cao cấp.
Khó khăn lớn mà các CTCP trên thế giớ i phải đối mă ̣t là xét thù lao cho các
giám đốc và các thành viên điều hành cấp cao theo khả năng thực hiê ̣n công viê ̣c thực tế của họ. Vì vậy, nó thúc đẩy thế giới tiến tới mô ̣t quy trình trả thù lao cho phép các cổ đông xem xét kế hoạch và biểu quyết về mức thù lao cho các giám đốc và thành viên điều hành cấp cao [44].
2.5. Nghĩa vụ của các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hay Tổng giám đốc giám đốc
Nghĩa vụ cụ thể của thành viên HĐQT, giám đốc và những người quản lý công ty là các thước đo, chuẩn mực để đánh giá sự nỗ lực và cách thức ứng xử của họ trong thực thi nhiệm vụ được giao.
Nghĩa vụ của các thành viên HĐQT là phần cốt lõi của QTCT bởi vì các thành viên HĐQT trong một số hệ thống luật pháp trên thế giới nắm giữ quyền lực rất lớn. Ngoài ra, trách nhiệm pháp lý của các thành viên HĐQT có thể được tăng lên do việc thực hiện các nghĩa vụ trong công ty [45]. Tuy nhiên, quyền hạn của các thành viên HĐQT được hạn chế đáng kể cho phù hợp bởi các quy định của pháp luật, điều lệ công ty và những quyết định của ĐHĐCĐ thường xuyên [21].
59
Theo quy định của LDN Việt Nam 2005, nghĩa vụ của người quản lý công ty bao gồm: Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của LDN, pháp luật có liên quan, điều lệ công ty, quyết định của ĐHĐCĐ; Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty; Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty; HĐQT và Giám đốc hoặc TGĐ không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn [6, Điều 119].
Tuy nhiên, những khái niệm về nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành còn khá mới và chưa thực sự gần gũi trong thực tiễn QTCT ở Viê ̣t Nam. Các quy định này là cần thiết, là tiến bộ, nhưng việc đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả vẫn là một vấn đề cần quan tâm trong thực tiễn QTCT ở Viê ̣t Nam.
Thâ ̣n tro ̣ng là một trong những nghĩa vụ lớn nhất của các thành viên HĐQT phù hợp với quyền lực mà họ có nhằm lãnh đạo công ty và thực hiện đầy đủ trách
nhiệm của họ vì lợi ích tốt nhất của các cổ đông và công ty. Nghĩa vụ thận trọng tồn
tại trong một vài hệ thống pháp luật trên thế giới . Ví dụ, Luật công ty Vương quốc
Anh chỉ ra rằng mọi người cần thiết phải hành động bằng kỹ năng và sự thận trọng
có thể có được mô ̣t cách hợp lý từ những kiến thức và kinh nghiê ̣m của họ [24]. Do đó, Luật công ty Vương quốc Anh sử dụng phương pháp đánh giá chủ quan để quyết định xem các thành viên HĐQT có vi phạm nghĩa vu ̣ thâ ̣n tro ̣ng mà họ có bổn phâ ̣n với công ty hay không [22].
Tại Ả Rập Xê Út , nghĩa vụ thận trọng của các thành viên HĐQT chưa được quy định rõ ràng trong Luâ ̣t Công ty hay Quy chế quản tri ̣ công ty . Do vâ ̣y, rất khó để công ty có thể quy trách nhiệm ch o thành viên HĐQT về hành vi vi phạm nghĩa
60
vụ thâ ̣n tro ̣ng của họ theo luật Ả Rập Xê Út , mặc dù Luâ ̣t Công ty đã đi ̣nh rõ hai trách nhiệm chính của thành viên HĐQT, cụ thể là trách nhiệm dân sự và hình sự đối với các hành vi vi phạm như sai sót và gian lâ ̣n trong quản lý.
