và vinh danh những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công trình. Bên canh đó, xã Thái Tân có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; công tác vận động nhân dân đóng góp kinh phí và kêu gọi tài chợ cho việc xây dựng các tuyến đường ngõ, xóm còn thiếu tính sáng tạo và hiệu quả; một số cán bộ thôn, xã chưa thực gương mẫu làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)