0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ban giám đốc

Một phần của tài liệu SO SÁNH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM VÀ Ả RẬP XÊ ÚT (Trang 59 -59 )

Giám đốc hay Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Theo quy định của LDN Việt Nam 2005, HĐQT bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc. Quyền và nhiệm vụ của Giám đốc bao gồm: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Kiến nghị phương án tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT; Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả những người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi miễn của giám đốc; Tuyển dụng lao động; Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh và; Các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ hoặc quyết định của HĐQT [6, Điều 116].

Có thể nói rằng thẩm quyền của Giám đốc trong QTCT là không lớn, Giám đốc chủ yếu là chỉ đạo và điều hành các công việc, hoạt động thường ngày của công ty, triển khai thực hiện quyết định của HĐQT. Giám đốc chỉ có quyền tuyển dụng những người lao động bình thường còn việc quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý trong công ty phụ thuộc vào sự phân chia quyền lực giữa HĐQT và Giám đốc được quy định tại điều lệ công ty. Giám đốc có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ và phương án trả cổ tức vì giám đốc là người kiến

55

nghị các giải pháp về vấn đề đó. Tuy nhiên, nếu xét về phạm vi ảnh hưởng như số lượng các hoạt động, số người chịu chỉ đạo và giám sát thì ảnh hưởng của giám đốc là tương đối lớn.

Ở Việt Nam, hiện tượng Giám đốc luôn coi mình là quan chức có quyền lực trong công ty, không chịu sự quản lý và giám sát của HĐQT một phần do lịch sử của phương thức tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để lại, một phần do có được chức danh và quyền hạn pháp định.

Quy chế QTCT Ả Rập Xê Út quy định thành viên HĐQT gồm các thành viên

điều hành bao gồm Giám đốc hay Tổng giám đốc, các thành viên không điều hành và các thành viên độc lập . Các thành viên điều hành phải có vị trí làm việc toàn thời gian trong công ty và được nhâ ̣n lương hàng tháng.

Vai trò chính xác của các thành viên điều hành vẫn còn là mô ̣t vấn đề gây

tranh cãi . Vai trò này thực sự quan trọng do các thành viên điều hành thường có

kiến thức và kinh nghiệm về các công việc của công ty và các cơ hô ̣i đầu tư, cùng với các thành viên không điều hành và độc lập của HĐQT, trong viê ̣c mang la ̣i hiệu quả kinh doanh tối ưu cho công ty. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng các thành viên điều hành thường không đánh giá các quyết định chiến lược mô ̣t cách hiệu quả như các thành viên không điều hành. Điều này là do thực tế các thành viên điều hành không thể phản đối viê ̣c ra quyết đi ̣nh chiến lược của tổng giám đốc điều hành trong các cuộc họp của HĐQT.

ĐHĐCĐ thường xuyên sẽ bổ nhiệm các thành viên HĐQT và Giám đốc hay Tổng giám đốc trong thời hạn theo quy đi ̣nh của điều lê ̣ công ty [33, Điều 66]. Trừ khi điều lê ̣ công ty có quy định khác, nếu vi ̣ trí của một thành viên HĐQT bị khuyết, HĐQT có thể bổ nhiệm một thành viên tạm thời vào vị trí này , với điều kiện bổ nhiệm này phải được đưa ra trước cuộc họp thường kỳ đầu tiên. Thành viên HĐQT mới sẽ thực hiê ̣n nhiệm kỳ còn dở của người tiền nhiệm. Nếu số các thành viên HĐQT giảm xuống dưới mức tối thiểu theo quy định của Luật công ty hoặc điều lê ̣ công ty , cuộc họp thường kỳ phải được triệu tập càng sớm càng tốt để bổ nhiê ̣m số lượng thành viên HĐQT theo yêu cầu [33, Điều 67].

56

2.4. Tiền lƣơng của Giám đốc, thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và các lợi ích khác của họ

Tiền lương của Giám đốc, thù lao của HĐQT và lợi ích khác của họ là động lực thúc đẩy họ hành động vì lợi ích của công ty và các cổ đông.

LDN Việt Nam 2005 đã quy định tương đối cụ thể các nguyên tắc trả lương, thù lao cho Giám đốc, thành viên HĐQT theo hướng gắn lợi ích của họ với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên HĐQT, Giám đốc và Tổng giám đốc bao gồm: Giám đốc hoặc TGĐ được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc TGĐ do HĐQT quyết định; Thù lao của thành viên HĐQT và tiền lương của Giám đốc hoặc TGĐ và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty, phải báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên; Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh; Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì Thành viên HĐQT được hưởng thù lao công việc và tiền lương. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên HĐQT và mức thù lao mỗi ngày. HĐQT dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của HĐQT do ĐHĐCĐ quyết định tại cuộc họp thường niên. Thành viên HĐQT có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao [6, Điều 117].