Ngoài ra, các công ty phải bị ràng buộc bởi tất cả các hành vi do HĐQT thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình. Công ty cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của các giám đốc trong việc quản lý công ty [33, Điều 75]. Dường như theo quy đi ̣nh của Điều này , các thành viên HĐQT không phải chi ̣u trách nhiê ̣m khi họ đưa ra quyết định sai lầm, ngay cả khi các quyết định được thực hiện mô ̣t cách cố ý. Do đó, cơ quan quản lý Ả R ập Xê Út cần làm rõ trách nhiệm pháp lý của các thành viên HĐQT liên quan đến nghĩa vu ̣
thâ ̣n tro ̣ng theo Luâ ̣t Công ty và Quy chế quản tri ̣ công ty . Trên thực tế, cơ quan
quản lý Ả Rập Xê Út có thể dựa vào khái niệm và đi ̣nh nghĩa về nghĩa vụ thận trọng trong các hê ̣ thống pháp luâ ̣t của các nước khác , chẳng hạn như Luật công ty Vương quốc Anh như trình bày ở trên.
Nghĩa vụ trung thành là việc ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao di ̣ch nô ̣i gián. Nó khẳng định các thành viên HĐQT phải thực hiện nghĩa vụ trung thành đối với công ty và các cổ đông. Ngoài ra, các thành viên HĐQT không đươ ̣c tự cho phép mình thực hiện bất cứ hành vi nào gây bất lợi cho lợi ích của công ty.
Điều 18 (a) của Quy chế QTCT Ả Rập Xê Út khẳng định rằng thành viên HĐQT không thể hưởng lợi, dù trực tiếp hay gián tiếp, trong các giao dịch hoặc hợp đồng của công ty, trừ trường hợp cho phép bởi ĐHĐCĐ thường xuyên được tổ chức hàng năm. Tuy nhiên, các giao dịch được thực hiện bằng cách đấu thầu công khai được loại trừ khỏi hạn chế này nếu thành viên HĐQT đã đê ̣ trình bô ̣ hồ sơ thầu hấp dẫn nhất. Đặc biệt, các thành viên HĐQT phải khai báo với HĐQT bất kỳ lợi ích cá nhân nào mà các thành viên này có thể có trong các giao dịch hoặc hợp đồng của công ty. Viê ̣c khai báo này phải được ghi vào biên bản của cuô ̣c ho ̣p ĐHĐCĐ và cuộc họp HĐQT. Các thành viên HĐQT liên quan có thể không tham gia biểu quyết thông qua nghị quyết về vấn đề này. Thêm nữa, chủ tịch HĐQT phải thông báo cho ĐHĐCĐ thường xuyên khi đa ̣i hô ̣i được triệu tập về các giao dịch, hợp đồng, mà thành viên HĐQT có lợi ích cá nhân trong đó . Thông báo này phải được kèm theo
61
một báo cáo đặc biệt phục vụ cho kiểm toán độc lập của công ty.
Tuy nhiên, Điều 18 (b) của Quy chế QTCT Ả Rập Xê Út khẳng định rằng các thành viên HĐQT không đươ ̣c tiếp tu ̣c trao quyền hàng năm bởi ĐHĐCĐ
thường xuyên khi, không tham gia vào bất kỳ tổ chức hoặc doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh của công ty, hoặc các hoạt động thương mại của công ty. Nếu không, công ty có quyền hoặc yêu cầu ho ̣ bồi thường thiệt hại hoặc có quyền coi lợi ích từ những viê ̣c ho ̣ đã thực hiê ̣n là lợi ích của công ty.
Viê ̣c các thành viên HĐQT tham gia vào các cuô ̣c đấu thầu công khai , theo quy đi ̣nh của Quy chế QTCT Ả Rập Xê Út, có thể dẫn đến xung đột lợi ích vì các thành viên HĐQT chắc chắn sẽ đưa ra những hồ sơ chào thầu hấp dẫn nhất để thắng thầu do ho ̣ là những người hiểu rõ nhất thông tin và các vấ n đề của công ty .Những điều khoản ngoại lệ có lẽ không cần thiết vì nó sẽ phá vỡ sự bình đẳng và trách nhiệm, qua đó cho phép một sự độc quyền của các thành viên HĐQT. Hơn nữa, Quy chế QTCT đã vô tình mở ra cơ hội cho thành viên HĐQT tham gia vào các giao dịch hợp đồng của công ty. Vì vậy, các điều khoản ngoại lệ này nên được cân nhắc loại bỏ khỏi Quy chế QTCT để tránh những việc làm sai trái từ các thành viên HĐQT và các giám đốc điều hành cấp cao của công ty. Điều này phù hợp với quan điểm về tránh xung đột lợi ích trong HĐQT, tức là nghĩa vụ trung thành, sẽ được thực hiện bởi các thành viên HĐQT ngăn chặn họ khỏi những xung đột lợi ích hoặc cạnh tranh với công ty [40].
