quản trị công ty cổ phần của Việt Nam và Ả Rập Xê Út
Nền kinh tế đóng vai trò nòng cốt cho sự phát triển của một quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần phải xây dựng một hành lang pháp lý thật tốt để tránh xảy ra những xung đột mâu thuẫn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối đổi mới để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân và doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đó. Cụ thể, Nhà nước ta đã xây dựng được các cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư cả trong và ngoài nước, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển. Ngoài ra, Nhà nước ta đã xây dựng được một hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Với việc gia nhập WTO năm 2006, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và theo dự kiến, Việt Nam sẽ tham gia vào hoạt động hình thành cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 và sẽ tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) giúp quá trình hội nhập hóa ngày càng sâu rộng hơn.
Sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về QTCT luôn có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn cho việc tổ chức vận hành công ty và hướng tới việc tạo dựng hành
80
lang pháp lý đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của loại hình CTCP. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, chúng ta thấy việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về QTCT cần được thực hiện theo những định hướng dưới đây:
Một là: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải căn cứ
vào những đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Hai là: Các quy định của pháp luật về quản trị CTCP phải phù hợp với đặc
điểm văn hóa kinh doanh của người Việt Nam.
Ba là: Các quy định về QTCT phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là: Việc hoàn thiện các quy định về QTCT cần được đặt trong giải pháp
tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế.
Từ những thay đổi về bối cảnh kinh tế - xã hội, hòa nhập quốc tế, những bất cập của LDN 2005 và việc nghiên cứu, so sánh pháp luật QTCT cổ phần của Việt Nam và Ả Rập Xê Út nêu trên đặt ra một số kiến nghị và đề xuất để hoàn thiện pháp luật QTCT cổ phần ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Về mô hình QTCT cổ phần
LDN 2005 chỉ quy định mô hình QTCT cổ phần bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT và Giám đốc hay Tổng giám đốc, đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. LDN 2014 sắp có hiệu lực thì quy định CTCP có thể lựa chọn thêm một hình QTCT khác gồm ĐHĐCĐ, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT. Mô hình gồm Ban kiểm soát có phần giống với mô hình Châu Âu lục địa, song Ban kiểm soát của Việt Nam chưa đủ mạnh và độc lập như Hội đồng giám sát trong mô hình Châu Âu lục địa hay mô hình HĐQT hai tầng do cơ cấu tổ chức, thành lập và vận hành như đã trình bày. Trong khi đó, mô hình thứ hai gồm Ban kiểm toán có phần giống với mô hình Anglo-Saxon và mới chỉ là mô hình đơn nhất, chưa đảm bảo tính độc lập giữa HĐQT và các cơ quan giám sát do các cơ quan này vẫn trực thuộc HĐQT. Như vậy,
81
Luật cần xây dựng và quy định những mô hình phù hợp như mô hình kết hợp giữa Anglo-Saxon và Châu Âu lục địa đảm bảo sự độc lập tách biệt giữa Ban điều hành và Hội đồng giám sát và yêu cầu các CTCP nhất định, đặc biệt là các công ty niêm yết thực hiện áp dụng.
Thứ hai: Đối với Hội đồng quản trị
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐQT, LDN 2005 và LDN 2014 sắp có hiệu lực cần có quy định đầy đủ hơn về những vấn đề sau:
Chấm dứt hoặc hạn chế tình trạng thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, các thành viên điều hành. Khi một người vừa là thành viên của HĐQT vừa là giám đốc hay tổng giám đốc sẽ dẫn đến nhưng vi phạp về tính minh bạch trong QTCT. Luâ ̣t Công ty Ả Râ ̣p Xê Út từng cho phép một người cùng lúc đảm nhiê ̣m cả vi ̣ trí chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành. Tuy nhiên, với sức ép từ hội nhập và giao thương quốc tế, Quy chế QTCT Ả Rập Xê Út đã cấm sự kết hợp của các vị trí thiết yếu này. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đòi hỏi sự minh bạch và hiệu quả trong QTCT ở Việt Nam hiện nay, LDN 2005 và LDN 2014 cần xem xét quy định những trường hợp chủ tịch HĐQT không được kiêm chức tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thậm chí xem xét việc cấm chủ tịch HĐQT làm tổng giám đốc công ty. Thông tư số 121/2012/TT- BTC quy định chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh giám đốc hay tổng giám đốc điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn hàng năm tại ĐHĐCĐ thường niên. Tuy nhiên, nó mới chỉ được quy định ở văn bản dưới luật dành cho các công ty đại chúng và hơn nữa việc kiêm nhiệm này vẫn được chấp nhận nếu được ĐHĐCĐ thường niên phê duyệt.
