Công khai hóa và kiểm soát các giao dịch với các bên có liên quan

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản trị công ty cổ phần của Việt Nam và Ả Rập Xê Út (Trang 72)

Công khai hóa các giao dịch của những người có liên quan của mình với công ty và các giao dịch khác có nguy cơ xung đột lợi ích của công ty là việc thể hiện nghĩa vụ trung thành của người quản lý đối với công ty và cổ đông. Tuy nhiên, các bên có liên quan và các giao dịch có liên quan cần kiểm soát rất đa dạng và phức tạp gây không ít khó khăn trong việc thực hiện khung QTCT.

Theo quy định của LDN Việt Nam 2005, giao dịch của công ty với các bên liên quan gồm: Giao dịch của công ty với công ty mẹ: giao dịch của công ty với những người quản lý công ty mẹ; giao dịch của công ty với những người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ; Giao dịch của công ty với người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của công ty thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp; Giao dịch của công ty với chính những người quản lý của công ty; Giao dịch của công ty với vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, với anh, chị, em ruột của người quản lý công ty; Giao dịch của của công ty với vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, với anh, chị, em ruột của những cổ đông sở hữu cổ phần chi phối tại công ty này; Giao dịch của công ty với công ty con khác của cùng một công ty mẹ; giao dịch của công ty với doanh nghiệp mà ở đó vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý công ty làm chủ sở hữu hoặc sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối [6, Điều 14].

Giao dịch với các bên có liên quan có thể là kinh tế, dân sự hoặc lao động. Các bên có liên quan có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với công ty thông qua những

68

người có quyền hoặc có ảnh hưởng đến những người có quyền quyết định công việc kinh doanh tại công ty. LDN Việt Nam 2005 đòi hỏi các giao dịch của công ty với các bên có liên quan phải được HĐQT hoặc ĐHĐCĐ chấp thuận. Các giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định, còn các giao dịch của công ty với các bên có liên quan có giá trị cao hơn phải được ĐHĐCĐ xem xét và chấp thuận [6, Điều 120].

Luật công ty nhiều nước khác phân biệt giao dịch kinh doanh thông thường và các giao dịch khác hay giao dịch không thông thường mà không phân biệt theo giá trị của giao dịch. Giao dịch kinh doanh thông thường là giao dịch để thực hiện công việc kinh doanh chủ yếu của công ty. Ví dụ, đối với một công ty sản xuất bánh kẹo, giao dịch mua bô ̣t, đường, sữa, trứng và các chất phu ̣ gia khác để sản xuất bánh kẹo và bán các sản phẩm đó ra thị trường bằng bất cứ phương thức nào là giao dịch kinh doanh thông thường; còn dùng tiền của công ty cho người khác vay, hay bán tài sản cố định của công ty là những giao dịch không bình thường.

Các giao dịch với các bên có liên quan gồm các giao dịch giữa công ty với các cổ đông hoặc giữa công ty với với những người quản lý công ty. Chúng ta có thể thấy thành viên HĐQT, những người quản lý cao cấp và các cổ đông lớn thường là những người bạn hàng mà các công ty nhỏ phải giao dịch. LDN Viê ̣t Nam 2005 không cấm các giao dịch giữa công ty với các bên có liên quan. Luật cũng đã quy định tương đối chi tiết và cụ thể các bên có liên quan của công ty và cả chế độ, cách thức kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan ở Viê ̣t Nam vẫn còn hết sức yếu kém, thậm chí có thể nói chưa hiện diện trong chế độ QTCT. Chưa quản lý hay giám sát được các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi giữa công ty và các bên có liên quan của công ty.

Trong quản trị của hầu hết các công ty hầu như chưa hình thành cơ chế và quy trình phát hiện, theo dõi và giám sát các giao dịch dưới mọi hình thức giữa công ty và các bên có liên quan của công ty. Trong bối cảnh mà quyền lực trong

69

công ty tập trung vào nhóm một số ít người thì mức độ công khai hóa thông tin và minh bạch hóa quản lý còn thấp, kết hợp với giám sát nội bộ còn mang tính hình thức và kém hiệu quả thì nguy cơ lạm dụng quyền lực thông qua giao dịch với các bên có liên quan là rất cao. Điều này sẽ gây tổn hại rất lớn cho chính công ty, cổ đông và các bên liên quan của công ty.

Các cổ đông, các thành viên HĐQT và những người quản lý khác, các cơ quan thực thi pháp luật và xã hội nói chung chưa thực sự ý thức được sự tồn tại và tác hại đối với lợi ích của công ty, của cổ đông và những người liên quan, nếu giao dịch của công ty với các bên có liên quan bị lạm dụng. Trong nhiều trường hợp, công ty chưa xác định cụ thể các đối tượng thuộc diện các bên có liên quan của công ty, chưa có cơ chế xác định, tập hợp và quản lý hồ sơ của các bên có liên quan nên chưa xác định được cụ thể các giao dịch cần kiểm soát với các bên có liên quan. Vì vậy, yêu cầu công khai hóa và kiểm soát các giao dịch của các CTCP ở Việt Nam với các bên có liên quan gần như chưa thực hiện được.

Với Ả Rập Xê Út, Quy chế QTCT quy đi ̣nh thành viên HĐQT không được hưởng lợi, dù trực tiếp hay gián tiếp, trong các giao dịch hoặc hợp đồng của công

ty, trừ trường hợp cho phép bở i ĐHĐCĐ thường xuyên được tổ chức hàng năm.

Tuy nhiên, các giao dịch được thực hiện bằng cách đấu thầu công khai bi ̣ loại khỏi hạn chế này nếu thành viên HĐQT đã đê ̣ trình bô ̣ hồ sơ thầu hấp dẫn nhất . Các thành viên HĐQT phải khai báo với HĐQT bất kỳ lợi ích cá nhân nào mà các thành viên này có thể có trong các giao dịch hoặc hợp đồng của công ty. Chủ tịch HĐQT cũng phải thông báo cho ĐHĐCĐ thường xuyên khi đa ̣i hô ̣i được triệu tập về các giao dịch, hợp đồng, mà thành viên HĐQT có lợi ích cá nhân trong đó.

Ngoài ra, viê ̣c các thành viên HĐQT có thể tham gia các cuô ̣c đấu thầu công

khai, theo quy định của Quy chế QTCT Ả Rập Xê Út, gây nhiều tranh cãi vì các

thành viên HĐQT chắc chắn sẽ đưa ra những hồ sơ chào thầu hấp dẫn nhất để giành cơ hô ̣i trúng thầu . Vì vậy, các thành viên HĐQT tham gia vào các giao dịch hợp đồng của công ty và điều này có thể dẫn đến những việc làm sai trái từ các thành viên HĐQT và các giám đốc điều hành cấp cao của công ty.

70

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật quản trị công ty cổ phần của Việt Nam và Ả Rập Xê Út (Trang 72)