Bệnh tiêu chảy do E coli trên heo con

Một phần của tài liệu phân lập, định danh và xác định gene kháng kháng sinh của vi khuẩn enterotoxigenic escherichia coli (etec) trên heo con tiêu chảy tại tỉnh đồng tháp (Trang 31)

2.5.1 Điều kiện gây bệnh

Các chủng vi khuẩn E. coli thuộc nhóm ETEC tham gia vào quá trình gây bệnh có 2 đặc tính chủ yếu: Khả năng bám dính vào các tế bào biểu mô ruột nhờ các yếu tố bám dính ở bề mặc vi khuẩn nhƣ F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P) và khả năng sản sinh một hoặc nhiều loại độc tố đƣờng ruột, bao gồm độc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt (Fairbrother, 1992).

E. coli là vi khuẩn môi trƣờng, nơi nào cũng có. Bình thƣờng, vi khuẩn không gây tác hại trên ký chủ (103 CFU/g phân). Khi mật số tăng lên cao (106 – 109 CFU/g phân) thì nó sẽ trở nên gây bệnh.

Các chủng E. coli K88, K99, 987P là vi khuẩn khu trú và hoạt động trong đƣờng ruột của heo và có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên heo khi đề kháng của heo giảm súc. Chỉ có các chủng E. coli mang các yếu tố độc lực mới gây tiêu chảy. Heo sơ sinh bị tiêu chảy do cảm nhiễm từ bầu vú, da heo mẹ, nền chuồng do vấy nhiễm từ phân heo mẹ vì thế trong điều kiện vệ sinh kém hoặc chuồng đẻ thâm canh liên tục, hình thành nên nhóm E. coli gây bệnh trong môi trƣờng sẽ dẫn đến sự bộc phát tiêu chảy cho heo (Fairbrother, 1992); ngoài ra còn các yếu tố khác nhƣ thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh, mƣa nhiều, độ ẩm cao, không bú đủ sữa đầu do heo mẹ mất sữa, không cạnh tranh bú hoặc thiếu vú cũng gây ra tiêu chảy cho heo sơ sinh.

Heo sau cai sữa rất mẫn cảm với các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy do tại thời điểm này lƣợng kháng thể thụ động không còn đủ bảo hộ. Hơn nữa, số lƣợng các thụ thể của kháng nguyên bám dính F4 trên lớp tế bào niêm mạc ruột tăng dần theo lứa tuổi của heo cho đến giai đoạn sau cai sữa. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám dính và gây bệnh (Nagy et al.,1992).

Ở heo sau cai sữa, hệ tiêu hóa chƣa hoàn chỉnh, nếu cho ăn quá nhiều thức ăn không đƣợc tiêu hóa kịp sẽ tích tụ trong đƣờng ruột tạo chất nền cho vi khuẩn E.

coli phát triển nên ở giai đoạn này heo rất dễ nhiễm bệnh. Stress do môi trƣờng thay đổi và việc thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột cũng là yếu tố quan trọng làm cho bệnh tiêu chảy gia tăng.

Nhiệt độ chuồng cũng quan trọng. Nhiệt độ thấp hơn 25oC, nhu động ruột giảm, việc bài thải vi khuẩn và tiếp nhận kháng thể bị đình trệ làm tăng số lƣợng E. coli

gây bệnh trong ống tiêu hóa của những heo con này làm cho heo bị tiêu chảy trầm trọng hơn những heo con khác đƣợc giữ ở nhiệt độ 30oC (Sarmiento, 1983).

Stress do tách mẹ hay do chuyển chuồng có thể gây ức chế sợi phó giao cảm, làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại ở đƣờng ruột phát triển (Nguyễn Nhƣ Thanh, 1997).

2.5.2 Cơ chế gây bệnh

Trong ruột, khi có đủ các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhân lên với số lƣợng lớn, sản sinh yếu tố kháng khuẩn tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn đƣờng ruột khác, đặc biệt là các vi khuẩn có lợi, các vi khuẩn lactic và trở thành vi khuẩn có số lƣợng lớn trong ruột.