Luật cũng cần cụ thể hóa các nghĩa vụ của các thành viên HĐQT như nghĩa vụ trung thực, cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành. Như vậy sẽ khuyến khích các thành viên HĐQT thực hiện việc quản lý công ty một cách có trách nhiệm, đối xử trung thực và trách nhiệm với tất cả các bộ phận và các bên liên quan mang lại lợi ích cho công ty.
82
của Ả Rập Xê Út như: Thành viên HĐQT phải bao gồm đa số các giám đốc không điều hành và có ít nhất một phần ba các giám đốc độc lập (LDN 2005 chưa quy định và Điều 134 LDN 2014 chỉ quy định trường hợp không có BKS thì HĐQT phải có tối thiểu 20% thành viên độc lập); Một thành viên HĐQT không đươ ̣c đồng thời là thành viên HĐQT của hơn năm CTCP (Điều 151 LDN 2014, thành viên HĐQT công ty có thể đồng thời là thành viên HĐQT của công ty khác); Nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT không quá ba năm (Điều 109 LDN 2005 và Điều 150 LDN 2014, nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là không quá 5 năm); Đối với các công ty niêm yết, thành viên HĐQT phải có trình độ cao, am hiểu pháp luật QTCT. Các thành viên HĐQT phải được đào tại tại một học viện được chỉ định như ở Anh Quốc. Việc đào tạo cần chỉ ra vai trò và trách nhiệm hữu ích như nâng cao nhận thức về các lợi thế mà QTCT mang lại cho các giám đốc và các thành viên điều hành cao cấp cũng như trau dồi các kỹ năng quản lý của họ. Các quy định này nhằm dung hòa quyền lực, trách nhiệm, lợi ích của HĐQT, cổ đông và tất cả các bên liên quan, giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả trong QTCT.
Cần có quy định hạn chế số thành viên HĐQT là đại diện phần vốn góp của cổ đông chi phối vì thực tế, trong nhiều CTCP ở nước ta, một cổ đông chiếm tỷ lệ vốn rất lớn, trên 80% vốn điều lệ, là cổ đông chi phối tuyệt đối làm chủ sở hữu quy định và quyết định hầu hết các chính sách và hoạt động của công ty.
Cần quy định bắt buộc đối với HĐQT trong việc lập ra một bộ quy tắc QTCT cho công ty mà không trái với quy định của pháp luật, theo dõi và giám sát chung hiệu quả của quy tắc này và sửa đổi khi cần thiết (Như quy định của Ả Rập Xê Út). Bộ quy chế QTCT tốt phải được xây dựng trên cơ sở các nguyên tác QTCT của OECD và Bộ Quy tắc QTCT của Anh Quốc. Mục đích của quy định này giúp các CTCP có được một bộ quy tắc quản trị phù hợp với văn hóa, tình hình, lĩnh vực và quy mô hoạt động của công ty, giúp giảm chi phí trong vận hành và tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
Ngoài ra , cần xem xét quy đi ̣nh về viê ̣c bắt buộc các CTCP, nhất là CTCP đại chúng thành lập một số ủy ban khác của HĐQT như Ủy ban kiểm toán, Ủy ban đề cử và thù lao (như Ả Rập Xê Út), Ủy ban rủi ro, Ủy ban tài chính và đầu tư, Ủy
83
ban chất lượng và Ủy ban lao động trực thuộc HĐQT hay Ủy ban / Hội đồng giám
sát độc lập tách biệt khỏi HĐQT (như mô hình QTCT hai tầng riêng biệt) nhằm xây dựng một HĐQT mạnh hay một cơ cấu QTCT độc lập, minh bạch, thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐQT và của công ty cũng như hạn chế tối đa việc HĐQT lạm quyền để tư lợi và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Thứ ba: Về quyền của các cổ đông và bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số
Theo quy định của LDN 2005, khi các cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần phổ thông khác nhau thì họ sẽ có các quyền về những vấn đề khác nhau. Ví dụ, cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết từ 65% trở lên có thể thông qua các Nghị quyết có lợi cho mình. Các cổ đông hay nhóm cổ đông còn lại có thể coi là cổ đông thiểu số vì họ không thể quyết định hay tham gia vào các quyết định của công ty. Như vậy, để hạn chế hay tránh trường hợp một hoặc một nhóm các cổ đông lạm dụng quyền để tạo lợi ích cá nhân, các cơ quan quản lý cần có các chính sách để điều chỉnh mối quan hệ giữa các đối tượng nêu trên.
Cần xem xét quy định thành lập một hiệp hội cổ đông như tại nhiều quốc gia phát triển, đặc biệt là ở Anh nhằm giúp các cổ đông thực hiện các quyền của họ và tại đây, các quyền của họ cũng được bảo vệ. Hiệp hội này cũng có thể cung cấp cho các cổ đông những khóa đào tạo và tư vấn về các vấn đề có lợi giúp cổ đông khẳng định các quyền của họ như là một phần thiết yếu của QTCT cũng như việc sử dụng các quyền này để buộc HĐQT và BGĐ phải thực hiện tốt các vấn đề QTCT.
