Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 32)

Tính đến hết năm 2013, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã được triển khai diện rộng trên khắp cả nước và bước đầu đã thực hiện và đạt được những kết quả nhất định.

* Về tổ chức bộ máy, triển khai chương trình:

Đã có 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo và cơ bản kiện toàn bộ máy nhân sự sau bầu cử HĐND các cấp. Hầu hết các địa phương đã kiện toàn Ban chỉđạo do đồng chí chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đến nay, 100% số huyện đã thành lập Ban chỉđạo cấp huyện; 100% số xã đã thành lập Ban chỉđạo cấp xã; Trên 54% số xã ngoài việc thành lập Ban chỉđạo cấp xã còn thành lập Ban phát triển thôn, bản để chỉđạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đã thành lập Ban vận động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng phát động đã có tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực cao và động viên tinh thần của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn. Hệ thống thông tin tuyên truyền về nông thôn mới hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rất tích cực, kịp thời đến phong trào xây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 dựng nông thôn mới... Nhiều tỉnh đã giao cho mỗi sở, ngành trực tiếp phụ trách 1 huyện hoặc xã cụ thể, đỡđầu giúp cho các đơn vị này xây dựng và phát triển các đề án nông thôn mới. Một số tỉnh thành như Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Hà Nam...đã vận động doanh nghiệp tài trợ hàng trăm tỷđồng để xây dựng nông thôn mới. Thành phố Hồ Chí Minh đã phân công các sở, ngành phụ trách các tiêu chí liên quan đến hỗ trợ(Ban chỉđạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2013).

* Về nguồn vốn cho Chương trình: trong 3 năm 2011 - 2013, chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động được 485.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước các cấp bố trí 161.938 tỷ đồng, chiếm 33,4%; vốn hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 50.048 tỷ đồng (10,3%), gồm ngân sách Trung ương 5.469,16 tỷ đồng (1,1%) và ngân sách địa phương 44.579,15 tỷ đồng (9,2%); vốn lồng ghép 111.889,7 tỷ đồng (23,1%); vốn tín dụng 231.378,1 tỷ đồng, chiếm 47,7%. Các doanh nghiệp hỗ trợ 29.900,91 tỷ đồng, chiếm 6%; người dân đóng góp 62.841,07 tỷđồng, chiếm 13%. Đáng chú ý là vốn cho xây dựng nông thôn mới đã được tăng cường khi ngày 25/1/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 195/QĐ-TTg phân bổ nguồn vốn trái phiếu cho năm 2014 - 2016 là 15.000 tỷ đồng, trong đó bố trí cho năm 2014 là 4.765 tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương đang tích cực phân bổ nguồn vốn này qua các kênh để sớm triển khai thực hiện ngay.

* Về lập đề án nông thôn mới cấp xã:

- Các xã đã tiến hành lập Đề án xây dựng nông thôn mới và có 81% số xã phê duyệt xong đề án. Tuy nhiên, cũng còn một số nơi nhiều xã chưa hoàn thành công tác này như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La.

- Việc lập Đề án quy hoạch chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, nặng về xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng tới sản xuất, môi trường, văn hoá, giải pháp thực hiện... Việc huy động nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn. Trong giời gian qua, hoạt động xây dựng hạ tầng ở các địa phương phát triển mạnh mẽ, tập trung vào các công trình giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường và công trình văn hoá xã hội. Tuy nhiên, đã bộc lộ một số bất cập: Một sốđịa phương huy động quá sức dân; Xây dựng xong nhưng thiếu quy trình và nguồn vốn cho công tác duy tu, bảo dưỡng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

* Về công tác quy hoạch:

- Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch và thực hiện quy hoạch có vai trò quan trọng, nhằm bảo đảm cho việc sử dụng đất và xây dựng hạ tầng thiết yếu, các khu dân cư khu vực nông thôn vừa theo hướng văn minh, hiện đại, vừa giữ được bản sắc văn hóa làng, xã của địa phương. Đến nay, đã có 93,7% số xã hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, như: Tỉnh Vĩnh Phúc 112/112 xã đã duyệt xong quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết. Tỉnh Thái Bình 267/267 (100%) số xã đã duyệt xong quy hoạch chung, 80 xã lập xong quy hoạch chi tiết... Tuy nhiên chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều nơi còn thấp, nhiều xã mới dừng ở quy hoạch chung, thiếu cụ thể hóa cần thiết.