Để có thể gây bệnh, trƣớc tiên vi khuẩn E. coli phải bám dính vào tế bào nhung mao ruột bằng các yếu tố bám dính nhƣ kháng nguyên F, sau đó xâm nhaaoj vào tế bào biểu mô của thành ruột. Tại đây vi khuẩn phát triển, nhân lên, phá hủy lớp tế bào biểu mô gây viêm ruột và sản sinh độc tố đƣờng ruột Enterotoxin (ST, LT,..). Độc tố tác động đến quá trình trao đổi nƣớc, muối, lảm rối loạn quá trình này. Nƣớc từ cơ thể tập trung vào lòng ruột gây căng ruột, cùng với khí do lên men ở ruột gây nên tác động cơ học, làm tăng nhu động ruột, đẩy nƣớc và chất thải ra ngoài, tạo nên hiên tƣợng tiêu chảy. Sau khi phát triển ở thành ruột, vi khuẩn tấn công đén hạch lâm ba, hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng máu. Vi khuẩn chống lại sự thực bào trong máu, gây dung huyết khiến cơ thể thiếu máu. Từ hệ tuần hoàn, vi khuẩn đi đến các tổ chức cơ quan khác và tiến hành nhân lên, phá hủy tế bào tổ chức, gây viêm, tụ huyết, xuất huyết.

2.5.3 Triệu chứng và bệnh tích Triệu chứng Triệu chứng

Bệnh tiêu chảy do E. coli thƣờng xảy ra ở heo thuộc 3 nhóm tuổi là heo sơ sinh, heo con theo mẹ và heo sau cai sữa. Mức độ tiêu chảy tùy thuộc vào độc lực của vi khuẩn và độ tuổi của heo. Tỷ lệ heo con sơ sinh (0 - 4 ngày tuổi) nhiễm vi khuẩn E. coli và tỷ lệ chết do tiêu chảy thƣờng rất cao. Heo nhiễm bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ từng cá thể hoặc cả đàn. Heo có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, da nhăn nheo, ẩm ƣớt, mắt trũng sâu. Phân tiêu chảy thƣờng có màu vàng nhạt và dính bết ở vùng hậu môn, hai chân sau. Một số heo có thể bị nôn, giảm trọng lƣợng cơ thể do mất

nƣớc. Trong trƣờng hợp tiêu chảy nặng, trọng lƣợng cơ thể có thể giảm 30 - 40%. Hệ thống cơ vùng xoang bụng nhão và mất trƣơng lực. Tỷ lệ heo mắc bệnh chết có thể đến 70% (Gyles and Fairbrother, 2010).

Đối với heo con theo mẹ và heo cai sữa, triệu chứng giống với heo sơ sinh nhƣng biểu hiện nhẹ hơn. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở heo độ tuổi này cũng rất cao nhƣng do heo dễ chăm sóc nên heo có thể qua khỏi, tỷ lệ heo mắc bệnh chết giảm. Heo tiêu chảy phân màu vàng hoặc hơi nâu, tiêu chảy thƣờng xuất hiện 3-5 ngày ở heo cai sữa và có thể kéo dài hàng tuần. Heo có biểu hiện còi cọc, chậm lớn, lông xù, da nhăn nheo (Gyles and Fairbrother, 2010). Heo sau cai sữa rất mẫn cảm với các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy do tại thời điểm này lƣợng kháng thể thụ động không còn đủ bảo hộ. Hơn nữa, số lƣợng các thụ thể của kháng nguyên bám dính F4 trên lớp tế bào niêm mạc ruột tăng dần theo lứa tuổi của heo cho đến giai đoạn sau cai sữa. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám dính và gây bệnh (Nagy et al.,1992).