Xem xét quy định về phương tiện, công cụ để các cổ đông thực hiện quyền của mình, quy định về quyền tiếp cận thông tin để các cổ đông có thể tham gia giám sát các hoạt động của công ty. Các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa các kênh công bố thông tin và đảm bảo thông tin đầy đủ, chi tiết, xuất bản cả bản tiếng Việt và tiếng Anh giúp mọi nhà đầu tư quan tâm có thể dễ dàng tiếp cận.
Hơn nữa, cần có văn bản hướng dẫn các cổ đông về trình tự thủ tục khởi kiện người quản lý trong trường hợp cần thiết giúp họ có thể dễ dàng thực hiện quyền này cũng như quy định cụ thể các chế tài đủ mạnh để buộc các công ty chấp hành và thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với công ty, các cổ đông và các bên liên quan.
84
Ngoài ra, Luật cũng cần có những quy định cụ thể yêu cầu các cơ quan quản lý như Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBCK Nhà nước, Tòa án và các cơ quan khác giám sát, đánh giá thực trạng QTCT tại các DN để ban hành những quy định phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Đồng thời, cũng cần có quy định yêu cầu các cơ quan này thực hiện vai trò xử lý các vi phạm một cách kịp thời và hiệu quả.
Thứ tư: Về Đại hội đồng cổ đông
Xem xét quy định cấm các cổ đông công ty uỷ quyền cho các thành viên HĐQT và cổ đông của công ty đại diện cho mình tham dự ĐHĐCĐ như quy định của Ả Rập Xê Út. Quy định này nhằm đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong việc thực hiện các quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ vì các thành viên HĐQT hay các cổ đông khác sẵn sàng sử dụng quyền biểu quyết của người khác để mang lại lợi ích cho riêng mình tại công ty.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nói chung, các cuộc họp ĐHĐCĐ có thể chỉ được triệu tập bởi HĐQT, BKS, cổ đông hoặc theo quy định tại điều lệ công ty. Để bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, pháp luật nên xem xét quy định trong một số trường hợp nhất định, các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan khác có thể yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ thường xuyên (như dự thảo Luật công ty Ả Rập Xê Út) nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và cộng đồng với công ty.
Luật cũng nên xem xét quy định cho phép các cơ quan quản lý doanh nghiệp có thể cử đại diện của mình là quan sát viên tham dự bất kỳ ĐHĐCĐ thường xuyên nào nếu thấy cần thiết (theo Luật Công ty Ả Rập Xê Út, Bộ Thương mại có thể cử một hoặc nhiều đại diện là quan sát viên tham dự bất kỳ ĐHĐCĐ thường xuyên nào) đảm bảo việc giám sát của các cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng đối với các hoạt động của công ty.
Thứ năm: Về vai trò và trách nhiệm của Ban Kiểm soát
Thực tế, tại nhiều CTCP, cổ đông đã trao quyền cho HĐQT chỉ định thành viên BKS hay ban hành các quy chế hoạt động của Ban này. Do vậy, Luật cần xem xét và quy định cụ thể việc hạn chế hay cấm việc ĐHĐCĐ trao quyền cho HĐQT để thực hiện các công việc này nhằm đảm bảo sự minh bạch và tính độc lập của BKS khỏi HĐQT.
85
Cần xem xét việc yêu cầu CTCP phải công bố báo cáo của BKS cùng với báo cáo tài chính. Các báo cáo của Ban kiểm soát phải thể hiện được tính độc lập và chính xác. Báo cáo này là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được những thông tin mà các bản báo cáo tài chính không đề cập đến cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về doanh nghiệp.
Theo quy định của LDN 2005, văn bản do Ban kiểm soát ban hành về việc kiểm tra, giám sát chỉ có ý nghĩa cảnh báo. BKS chỉ có quyền yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả mà không có quyền sa thải người lao động nếu họ sai phạm. Vì vậy, Luật cần có những cơ chế và quy định đảm bảo BKS có đủ khả năng, năng lực và dũng khí khi được trao quyền để thực thi nhiệm vụ, Như vậy thì quyền lợi của cổ đông mới được bảo vệ, công ty mới tồn tại và phát triển được.
Cần tham khảo mô hình QTCT Châu Âu lục địa để quy định cơ cấu thành lập, tổ chức và hoạt động của BKS, nâng cao tích độc lập, quyền hạn và quyền lực của BKS tương tự như Hội đồng giám sát của mô hình này giúp BKS có thể thực hiện hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Thứ sáu: Về việc đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu quả trong QTCT
Cần xem xét quy định các nhà đầu tư là pháp nhân và người đại diện cho những người khác như quỹ đầu tư phải công bố báo cáo hàng năm của họ, chính sách