Các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quy hoạch nông thôn mới:

Một là, năng lực của các chủ thể tham gia nhiệm vụ quy hoạch từ cấp xã, đến đơn vị trực tiếp lập quy hoạch là các công ty tư vấn, và phê duyệt là cấp huyện còn hạn chế về tổ chức và trình độ. Tại thời điểm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2010, trong 181 nghìn cán bộ cấp xã có 0,1% không biết chữ, 48% chưa qua đào tạo, 80% không biết sử dụng máy tính. Trong khi các công ty tư vấn thiếu chuyên gia có năng lực, trình độ hiểu biết về quy hoạch nông thôn, nhất là lĩnh vực thủy lợi, sử dụng đất, kinh tế nông nghiệp, môi trường... đa phần chỉ tập trung quy hoạch điểm dân cư tập trung, một số quy hoạch hạ tầng cơ sở. Có đơn vị tư vấn đảm nhận một lúc quy hoạch nhiều xã nên việc khảo sát hiện trạng, định hướng phát triển còn rất hạn chế, dập khuôn, dẫn đến quy hoạch không phù hợp với quy hoạch vùng, hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, xử lý môi trường... giữa các xã thiếu thống nhất, mạnh xã nào xã ấy làm. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra đầu bài, thẩm định, xét duyệt cũng như quản lý sau quy hoạch dẫn đến chất lượng hạn chế, hiệu quả thấp (Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trung ương, 2013).

Hai là, chi phí cho công tác quy hoạch xây dựng nông thôn là rất cao, từ giai đoạn khảo sát, thu thập số liệu, đến giai đoạn lập nhiệm vụ, lập quy hoạch, duyệt quy hoạch, do đó cần khoản kinh phí thực hiện khá lớn: nhưng trong thực tếđịnh mức chi phí thực hiện lại rất thấp và không có hệ số dành cho các vùng, miền (xã, vùng đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

bằng khác xa xã của vùng núi cao, ven biển...). Trong khi muốn lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án lại vướng về thủ tục "giải ngân".

Ba là, các tiêu chí về kiến trúc nhà ở nông thôn, công trình công cộng, bảo tồn di tích, văn hóa, dân tộc phù hợp với đặc điểm của từng vùng còn thiếu cụ thể, gây khó cho công tác lập quy hoạch, nhất là đối với các xã có đặc điểm khác nhau rất lớn: xã ven đô thậm chí trong nội đô, xã có làng nghề phát triển, xã thuần nông, xã vùng đồng bằng, xã vùng ven biển, xã vùng trung du, xã vùng núi cao... Từ đó đặt ra các yêu cầu quy hoạch rất khác nhau, cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng quy hoạch nông thôn còn nhiều hạn chế.

Bốn là, quá trình triển khai thực hiện quy hoạch nông thôn mới, nhiều văn bản quy phạm pháp luật có những điểm chồng chéo, mâu thuẫn chưa phù hợp thực tế cả về nội dung chuyên môn đến điều kiện nhân lực và kinh phí thực hiện, nhưng lại chậm bổ sung sửa đổi. Thí dụ về tiêu chí giao thông có tới ba "hướng dẫn": Quyết định 315/QÐ - BGTVT ngày 23/2/2011 quy định đường AH là 3,5 m lề đường, đường liên xã mặt đường rộng 3 m. Sổ tay hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đường trục xã rộng tối thiểu 5-6 m, đường trục nông thôn lòng đường tối thiểu 4-5 m.

Năm là, về bản chất của quy hoạch xây dựng nông thôn mới chính là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp xã gắn với yêu cầu cụ thể trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Để quy hoạch có tính khả thi cao thì vai trò của người dân trong việc xây dựng mục tiêu, quy hoạch và kế hoạch là hết sức quan trọng. Việc hiện nay nhiều đơn vị tư vấn thiếu nghiên cứu và kinh nghiệm về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất tại các địa phương trong chương trình xây dựng nông thôn mới đang bộc lộ nhiều bất cập khi chúng ta có tới 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp (Hoàng Tuấn Hiệp - Nguyễn Quang Dũng, 2012).

* Về kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới tại các địa phương: Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước 9,64 tiêu chí/xã (tăng 5,3 tiêu chí/xã so với năm 2011); 185 xã đạt chuẩn Nông thôn mới và gần 600 xã đạt từ 15- 18 tiêu chí, các công trình kết cấu hạ tầng được các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; thu nhập của dân cư nông thôn tăng ( 34% số xã đạt tiêu chí về hộ nghèo), nhân dân phấn khởi, tin tưởng tham gia vào sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 nghiệp xây dựng nông thôn mới. (Báo cáo Kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, 2013).

* Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện Chương trình nông thôn mới: Trong thời gian qua việc thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai Chương trình còn chậm so với mục tiêu; việc triển khai vốn trái phiếu Chính phủ còn chậm, việc giám sát, đánh giá kết quả sử dụng vốn còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉđạo cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa sát thực tế, dẫn đến một số nơi còn huy động vốn đóng góp của dân quá mức; môi trường nông thôn có xu hướng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, năng lực ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Vì vậy bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thực hiện chương trình là:

- Xây dựng Nông thôn mới phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủđộng, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và của Ban Chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng dẫn dắt và thúc đẩy thực hiện Chương trình.

- Khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân thực sự làm chủ thể, phát huy vai trò tích cực của các thôn, bản, ấp trong xây dựng Nông thôn mới là yếu tố quyết định cho sự thành công của Chương trình.

- Nắm vững mục tiêu và hệ thống tiêu chí Nông thôn mới để có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và yêu cầu bức thiết của người dân ở từng địa phương; phát huy cao nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin vào Chương trình.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)