Bệnh tích

Bệnh tích đại thể có thể thấy đƣợc là heo con bị mất nƣớc nặng. Bệnh tích đặc trƣng ở heo sau cai sữa là các tĩnh mạch trên đƣờng cong lớn dạ dày bị nhồi huyết, ruột non dãn nở, thành ruột non xuất huyết. Một số trƣờng hợp thấy xuất huyết thành dạ dày, chất chứa trong ruột có màu nâu (Gyles and Fairbrother, 2010). Bệnh tích vi thể đƣờng tiêu hóa tùy thuộc vào độc lực của chủng vi khuẩn gây bệnh. Heo nhiễm các chủng ETEC thƣờng có biểu hiện xuất huyết tĩnh mạch màng treo ruột, thỉnh thoảng có xuất huyết trong lòng ruột, bạch cầu trung tính và đại thực bào tăng trong hạch màng treo ruột và chuyển vào trong lòng ruột. Hệ thống lông nhung có thể bị bong tróc và hoại tử hoặc tập trung thành từng đám. Khi quan sát tiêu bản màng nhầy ruột non dƣới kính hiển vi điện tử thấy vi khuẩn gắn chặt với các tế bào biểu mô ruột và cạnh các vi lông nhung. Trong trƣờng hợp bệnh nặng, các lông nhung biến mất và xuất hiện các sợi tơ huyết làm tắt các vi tĩnh mạch ở màng treo ruột, dạ dày, ruột non và kết tràng (Gyles and Fairbrother, 2010).

2.5.4 Chẩn đoán

Tiêu chảy do E. coli ở heo trƣớc và sau cai sữa thƣờng kết hợp với các tác nhân gây bệnh khác nên cần phải chú ý phân biệt khi chẩn đoán. Chẩn đoán tiêu chảy do E. coli có thể dựa trên triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, phân lập vi khuẩn hoặc ứng dụng các phƣơng pháp chẩn đoán phân tử với các yếu tố độc lực đã đƣợc xác định.

Chẩn đoán lâm sàng

Heo tiêu chảy có thể xuất hiện riêng lẻ từng cá thể hoặc cả đàn. Heo có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, da nhăn nheo, ẩm ƣớt, mắt trũng sâu. Phân tiêu chảy thƣờng có màu

trắng hay vàng nhạt và dính bết ở vùng hậu môn, hai chân sau. Đôi khi heo tiêu chảy có lẫn máu, một số heo có thể bị sốt, nôn. Heo sau cai sữa thƣờng còi cọc, giảm trọng lƣợng cơ thể do mất nƣớc. Tuy nhiên, để chẩn đoán đƣợc chính xác chúng ta cần phân biệt với các bệnh tiêu chảy do những nguyên nhân khác.

Có thể chẩn đoán phân biệt dựa vào độ pH của phân. Dịch tiêu chảy ETEC gây ra thƣờng có độ pH kiềm, trong khi đó nếu bệnh tiêu chảy do hấp thu kém hay do virus gây ra thì phân có độ pH acid (Fairbrother, 1992).

Cũng có thể dựa vào các bệnh tích điển hình nhƣ dạ dày bị dãn nở chứa nhiều thức ăn không tiêu, ruột non giãn nở, thành ruột non xuất huyết, hệ thống lông nhung có thể bị bong tróc và hoại tử hoặc tập trung thành từng đám.

Dựa vào cấu trúc bề mặt của không tràng và hồi tràng, nếu có sự bám chắc của vi khuẩn và tiếp xúc một cách bình thƣờng trên các sợi vi nhung mao thì do ETEC gây ra. Nếu sợi vi nhung mao bất thƣờng và bất dƣỡng thì nguyên nhân có thể do virus và cầu trùng gây ra.

Chẩn đoán bằng phƣơng pháp phân lập vi khuẩn

Bệnh phẩm là máu tim, gan, lách, chất chứa đƣờng tiêu hóa. Bệnh phẩm đƣợc cấy chuyển trên các loại môi trƣờng đặc hiệu để phân lập vi khuẩn nhƣ Mac Conkey, thạch máu, EMB, Endo,… Sau đó chọn khuẩn lạc điển hình để tiến hành kiểm tra hình thái, các đặc tính sinh hóa và định danh vi khuẩn.

