IV. Một số chỉ tiêu bình quân
6 Khu ch trung ăn nuôi tập 3,0 2014 Đã th hiện ực 3,0 t C hừ nhân dân ủy ếu là
3.3.4. Nhận xét về việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thái Tân và xã An Lâm
xã Thái Tân và xã An Lâm
3.3.4.1. Xã Thái Tân
Xã Thái Tân là một trong những xã có tiến độ xây dựng nông thôn mới chậm nhất huyện Nam Sách. Tính đến tháng 6 năm 2014, xã Thái Tân mới đạt được 7/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã cũng chậm. Trong 3 phương án quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và quy hoạch cơ sở hạ tầng thì thì chỉ có quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp có tiến độ thực hiện tương đối tốt còn 2 phương án quy hoạch còn lại việc thực hiện còn chậm. Cụ thể như sau: - Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp: Xã Thái Tân là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Nam Sách, kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, nên việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp xã Thái Tân được ưu tiên thực hiện và bước đầu đạt được kế hoạch đề ra. Những vùng quy hoạch được thực hiện và đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống. Tuy nhiên chỉ có vùng khu chăn nuôi tập trung thực hiện không đúng tiến độ làm ảnh hưởng đến môi trường chung của khu dân cư nông thôn và ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng nông thôn mới.
- Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thái Tân nhìn chung còn chậm. Trong các loại đất phi nông nghiệp chỉ có đất ở nông thôn và đất sản xuất kinh doanh là thực hiện vượt tiến độ đề ra. Còn các loại đất khác thực hiện không đúng tiến độ đề ra, như: đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ, đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất công trình năng lượng, đất cơ sở văn hoá, đất giáo dục đào tạo, đất chợ.
- Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng xã Thái Tân cũng rất chậm. Tính đến nay mới chỉ có hạng mục cơ sở y tế và hệ thống cấp nước là hoàn thành. Các hạng mục khác đều đang thực hiện hoặc chưa được thực hiện.
Nguyên nhân:
- Thái Tân là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Nam Sách, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thuần tuý, thu nhập bình quân đầu người của xã nằm trong nhóm những xã có thu nhập thấp nhất huyện. Chính nguyên nhân này ảnh hưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
đến việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc huy động vốn. Bên cạnh đó, có rất ít doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên kết quả thu được từ việc huy động sựủng hộ của doanh nghiệp cũng thấp.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn chưa hiệu quả.
- Chất lượng quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn kém, công tác khảo sát trước khi lập quy hoạch còn sơ sài.
- Ban Chỉđạo xây dựng nông thôn mới và Ban phát triển thôn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. Cụ thể như sau: đội ngũ cán bộ chưa thực sự năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ởđịa phương. Ban phát triển thôn chưa phát huy được hết vai trò quan trọng trong việc tự huy động kinh phí, công sức, tài sản của người dân trong thôn hoặc con em quê hương đi làm ăn xa, thành đạt đểđóng góp và ủng hộ cho địa phương …
- Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chưa thật sự chặt chẽ.
- Nhận thức của một số cấp uỷ chi bộ, cán bộ, đảng viên chưa thực sựđầy đủ nên đã làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Một số thôn chưa chấp hành nghiêm túc kế hoạch của UBND xã trong xây dựng cơ sở hạ tầng nâng thôn. Nhận thức của người dân xã Thái Tân còn hạn chế. Nhiều người cho rằng “chúng tôi cuộc sống nhiều vất vả, thu nhập thấp nhà nước có chủ trương xây dựng nông thôn mới thì cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho chúng tôi. Xây dựng nông thôn mới là của nhà nước, do nhà nước đầu tư”. Những hộ tham gia hiến đất cho chương trình xây dựng nông thôn mới phần đa là các hộ có điều kiện kinh tế khá trở lên, nên với họ việc chịu ảnh hưởng thiệt thòi một ít cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của gia đình. Còn với những hộ nghèo, những hộ còn gặp nhiều khó khăn thì việc hiến đất cho thực hiện các hạng mục như mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng thì là cả vấn đề khó khăn, khi những hoạt động đó trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích của người nông dân. Kết quả huy động đất đai cho xây dựng nông thôn mới đã không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86
đạt được so với kế hoạch đề ra làm chậm tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Một số quy định của nhà nước còn chồng chéo, gây khó khăn cho địa phương trong việc thực hiện. Ví dụ như: Việc quy hoạch đường giao thông nông thôn được lập theo Quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam thì đường thôn mặt đường 5,5m, mặt cắt đường 11,5m; nhưng theo quy định 315/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tải hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, thì mặt đường thôn 2,5m và mặt cắt đường 3,5m.
