Phòng bệnh và điều trị

Một phần của tài liệu phân lập, định danh và xác định gene kháng kháng sinh của vi khuẩn enterotoxigenic escherichia coli (etec) trên heo con tiêu chảy tại tỉnh đồng tháp (Trang 35)

Phòng bệnh

Quy trình phòng ngừa cảm nhiễm vi khuẩn E. coli phải đạt đƣợc mục tiêu giảm thiểu số lƣợng vi khuẩn E. coli gây bệnh trong môi trƣờng xung quanh bằng biện pháp vệ sinh tiêu độc tốt, duy trì điều kiện môi trƣờng chăn nuôi thích hợp, đồng thời tạo mức độ miễn dịch cao cho heo con.

Sử dụng kháng thể men vi sinh sản xuất từ các chủng vi sinh vật có lợi nhƣ

Lactobacillus acidopphilus, B. Subtilis, B licheniformis, B. Polymysa...để điều trị ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi.

Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1999), thì một trong những yếu tố quan trọng nhất để phòng bệnh tiêu chảy ở heo con do E. coli là duy trì cho heo con sống ở môi trƣờng thích hợp (32 – 34oC đối với heo chƣa cai sữa và 28 – 30oC cho heo vừa cai sữa). Không để chuồng bị mƣa tạt, gió lùa, vì heo con rất dễ bị mất nhiệt do bề mặt da quá rộng so với thể trọng.

Có chuồng nuôi heo cai sữa, heo cai sữa đƣợc phân chia cùng ngày hoặc gần ngày cai sữa nhất. Tập cho heo con ăn sớm nhằm kích thích hệ thống tiêu hóa của heo phát triển hoàn thiện về chức năng và tổ chức nhằm thích nghi với điều kiện sống. Cẩn trọng chăm sóc và cho khẩu phần ăn thích hợp cho heo con mới cai sữa để tránh tiêu chảy.

Khẩu phần có thể giảm xuống để hạn chế sự cƣ trú của E. coli trong ruột, thêm acid lactic vào khẩu phần ăn hoặc nƣớc uống có thể làm giảm độ pH dạ dày và ức chế sự tăng nhanh số lƣợng của vi khuẩn E. coli gây bệnh.

Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin là phƣơng pháp tối ƣu nhất để khống chế dịch bệnh trên gia súc. Heo con trƣớc cai sữa thƣờng đƣợc bảo hộ nếu heo mẹ đƣợc tiêm vắc xin khi mang thai. Một số vắc xin chết toàn khuẩn và vắc xin tái tổ hợp dựa trên kháng nguyên bám dính F4 và F18 đã đƣợc nghiên cứu và phát. Hiện nay, trên thị trƣờng Việt Nam đang lƣu hành vắc xin E. coli phòng bệnh tiêu chảy heo con do một số công ty nƣớc ngoài sản xuất nhƣ Intervet (Hà Lan), Hipra (Tây Ban Nha), Pfizer (USA), Merial (Pháp), Green gross (Hàn Quốc). Đây là các vắc xin chết toàn khuẩn đƣợc sản xuất từ các chủng vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên bám dính F4, F5, F6 và độc tố đƣờng ruột. Vắc xin đƣợc sử dụng để tiêm cho heo nái hậu bị và nái mang thai. Vì thế, heo con sinh ra từ những heo này có thể đƣợc bảo hộ khỏi vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy.

Điều trị

Điều trị bệnh do cảm nhiễm E. coli cần phải đạt đƣợc mục tiêu là cắt đứt E. coli

gây bệnh, khắc phục các ảnh hƣởng xấu và tạo điều kiện môi trƣờng tối hảo. Trị liệu nhanh và hiệu quả nếu có thể. Kết hợp giữa tiêu diệt mầm bệnh E. coli với việc bổ sung nƣớc và dung dịch điện giải chống mất nƣớc, nâng cao sức đề kháng của con vật khi sử dụng kháng sinh và hóa dƣợc tiêu diệt mầm bệnh (Fairbrother, 1992).

Cần lƣu ý đến tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli gây bệnh, để lựa chọn kháng sinh điều trị. Nên chọn kháng sinh mà cơ sở chƣa dùng hoặc ít dùng, kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng Lý Thị Liên Khai và ctv 2003). sẽ có kết quả tốt hơn

Theo Lý Thị Liên Khai và ctv (2003) các kháng sinh nhạy cảm dùng điều trị bệnh tiêu chảy cho heo con do E. coli là: gentamycin, neomycin, colistin, ciprofloxacin, norfloxacin.

Theo nghiên cứu của Võ Thành Thìn và ctv (2010), thì kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn E. coli là ceftazidime, norfloxacin, gentamycin.

Ngoài ra, có thể dùng kháng thể chống E. coli chế tạo qua lòng đỏ trứng gà để điều trị, cho hiệu quả tốt, không có tồn dƣ kháng sinh, không gây còi cọc heo sau điều trị (Lê Văn Tạo, 2006).

Một phần của tài liệu phân lập, định danh và xác định gene kháng kháng sinh của vi khuẩn enterotoxigenic escherichia coli (etec) trên heo con tiêu chảy tại tỉnh đồng tháp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)