Chẩn đoán huyết thanh học và sinh học phân tử

Chẩn đoán huyết thanh học: xác định kháng nguyên K và bám dính của vi khuẩn E. coli bằng phản ứng ngƣng kết nhanh trên phiến kính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chẩn đoán phân tử: xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli nhƣ khả năng dung huyết, khả năng bám dính, khả năng kháng kháng sinh, khả năng sản sinh độc tố bằng phƣơng pháp PCR.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh do ETEC gây tiêu chảy ở heo con, heo sau cai sữa cần phân biệt với những nguyên nhân gây tiêu chảy với những heo con cùng lứa tuổi. Những nguyên nhân đó bao gồm: Adenovirus, Rotavirus, Isopore suis, Clostridium perfringens, TGE

virus, PEDV type II (Porcine Epidemic Diarrhea virus).

Chẩn đoán phân biệt với bệnh tiêu chảy do Clostridium perfringen type C: thƣờng gây bệnh trên heo con dƣới 10 ngày tuổi, phân tiêu chảy vàng thƣờng có máu. Heo con trở nên yếu và suy nhƣợc, thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trƣờng hợp này và heo con thƣờng chết sớm. Ở heo 2 tuần tuổi thì bệnh nhẹ hơn và phân có màu vàng sậm. Khi mổ khám thấy vách tế bào không tràng đỏ thẫm hoặc đỏ tía

và chất chứa trong ruột có màu nhƣ rƣợu vanglop, đoạn cuối ruột non xuất huyết, Xảy ra khoảng 1-7 ngày tuổi. Trƣờng hợp mãn tính gặp ở 10-14 ngày tuổi, 50% số heo trong ổ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao nếu cấp tính.

Nếu tiêu chảy do Rotavirus gây nên (thƣờng ở heo con trên 7 ngày tuổi) thì heo con bị suy nhƣợc hoặc bỏ ăn 1 hoặc 2 ngày. Phân lỏng và vàng, tỷ lệ chết thấp và thƣờng thay đổi sau 5 ngày. Trong trƣờng hợp này thuốc kháng sinh không có tác dụng. Dạ dày heo con thƣờng chứa những hạt sữa và dịch ruột non giống nhƣ kem, thành ruột mỏng. Phân nhão vàng lẫn các mảng mô chết, heo hốc hác, đôi khi ói. Tiêu chảy do virus TGE và PED type II thì thƣờng tạo thành dịch và lan truyền nhanh chóng và nó gây bệnh trên tất cả các lứa tuổi. Phân thƣờng lỏng nhƣ nƣớc, màu sắc rõ nét và mùi đặc trƣng. Heo tiêu chảy thƣờng dừng lại sau 4 – 5 ngày bệnh và thƣờng phục hồi sức lực sau 7 ngày. Tỷ lệ chết do virus PED type II thì thƣờng thấp hơn. Mổ khám thấy vách dạ dày, ruột mỏng và có màu sáng đục, trong ống ruột thƣờng sinh hơi và chất dịch có màu nhạt. Các sợi vi nhung mao bị bất dƣỡng và biến dạng (Alexander, 1994).

Tiêu chảy do cầu trùng Isospore suis gây nên thì phân mềm nhão, chất dịch lỏng, màu nâu vàng. Heo con ốm yếu, lông xù và một số ít có thể tự khỏi bệnh sau vài tuần bệnh hoặc sau cai sữa. Mổ khám thấy thành không tràng và hồi tràng có điểm dày lên, chất chứa dạng kem hoặc lỏng hơn. Sợi vi nhung mao ruột bị bất dƣỡng và có điểm xuất huyết (Alexander, 1994). Một số heo đi phân lọn nhỏ nhƣ phân dê, một số heo khác đi phân sệt hoặc lỏng màu xám.

Tiêu chảy do Salmonella: heo bệnh bị gầy yếu, sốt, tiêu chảy kéo dài từ 3~7 ngày, phân lỏng nhầy, màu xám vàng, mùi hôi khó chịu. Heo bệnh thể cấp tính sốt cao, bỏ ăn, da vùng tai, mõm, chân tím bầm, pH phân tính acid. Heo bệnh chết do mất nƣớc và giảm kali huyết.Mổ khám ruột bị viêm, hoại tử. Hạch màng treo ruột, đặc biệt là vùng hồi manh tràng sƣng to.

