Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 45)

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai Nam Sách được hình do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Thái Bình, đất tương đối màu mỡ, tầng đất dày, thành phần cơ giới chủ yếu là trung bình nên có điều kiện để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện và vững chắc với nhiều loại đất trồng: cây lương thực, cây ăn quả và rau màu thực phẩm cao cấp khác. Với tổng diện tích tự nhiên 10.907,78 ha, đất đai được chia ra thích hợp với các mục đích sử dụng khác nhau:

- Khu vực thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là khu vực ven quốc lộ 37 thuộc địa bàn các xã Đồng Lạc, An Lâm, thị trấn Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Sách, Quốc Tuấn, Thanh Quang và đường 5B thuộc các xã Cộng Hòa, Phú Điền, An Lâm, thị trấn Nam Sách, Nam Hồng, Hồng Phong, Thái Tân.

- Khu vực thích hợp phát triển rau màu: xã Nam Trung, Nam Chính, Nam Tân, Nam Hưng, Thái Tân, Hợp Tiến, Hiệp Cát, An Lâm, An Bình.

- Khu vực phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Cộng Hòa, Nam Tân, Hiệp Cát, Thái Tân, Hồng Phong, Minh Tân, Thái Tân, Đồng Lạc.

- Khu vực thích hợp phát triển trồng lúa đặc sản: Quốc Tuấn, Hợp Tiến, Nam Tân, Đồng Lạc, Cộng Hoà(UBND huyện Nam Sách, 2013, 2014).

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi các con sông: Thái Bình, Kinh Thầy và sông Rạng, ngoài ra còn hàng ngàn ao hồ, đầm, sông nhỏ nằm rải rác trên địa bàn huyện, là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân trong huyện.

Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu khoan thăm dò nước dưới lòng đất cho thấy nguồn nước ngầm của huyện có trữ lượng tương đối khá so với vùng đồng bằng Bắc Bộ, chất lượng nước trung bình, tổng độ khoáng cao, hàm lượng các ion: Na+ 1,64; Cl- 2,19, nước lợ, tanh, độ cứng cao, cần phải có quy trình xử lý chặt chẽ trước khi đưa vào cho sản xuất và sinh hoạt (UBND huyện Nam Sách, 2013, 2014).

3.1.2.3. Tài nguyên nhân văn

Nam Sách là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Con người Nam Sách nổi tiếng thông minh, hiếu học và đỗ đạt tiêu biểu là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi mà đền thờ của ông ở xã Nam Tân được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Nam Sách đã tích cực góp sức người, sức của vào chiến thắng hào hùng của dân tộc. Trong đó tấm gương hi sinh anh dũng của nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi đã được các thế hệ thanh niên noi theo và học tập. Đến công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, Nam Sách lại đi đầu trong việc phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hiện nay trên địa bàn huyện còn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá ghi dấu các sự kiện lịch sử lớn là: Đình Đầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

(Hợp Tiến), Đình Vạn Niên (TT Nam Sách), Đền thờ Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (Nam Tân), (UBND huyện Nam Sách, 2013, 2014).

Nam Sách cũng là địa phương nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như: Làng nghề gốm sứ Chu Đậu – xã Thái Tân, làng nghề mộc – xã Nam Hưng, làng nghề hương - xã Quốc Tuấn… Trong đó Làng nghề gốm sứ Chu Đậu là làng nghề nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)