Giải pháp cho các khoản phải thu khách hàng và các chính sách hỗ trợ nhà cung cấp:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phát triển sản phẩm công nghệ mới (Trang 80)

- Khả năng thanh toán tức thời (tiền mặt):

3.3.1.Giải pháp cho các khoản phải thu khách hàng và các chính sách hỗ trợ nhà cung cấp:

cung cấp:

Trong kinh doanh thì vốn chính là nhân tố then chốt quyết định đến quy mô và khả năng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để nguồn tài chính trong doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả thì Công ty phải tránh bị chiếm dụng vốn bởi khách hàng đồng thời tận dụng khoản tiền chiếm dụng tạm thời của nợ phải trả. Công ty vẫn bị khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều, đặc biệt sau giai đoạn mở rộng thành công thị trường thì phải thu khách hàng cũng tăng lên với tốc độ không nhỏ. Do vậy trong thời gian tới Công ty phải có các chính sách bán hàng và tín dụng thương mại hợp lý để có thể làm cho vốn bị chiếm dụng ở mức tương đối, làm tăng vòng quay các khoản phải thu đồng thời giảm các khoản phải trả.

Trong 3 năm, các khoản thu ngắn hạn luôn ở mức cao ở ngưỡng 2 tỉ mỗi năm, nhất là năm 2013 lên tới 2.449.450.626 VND. Trong khi đó, các khoản phải trả người bán cũng tăng nhưng không bằng các khoản phải thu, năm 2013 cao nhất đạt mức 14.086.397.633 VND. Điều này chứng tỏ công ty đã có mối quan hệ rất tốt với nhà cung cấp và luôn nắm chắc được nguồn vốn nợ. Tuy nhiên việc quá lạm dụng, chiếm hữu vốn của doanh nghiệp khác có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ lâu dài giữa 2 bên.

Xây dựng mối quan hệ bền chặt với nhà cung cấp:

Qua việc phân tích chỉ số vòng quay các khoản phải trả của Công ty trong 3 năm, ta nhận thấy doanh nghiệp thực sự chiếm dụng tương đối nguồn vốn của các nhà cung cấp. Đối với Công ty có 2 loại nhà cung cấp: nhà cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất bánh bao và nhà cung cấp máy móc, thiết bị để Công ty thực hiện dịch vụ thương mại. Hầu hết khoản vốn Công ty đang chiếm dụng là của loại nhà cung cấp thứ hai. Do vậy,

ban lãnh đạo nên chủ động thanh toán sớm hơn những nguyên vật liệu đầu vào để gây dựng chặt chẽ niềm tin của nhà cung cấp và trả bớt một phần nào tiền máy móc đã nhập. Tránh việc chiếm dụng vốn của họ quá lâu cho dù là hai doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác đặc biệt vì như vậy rất dễ làm họ đánh giá không tốt về khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời đánh giá tín dụng của Công ty sẽ bị xấu đi, khó duy trì được sự hợp tác lâu dài.

Quản lý khoản phải thu khách hàng

Qua việc phân tích các khoản phải thu ta thấy được quy mô của các khoản này tăng qua các năm, nhất là trong năm 2013 công ty có hệ số vòng quay các khoản phải thu lớn nhất chứng tỏ Công ty thu tiền về nhanh và không bị chiếm dụng vốn quá lâu. Tuy vậy, để nâng cao hơn nữa tình hình tài chính doanh nghiệp nên tiến hành giảm các khoản phải thu khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi công nợ, hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện tình hình lưu chuyển tiền thuần trong kì và tránh rủi ro ở mức tốt nhất nếu xảy ra trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán

Để quản lý được hiệu quả, doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một hệ thống cụ thể trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Ta có thể sử dụng mô hình Alman - mô hình phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng qua việc mô hình hóa các chỉ tiêu tài chính. Từ đó có thể xếp hạng tín nhiệm và tính toán xác xuất vỡ nợ thông qua những đặc điểm tài chính cơ bản của khách hàng. Z là đại lượng đo tổng hợp để phân loại các mức rủi ro của khách hàng:

Z = 1,2*X1 + 1,4*X2 + 3,3*X3 + 0,6*X4 + 1*X5

Bảng 3.1. Trọng số giá trị các biến trong mô hình Alman

Biến số Trọng số

Vốn lưu động ròng/ Tổng Tài sản (X1) 1,2

Lợi nhuận để lại/ Tổng Tài sản (X2) 1,4

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng Tài sản (X3) 3,3

Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ nợ dài hạn (X4) 0,6

Doanh thu/ Tổng Tài sản (X5) 1

Nguồn: [4, tr.726 -727]

- Z > 2,99: khách hàng vùng an toàn. Đối với các khách hàng này công ty có thể cấp tín dụng, bán hàng trả chậm.

- 1,81 < Z < 2,99: khách hàng vùng cảnh báo, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Các khách hàng thuộc vùng này ta cần xem xét mức độ, tần suất giao dịch và mức độ an toàn của khách hàng. Từ đó mới ra quyết định cấp tín dụng hay không.

82

- Z < 1,81: khách hàng vùng nguy hiểm, nguy cơ không trả được nợ hay không có khả năng thanh toán rất cao. Công ty không nên cấp tín dụng hay bán hàng trả chậm vì sẽ dẫn tới việc khó khăn trong thu hồi công nợ, thậm chí trong trường hợp xấu là không thu hồi được.

Thêm vào đó, doanh nghiệp nên áp dụng các chính sách chiết khấu không chỉ trên thương mại để gia tăng doanh thu hàng bán mà còn là chiết khấu thanh toán để tạo động lực cho khách hàng thanh toán tiền sớm hơn và đúng thời gian. Từ đó ta sẽ giảm được các khoản phải thu và tăng cường sự cạnh tranh so với các nhà cung cấp khác:

Bảng 3.2. Bảng điều kiện chiết khấu cho khách hàng

Nhóm Thời gian thanh toán (ngày) Tỉ lệ chiết khấu (%)

1 Trả ngay 2

2 1 - 15 1,5

3 15 - 30 1

4 30 - 45 0,5

Nguồn: Đề xuất dựa trên thông tin nội bộ của công ty

Bằng việc có các chính sách hợp lý để tạo dựng và duy trì mối quan hệ với không chỉ khách hàng mà còn là nhà cung cấp, chắc chắn trong những năm sắp tới Công ty sẽ có sự đánh giá về năng lực hoạt động tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phát triển sản phẩm công nghệ mới (Trang 80)