2.5.5 Phòng bệnh và điều trị Phòng bệnh Phòng bệnh

Quy trình phòng ngừa cảm nhiễm vi khuẩn E. coli phải đạt đƣợc mục tiêu giảm thiểu số lƣợng vi khuẩn E. coli gây bệnh trong môi trƣờng xung quanh bằng biện pháp vệ sinh tiêu độc tốt, duy trì điều kiện môi trƣờng chăn nuôi thích hợp, đồng thời tạo mức độ miễn dịch cao cho heo con.

Sử dụng kháng thể men vi sinh sản xuất từ các chủng vi sinh vật có lợi nhƣ

Lactobacillus acidopphilus, B. Subtilis, B licheniformis, B. Polymysa...để điều trị ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi.

Theo Đào Trọng Đạt và ctv (1999), thì một trong những yếu tố quan trọng nhất để phòng bệnh tiêu chảy ở heo con do E. coli là duy trì cho heo con sống ở môi trƣờng thích hợp (32 – 34oC đối với heo chƣa cai sữa và 28 – 30oC cho heo vừa cai sữa). Không để chuồng bị mƣa tạt, gió lùa, vì heo con rất dễ bị mất nhiệt do bề mặt da quá rộng so với thể trọng.

Có chuồng nuôi heo cai sữa, heo cai sữa đƣợc phân chia cùng ngày hoặc gần ngày cai sữa nhất. Tập cho heo con ăn sớm nhằm kích thích hệ thống tiêu hóa của heo phát triển hoàn thiện về chức năng và tổ chức nhằm thích nghi với điều kiện sống. Cẩn trọng chăm sóc và cho khẩu phần ăn thích hợp cho heo con mới cai sữa để tránh tiêu chảy.

Khẩu phần có thể giảm xuống để hạn chế sự cƣ trú của E. coli trong ruột, thêm acid lactic vào khẩu phần ăn hoặc nƣớc uống có thể làm giảm độ pH dạ dày và ức chế sự tăng nhanh số lƣợng của vi khuẩn E. coli gây bệnh.

Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin là phƣơng pháp tối ƣu nhất để khống chế dịch bệnh trên gia súc. Heo con trƣớc cai sữa thƣờng đƣợc bảo hộ nếu heo mẹ đƣợc tiêm vắc xin khi mang thai. Một số vắc xin chết toàn khuẩn và vắc xin tái tổ hợp dựa trên kháng nguyên bám dính F4 và F18 đã đƣợc nghiên cứu và phát. Hiện nay, trên thị trƣờng Việt Nam đang lƣu hành vắc xin E. coli phòng bệnh tiêu chảy heo con do một số công ty nƣớc ngoài sản xuất nhƣ Intervet (Hà Lan), Hipra (Tây Ban Nha), Pfizer (USA), Merial (Pháp), Green gross (Hàn Quốc). Đây là các vắc xin chết toàn khuẩn đƣợc sản xuất từ các chủng vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên bám dính F4, F5, F6 và độc tố đƣờng ruột. Vắc xin đƣợc sử dụng để tiêm cho heo nái hậu bị và nái mang thai. Vì thế, heo con sinh ra từ những heo này có thể đƣợc bảo hộ khỏi vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy.

Điều trị

Điều trị bệnh do cảm nhiễm E. coli cần phải đạt đƣợc mục tiêu là cắt đứt E. coli

gây bệnh, khắc phục các ảnh hƣởng xấu và tạo điều kiện môi trƣờng tối hảo. Trị liệu nhanh và hiệu quả nếu có thể. Kết hợp giữa tiêu diệt mầm bệnh E. coli với việc bổ sung nƣớc và dung dịch điện giải chống mất nƣớc, nâng cao sức đề kháng của con vật khi sử dụng kháng sinh và hóa dƣợc tiêu diệt mầm bệnh (Fairbrother, 1992).

Cần lƣu ý đến tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli gây bệnh, để lựa chọn kháng sinh điều trị. Nên chọn kháng sinh mà cơ sở chƣa dùng hoặc ít dùng, kháng

Một phần của tài liệu phân lập, định danh và xác định gene kháng kháng sinh của vi khuẩn enterotoxigenic escherichia coli (etec) trên heo con tiêu chảy tại tỉnh đồng tháp (Trang 31)