3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Nam sách nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm của tỉnh (thành phố Hải Dương) khoảng 6 km và thành phố Hải Phòng 41 km theo quốc lộ 5A, diện tích 10.907,78 km2; dân số 115.156 người (năm 2014 là 115.268 người); mật độ dân số 10.557 người/km2 (năm 2014 là 10.567 người/km2). Toàn huyện có 18 xã, 1 thị trấn, trong đó bao gồm 102 thôn. Về địa giới hành chính của huyện, cụ thể:
- Phía Bắc giáp thị xã Chí Linh;
- Phía Đông giáp huyện Kinh Môn và huyện Kim Thành; - Phía Nam giáp huyện Thanh Hà và thành phố Hải Dương;
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Nam Sách có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng trong và ngoài tỉnh do nằm trên trục giao thông sắt, thuỷ, bộ nối liền tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh như tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Quốc lộ 5A nối liền từ thủ đô Hà Nội- thành phố cảng Hải Phòng, quốc lộ 37 nối thành phố Hải Dương với huyện Chí Linh là hai khu vực phát triển kinh tế năng động nhất Hải Dương…tạo điều kiện thuận lợi cho huyện tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm (UBND huyện Nam Sách, 2013, 2014).
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Nam Sách là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Địa hình đất đai của huyện có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Xét về tiểu vùng địa hình không đồng đều, cao thấp xen kẽ nhau giữa vùng cao và bãi trũng, phía Tây Bắc địa hình khá bằng phẳng, phía Đông và Đông Nam chịu ảnh hưởng nhiều của thuỷ triều sông Thái Bình.
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai của huyện được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình và sông Hồng dưới hình thức pha trộn, đất đai Nam Sách mang đầy đủ các tính chất của đất phù sa cổ được bồi đắp lâu ngày, đất có màu xám, có cấu trúc hạt nhẹ, xen với đất thịt nhẹ, tầng canh tác từ 10-15 cm, thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau màu thực phẩm khác (UBND huyện Nam Sách, 2013, 2014).
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
* Khí hậu: huyện Nam Sách thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa tương đối rõ rệt, mùa nóng và mùa mưa, mùa lạnh và khô.
Mùa nóng và mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 .
Mùa lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Huyện Nam Sách có nhiệt độ thấp nhất là 17,8 – 18,40C, cao nhất là 29,7- 29,50C nhiệt độ trung bình là 24,20C. Mùa đông có những ngày nhiệt độ xuống thấp tới 7- 80C, mùa hè nhiệt độ biến thiên từ 24,6 - 27,40C từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ thuận lợi cho vật nuôi và cây trồng phát triển. Ẩm độ không khí trung bình từ 83%. Số giờ nắng trung bình từ 1.346 h, số giờ nắng nhiều chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Nam Sách là một huyện có lượng mưa thay đổi trong khoảng từ 1.000 – 1.496 mm. Lượng mưa trung bình 3 năm không lớn, khoảng 1.450 mm, lượng mưa thấp nhất tập trung từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa nhiều tập trung vào tháng 4 đến tháng 9 (UBND huyện Nam Sách, 2013, 2014).
Với khí hậu kể trên, Nam Sách là nơi hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
3.1.1.4. Hệ thống thủy văn
Trên địa bàn huyện Nam Sách có sông Thái Bình và một nhánh của sông Thái Bình là sông Kinh Thầy chảy qua, bao bọc lấy ba mặt chính: Tây, Bắc và Đông của huyện. Hàng năm lưu lượng chảy qua hai con sông này đạt 700 - 800 triệu m3 nước, mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho huyện, cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha đất canh tác, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng và là tuyến giao thông đường thủy quan trọng của tỉnh. Vì chịu ảnh hưởng của thủy triều nên mực nước các con sông này chênh lệch giữa đầu nguồn và cuối nguồn là 1 m. Những tháng mực nước lên cao là những tháng có mưa nhiều, mực nước trung bình cao nhất đạt khoảng 2m95 (Trạm Phả Lại) và 2m08 (Trạm Bá Nha), mực nước trung bình thấp nhất vào các tháng mùa khô đạt 0m76
(Trạm Phả Lại) và 0m41 (Trạm Bá Nha).
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hàng trăm km sông nhỏ và đều bắt nguồn từ các cống hoặc các trạm bơm góp phần điều tiết tưới tiêu cho diện tích canh tác trên địa bàn huyện
(UBND huyện Nam Sách, 2013, 2014).