Theo quy định của Luật Thị trường vốn Ả Rập Xê Út, thông tin nội bộ là thông tin có được bởi những người trong nội bộ công ty và công chúng không thể tiếp cận. Thông tin này không được tiết lộ ra công chúng và là loại thông tin mà một người bình thường có thể nhận ra rằng, xét về bản chất và nội dung của thông tin, nếu bị tiết lộ hoặc công bố sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giá hoặc giá trị của một loại cổ phiếu liên quan đến thông tin đó. Bất kỳ người nào có được thông tin nội bộ, thông qua gia đình, kinh doanh, quan hệ hợp đồng, không được phép trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện giao dịch chứng khoán liên quan đến thông tin đó hoặc tiết lộ thông tin nội bộ cho người khác với mong muốn người đó sẽ thực hiện các giao dịch liên
62
quan đến loại chứng khoán này [11, Điều 50]. Quy định này nhằm ngăn chặn các giao dịch nội gián trong công ty.
Tuy nhiên, một người bị buộc tội vi phạm giao dịch nội gián có thể tránh bị khởi kiện trước Ủy ban giải quyết các tranh chấp chứng khoán bằng cách đạt được thỏa thuận với Cơ quan thị trường vốn theo đó anh ta đồng ý trả cho Cơ quan thị trường vốn một khoản tiền không quá ba lần lợi nhuận hoặc thiệt hại đã được ngăn chặn do anh ta vi phạm. Việc dàn xếp này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ quyết định bồi thường nào do vi phạm gây ra [11, Điều 64].
Liên quan đến nghĩa vụ hành động trong phạm vi quyền hạn, Luâ ̣t Công ty Ả
Râ ̣p Xê Út công nhận viê ̣c ủy quyền và hạn chế quyền hạn của các thành viên
HĐQT. Quyền hạn của thành viên HĐQT đươ ̣c ha ̣n chế trong các quy đi ̣nh của Luâ ̣t Công ty, điều lê ̣ công ty và nghị quyết được ban hành bởi ĐHĐCĐ thường xuyên của công ty. Luâ ̣t cũng hạn chế quyền hạn của các thành viên HĐQT liên quan đến các vấn đề tài chính. Với các đặc quyền được ĐHĐCĐ trao cho, HĐQT được hưởng đầy đủ quyền hạn trong việc quản lý công ty. HĐQT phải được trao quyền , trong phạm vi khả năng của mình, ủy quyền một hoặc nhiều thành viên HĐQT thực hiện một viê ̣c hoặc mô ̣t công viê ̣c nhất định. Tuy nhiên, HĐQT không được bán hay thế chấp tài sản , đi ̣a điểm của công ty, hoặc giảm nghĩa vụ trả nợ của các con nợ , trừ trường hợp được trao quyền trong điều lê ̣ công ty và các quy định của Luâ ̣t công ty theo quy định tại Điều 72 của Luâ ̣t Công ty.
Cụ thể, HĐQT đươ ̣c quyền giao mô ̣t hoă ̣c nhiều phần trách nhiệm của mình cho các bô ̣ phâ ̣n khác thực hiện. Ví dụ, HĐQT có thể ủy nhiệm một số công việc của mình cho các tiểu ban của nó, chẳng hạn như Ủy ban kiểm toán, Ủy ban đề cử và thù lao [13, Điều 13]. Tuy nhiên, viê ̣c cho phép HĐQT ủy thác một số trách nhiệm của mình theo quy định không có nghĩa là giảm viê ̣c giám sát và các công viê ̣c của các tiểu ban này. HĐQT phải tóm tắt các thủ tục chung cho viê ̣c thành lập các ủy ban này, thể hiện trách nhiệm và giám sát của họ. Cụ thể, các tiểu ban phải báo cáo HĐQT về việc phục tùng và kết quả thực hiê ̣n để đảm bảo rằng các trách nhiê ̣m được giao phó là hoàn toàn thích hợp.
