Trong các CTCP trên thế giới, có hai hệ thống HĐQT phổ biến:
Thứ nhất, HĐQT hai tầng độc lâ ̣p ở các nước theo hê ̣ thống Dân Luâ ̣t (Civil
Law) như Pháp và Đức [42, tr.9]. HĐQT này được chia thành hai tầng . Tầng thứ
nhất là cơ quan giám sát và các thành viên được lựa chọn bởi các cổ đông trong ĐHĐCĐ thường xuyên của công ty, chỉ đạo các quyết định kinh doanh. Tầng thứ
hai là cơ quan quản lý điều hành , được giao nhiê ̣m vu ̣ bởi cơ quan giám sát để thực
hiện công việc kinh doanh của công ty. HĐQT hai tầng có lợi thế rõ ràng, cụ thể là, sự phân biệt giữa điều hành và các thành viên không điều hành và sự khác biệt giữa vị trí của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành [31]. HĐQT hai tầng hỗ trơ ̣ tất cả các nhóm của các bên liên quan bằng cách cho phép họ có đại diện trong HĐQT, trao quyền cho các nhóm liên quan quan tâm đến các lợi ích của họ.
39
thống thông luật (Common Law), như Anh, Mỹ, Canada và New Zealand [42, tr.6]. HĐQT này bao gồm các thành viên điều hành , các thành viên không điều hành và các thành viên độc lập và được bổ nhiệm bởi các cổ đông tại đại hội thường xuyên của công ty. Các thành viên của HĐQT chịu trách nhiệm với tất cả các hoạt động của công ty [19]. Do vâ ̣y, hê ̣ thống HĐQT này đă ̣t ra các nghi ngờ về sự độc lập và tách biệt giữa mu ̣c đích giám sát và điều hành công ty.
Theo quy định của LDN Việt Nam 2005, HĐQT nghiêng về mô hình đơn tầng nhưng không có quy định bắt buộc HĐQT phải bao gồm các thành viên độc lập và thành viên không điều hành. [6, Điều 95]. LDN 2014 sắp có hiệu lực thì cho phép CTCP có thể lựa chọn thêm một mô hình HĐQT khác bao gồm các thành viên độc lập và ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT [7, Điều 134]. Mô hình này có phần nghiêng về HĐQT hai tầng song HĐQT mới chỉ có Ban Kiểm toán trực thuộc thay vì Hội đồng giám sát độc lập như mô hình HĐQT hai tầng riêng biệt.
Các CTCP Ả Rập Xê Út hầu hết đã thích nghi với hê ̣ thống HĐQT đơn tầng dù Quy tắc QTCT và Luâ ̣t Công ty không đưa ra sự ưu tiên nào đối với cấu trúc của HĐQT. Tuy nhiên, Quy chế QTCT ủng hô ̣ viê ̣c cơ cấu HĐQT phải được kiểm tra bởi ủy ban đề cử và thù lao của HĐQT và ủy ban này có thể thực hiê ̣n viê ̣c thay đổi nếu cần thiết . Sau đó, cơ cấu HĐQT phải được điều chỉnh bởi Quy chế QTCT , do vậy, giảm khả năng xảy ra các vấn đề mập mờ và sai trái.
Đối với công ty niêm yết Ả Rập Xê Út, Ủy ban Cơ quan Thị trường Vốn quy định khoản c và e Điều 12 Quy chế quản tri ̣ công ty là bắt buộc, có hiệu lực từ năm
2009. Cụ thể Khoản c quy định: "phần lớn các thành viên của HĐQT phải là các thành
viên không điều hành". Khoản e quy định thêm "các thành viên độc lập của HĐQT
không được ít hơn hai hoặc một phần ba tổng số thành viên, tuỳ thuộc vào số nào lớn hơn".
Mục đích rõ ràng của các quy định này là để giảm bớt ảnh hưởng của ban giám đốc công ty đối với HĐQT. Vì vậy, đây là đại diện cho một sự thay đổi đáng kể trong QTCT đa ̣i chúng ở Ả Râ ̣p Xê Út và phản ánh tầm quan trọng của việc mô ̣t HĐQT gồm chủ yếu là các thành viên ít nhạy cảm để bị chi phối bởi các yếu tố có thể làm suy yếu khả năng luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty và các cổ
40 đông.