- Thủ tục của nhà nước còn rườm rà: Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, để xây dựng thành công thì cần chuyển mục đích sử dụng nhiều loại đất. Nhưng thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất rất phức tạp trong khi đó đội ngũ cán bộ xã lại thiếu năng động, nhiệt tình, bám sát để thực hiện được quy hoạch sử dụng đất. Hoặc một số công trình đã được xây dựng xong nhưng lại mắc phải các thủ tục thanh quyết toán, mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã.
3.3.4.2. Xã An Lâm
Đến nay, xã An Lâm đã hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xã An Lâm là xã đầu tiên của huyện Nam Sách và là một trong những xã đầu tiên của tỉnh Hải Dương hoàn thành chương trình này. Chính vì vậy việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã An Lâm cũng đạt tiến độ rất nhanh. Cụ thể như sau:
- Quy hoạch sử dụng đất xã An Lâm: Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã An Lâm tương đối tốt. Đa số các loại đất đều thực hiện đúng hoặc vượt tiến độ theo kế hoạch đề ra. Chỉ có một số loại đất thực hiện không đúng tiến độđề ra như: đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất chợ... Nguyên nhân là do: công trình của cấp trên dự kiến thực hiện trên địa bàn xã nhưng chưa thực hiện, quy hoạch không phù hợp với thực tế, do quy định về việc hạn chế các công trình, dự án có sử dụng đất trồng lúa, công tác quản lý đất đai của địa phương còn chưa chặt chẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87 - Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp: Việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp xã An Lâm rất tốt. Các vùng sản xuất nông nghiệp đều thực hiện được đúng và vượt tiến độ đề ra. Về quy mô thực hiện nhìn chung theo đúng kế hoạch đề ra, chỉ có quy hoạch vùng sản xuất cây rau màu trái vụ quy mô thực hiện lớn hơn kế hoạch đề ra, nhưng lại phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Những vùng quy hoạch được thực hiện và đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng: Việc thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng xã An Lâm tương đối tốt. Các hạng mục đều đã đạt theo tiêu chí nông thôn mới.
* Nguyên nhân: Có được những thành công như vậy là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Xã An Lâm nằm ở trung tâm cuả huyện Nam Sách, có đường Quốc lộ chạy qua thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dịch vụ trên địa bàn xã. Xã có nhiều làng nghề truyền thống, như: nghề làm bún, nghề mộc... Thu nhập bình quân đầu người của xã cao thứ 2 trong huyện Nam Sách (sau thị trấn Nam Sách). Nhân dân ở xã triển khai thực hiện với quyết tâm cao. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ủy, chính quyền và các đoàn thể ở xã đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú đa dạng, thường xuyên cung cấp thông tin tới toàn thể nhân dân hiểu về mục đích, nội dung, tư tưởng chỉđạo, cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước về cuộc vận động này.
- Đội ngũ cán bộ xã đặc biệt cán bộ nòng cốt năng động, nhiệt tình, có trình độ, năng lực nên công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương nhanh chóng đạt được hiệu quả. Ban phát triển thôn đại diện cho các thôn tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển của cộng đồng, ưu tiên theo hướng: công trình nào dễ làm, có khả năng làm được thì triển khai trước. Xã làm công trình của xã, thôn làm công trình của thôn, gia đình, cá nhân làm các công trình của gia đình, cá nhân. Theo hướng ưu tiên trên hết, tất cả mọi công việc trước khi triển khai đều được đưa ra bàn bạc tại các cuộc họp ở thôn, người dân tham gia bàn bạc, trao đổi và đi đến thống nhất. Ý kiến của người dân được tổng hợp và xây dựng thành kế hoạch cụ thể. Ban chỉđạo có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nội dung hoạt động triển khai thực
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88 hiện xây dựng các công trình.Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã An Lâm đã tạo sự gắn bó đoàn kết giữa cán bộ với nhân dân, chủđộng sáng tạo trong mọi cách làm, hiến kế, hiến công, tạo không khí sôi nổi hào hứng trong nhiệm vụ thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Nhận thức của người dân xã An Lâm tương đối cao. Đa phần người dân đều nhận thức được mục đích, ý nghĩa và lợi ích mà chương trình xây dựng nông thôn mới đem lại nên người dân tích cực đóng góp sức người, sức của cùng địa phương chung tay xây dựng nông thôn mới đặc biệt là thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn để cho thôn xóm được khang trang, sạch đẹp.