63
một số ủy ban thực hiê ̣n vai trò của mình . Viê ̣c ủy quyền những công việc cụ thể phải nằm trong thẩm quyền của HĐQT, thời gian và hình thức ủy quyền. Nếu không, ủy quyền đó sẽ vô hiệu và bị hủy bỏ .
Mặt khác, Quy chế QTCT Ả Rập Xê Út đề nghị công ty không cấp bất kỳ khoản vay tiền mặt nào cho thành viên HĐQT; cũng không thể đảm bảo bất kỳ khoản vay theo hợp đồng của một thành viên với bên thứ ba. Có thể cho rằng, các quy đi ̣nh của Quy chế QTCT là công bằng vì nó bảo vệ vốn của các cổ đông và đảm bảo tình hình tài chính của công ty về các kho ản vay thế chấp riêng tùy tiê ̣n và không cần thiết đối với các thành viên HĐQT. Cụ thể, một khoản vay thế chấp của công ty đươ ̣c cho là có thể bi ̣ lạm dụng bởi một thành viên HĐQT. Viê ̣c vay thế chấp, có thể ở mức lãi suất thấp, do vâ ̣y có thể che đậy sau đó một khoản tiền hoặc một món quà.
Về việc phân chia quyền lực của các thành viên HĐQT, Luâ ̣t Công ty Ả Râ ̣p Xê Út từng cho phép một người cùng lúc đảm nhiê ̣m cả vi ̣ trí chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi phần nào. Quy chế QTCT không cho phép sự kết hợp của vị trí thiết yếu này với các vị trí điều hành khác trong HĐQT hoặc các vị trí quản lý cấp cao trong công ty , cụ thể là tổng giám đốc điều hành, giám đốc quản lý hoặc TGĐ. Do đó, có thể lập luận rằng việc tách các nhiệm vụ giám sát và nhiệm vụ quản lý trong công ty đặt ra bởi Quy chế QTCT tạo nên một lợi thế cấp bách . Hơn nữa, điều này đảm bảo trách nhiệm giải trình và giá trị rõ rê ̣t, vì trách nhiệm của các giám đốc điều hành cao cấp cho phép họ đảm nhâ ̣n nhiều nghĩa vụ khác nhau , bao gồm viê ̣c thay mặt cho công ty ký các văn bản , hợp đồng, định dạng các hơ ̣p đồng thương mại, bán hoặc mua các sản phẩm của công ty. Do đó, bằng viê ̣c thực hiện những trách nhiệm này dưới sự kiểm soát và phân quyền của HĐQT, các thành viên HĐQT sẽ tránh được nhữn g nghi ngờ về tham nhũng, lơ ̣i dụng chức vụ quyền hạn và xung đột lợi ích đối với các viê ̣c làm của HĐQT.
Xác định các thách thức đối với việc phân chia vị trí chủ tịch HĐQT và các vị trí điều hành khác của HĐQT đưa ra bởi các nguyên tắc QTCT trên thế giới, bao gồm cả Ả Rập Xê Út , cơ quan quản lý Ả Rập Xê Út thừa nhận rằng HĐQT của công ty và các cổ đông chịu trách nhiệm như nhau về việc lựa chọn chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc điều hành và các thành viên khác. Tuy nhiên, phương pháp này bị bỏ
64
qua bởi đa số các công ty niêm yết có gia đình và chính phủ là cổ đông lớn, chủ sở
hữu của công ty.
Đại hội thường xuyên của công ty phải bổ nhiệm và tái bổ nhiệm thành viên HĐQT trong thời gian quy định tại điều lệ công ty nhưng không được vượt quá ba năm. Ngoài ra, các thành viên HĐQT không được đồng thời là thành viên HĐQT của hơn năm công ty niêm yết [13, Điều 12]. Tuy nhiên, Chính phủ Ả Rập Xê Út có ảnh hưởng đến các quy đi ̣nh này khi chính phủ là cổ đông chính hay chủ sở hữu của một số công ty niêm yết lớn . Theo đó, chính phủ đưa đại diện của mình vào ghế của HĐQT các công ty này không kể đến thời gian đương nhiệm, và gửi các đại diện vào HĐQT của nhiều hơn năm công ty niêm yết