Việc thành lập HĐQT theo pháp luật Ả Rập Xê Út phải tuân theo những quy đi ̣nh sau: Điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng các thành viên HĐQT, với điều kiện số thành viên không nhiều hơn ba và không quá mười một người; ĐHĐCĐ sẽ bổ nhiệm các thành viên của HĐQT theo thời ha ̣n được quy định trong Điều lệ công ty, với điều kiện là thời hạn đó không được vượt quá ba năm. Trừ trường hợp Điều lệ công ty quy đi ̣nh thành viên HĐQT có thể được tái bổ nhiệm; Không được kết hơ ̣p vị trí của Chủ tịch HĐQT với bất kỳ vị trí điều hành khác trong công ty, chẳng hạn như Giám đốc điều hành (CEO), giám đốc quản lý hoặc tổng giám đốc. Điều lệ công ty quy định cụ thể cách thức kết thúc tư cách thành viên của HĐQT. Tại mọi thời điểm, ĐHĐCĐ có thể sa thải tất cả hoặc bất kỳ thành viên HĐQT, cho dù Điều lệ có quy định khác; Viê ̣c chấm dứt tư cách thành viên HĐQT, cho dù bằng bất kỳ cách nào, công ty phải thông báo ngay cho Cơ quan thị trường vốn và Sở Giao dịch và nêu rõ lý do chấm dứt đó; Một thành viên HĐQT không đươ ̣c đồng thời là thành viên HĐQT của hơn năm CTCP. Đây là quy định bổ
sung các quy định của Điều 25 của Quy tắc niêm yết . Hội đồng các Bộ trưởng đã
viện dẫn Điều 66 của Luật công ty và giới hạn số lươ ̣ng là năm HĐQT mà một chủ tịch HĐQT có thể đồng thời đảm nhiê ̣m ; Pháp nhân, có quyền cử đại diện trong HĐQT theo quy định của Điều lê ̣ công ty, không có quyền bỏ phiếu đề cử các thành viên khác của HĐQT [13, Điều 12].
Như vậy, so với quy định của Việt Nam tại Điều 111 LDN 2005 hay Điều 152 LDN 2014 chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (trừ trường hợp đối với công ty đại chúng được quy định tại Điều 10 Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc hay Tổng giám đốc), pháp luật Ả Rập Xê Út đã quy định nghiêm cấm việc kết hơ ̣p vị trí của Chủ tịch HĐQT và Giám đốc hay Tống giám đốc, thậm chí với bất kỳ vị trí điều hành nào khác trong công ty. Đối với công ty niêm yết, Ả Rập Xê Út cũng đã quy định phần lớn các thành viên của HĐQT phải là các thành viên không điều hành và các thành viên độc lập của HĐQT không được ít hơn hai hoặc một
41
phần ba tổng số thành viên. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam chưa bắt buộc những quy định này.
Liên quan đến quy đi ̣nh về số lượng thành viên HĐQT theo pháp luật Việt Nam, HĐQT phải có tối thiểu 3 thành viên và tối đa là 11 thành viên, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định một quy mô khác. Thành viên HĐQT có thể là cổ đông hoặc người khác [6, Điều 109]. Đối với công ty niêm yết thì tối thiểu phải là năm thành viên HĐQT [1, Điều 11]. Cổ đông là cá nhân sở hữu trên 5% số cổ phần thuộc loại đủ điều kiện làm ứng cử viên HĐQT, còn đối với các cổ đông sở hữu ít hơn 5% số cổ phần hoặc người không phải là cổ đông, thêm trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của họ là tiêu chuẩn để họ có thể được bầu làm thành viên HĐQT. Đối với các CTCP mà Nhà nước nắm hớn 50% tổng số cổ phần, thì những người có liên quan của người đại diện phần vốn nhà nước sẽ không được làm thành viên HĐQT của công ty đó [6, Điều 110]. Tuy nhiên, Điều lệ công ty có thể quy định các tiêu chuẩn và điều kiện khác, hoặc bổ sung thêm so với các điều kiện nói trên, trong trường hợp này, tiêu chuẩn và điều kiện do điều lệ quy định được ưu tiên áp dụng. Như vậy, nếu xét ở khía cạnh quản trị thì việc này là tùy thuộc vào quy mô, tính chất, lĩnh vực hoạt động của công ty mà quy đi ̣nh số lượng thành viên ít hay nhiều và LDN 2005 cũng để ngỏ số lượng thành viên cho điều lệ công ty quy đi ̣nh.
Trong trường hợp của Ả Râ ̣p Xê Út , số lượng tối đa các thành viên HĐQT phải không quá mười một là một điểm mới trong Quy chế QTCT, tương tự theo quy định về số ghế trong HĐQT các công ty trên thế giới , đặc biệt là là ở Mỹ [16]. Trong thực tế, các công ty niêm yết bi ̣ bế tắc bởi điều khoản này, số ghế HĐQT của họ phải luôn ở mức không vượt quá mười một. Ví dụ, HĐQT Công ty phát triển Al- Riyadh có mười thành viên [9].