Quy định liên quan đến thù lao, tiền lương của thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ theo LDN 2005 đã có một số tiến bộ như: Không khống chế mức tối đa và mức cụ thể do chính công ty quyết định dựa theo kết quả và hiệu quả kinh doanh; Tổng mức lương, thù lao và mức cụ thể đối với từng người được công khai hóa tại ĐHĐCĐ và bên có liên quan khác biết trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty và; Tiền lương, thù lao và chi phí khác của HĐQT, giám đốc và người quản lý khác đều được tính vào chi phí kinh doanh của công ty.

57

Đối với Ả Rập Xê Út, Điều 17 Quy chế QTCT, Điều 74 Luật công ty và Điều 36 của Quy tắc niêm yết quy đi ̣nh phê duyê ̣t của cổ đông về chế đô ̣ lương và chế đô ̣ đãi ngô ̣ đối với chủ ti ̣ch HĐQT và các nhà điều hành cấp cao của các công ty niêm yết.

Điều lê ̣ công ty phải quy định cụ thể cách thức trả thù lao cho các giám đốc

[33, Điều 74]. Hoạt động của cổ đông liên quan đến việc sửa đổi hợp pháp điều lê ̣

công ty phải diễn ra trong một cuô ̣c ho ̣p ĐHĐCĐ bất thường của các cổ đông [33, Điều 85]. Hơn nữa, yêu cầu báo cáo của HĐQT về đại hội thường xuyên phải bao gồm một báo cáo tổng thể về tất cả các khoản thu của các giám đốc trong năm tài chính về các khoản thù lao, lợi nhuận được chia , trợ cấp phu ̣c vu ̣ , các khoản chi tiêu, và các khoản trợ cấp khác, cũng như tất cả các khoản thu của các giám đốc với tư cách là quản lý hay giám đốc điều hành của công ty, hoặc trong việc xem xét các dịch vụ kỹ thuật, hành chính, hoặc tư vấn [33, Điều 74].

Thù lao cho các thành viên HĐQT là một quyền theo luật định dựa trên nguyên tắc không có gì miễn phí cho kinh doanh. Nhiệm vụ của các thành viên HĐQT tương tự như nhiệm vụ của công ty; giành lợi thế cho các hoạt động của công ty miễn sao các hoạt động này là hợp pháp.

Thù lao của thành viên HĐQT thời gian gần đây đã gây được sự chú ý của các nhà lập pháp Ả Rập Xê Út do những thù lao từng bao gồm 10% lợi nhuận ròng hàng năm của công ty. Thêm vào đó, một nghị quyết cấp Bộ, từng là văn bản tham khảo thứ hai để tính thù lao cho các thành viên HĐQT. Đáng chú ý, Nghị quyết này nhấn mạnh rằng thù lao tối đa cho các thành viên không điều hành và các thành viên độc lập là 53.333 USD cho mỗi thành viên và 800 USD phí tham dự các cuộc họp của HĐQT [34].

Nghị quyết này gây tranh cãi, bởi vì nó không nêu được mức thù lao tối đa cho các thành viên điều hành, đáng ra phải cao hơn so với các thành viên không điều hành và các thành viên độc lập. Thực tế, nhiều thị trường tài chính trên thế giới đã thất bại trong việc thiết lập một giới hạn mức thù lao cho ban điều hành khi chính phủ không muốn ấn định mức trả thù lao cơ bản hoặc thậm chí giám sát tỷ lệ

58

tăng thù lao ở khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, việc kiểm tra mức thù lao của các thành viên không điều hành và các thành viên độc lập trong HĐQT chưa thực sự hiệu quả [18].

Mặt khác, Quy chế QTCT Ả Rập Xê Út không đưa ra đề xuất về mức thù lao tối đa cho các thành HĐQT. Về lý thuyết, nó khẳng đi ̣nh viê ̣c đảm bảo các công ty niêm yết, trước khi quyết đi ̣nh mức thù lao cho các thành viên HĐQT, phải trình mô ̣t biên bản bao gồm mức thù lao đề xuất này và sau đó phải được biểu quyết của các cổ đông trong ĐHĐCĐ thường xuyên của công ty. Quy chế QTCT cũng yêu cầu điều lê ̣ công ty quy đi ̣nh cách thức nhâ ̣n thù lao của các thành viên HĐQT, có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền lương, tiền thưởng và các khoản trơ ̣ cấp phu ̣c vu ̣ khác.

Vì vậy, mô hình phân phối thù lao Ả Râ ̣p Xê Út gặp phải một số trở ngại liên

Một phần của tài liệu SO SÁNH PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM VÀ Ả RẬP XÊ ÚT (Trang 59 -59 )

×