Phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phát triển sản phẩm công nghệ mới (Trang 56)

2. Tiền thu lãi cho vay cổ tức và lợi nhuận được

2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn

Bảng 2.9. Cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012

Tỉ trọng TSNH 35,62 38,26 40,97 2,65 2,71

Tỉ trọng TSDH 64,38 61,74 59,03 (2,65) (2,71)

Tỉ trọng Nợ 16,69 20,56 23,96 3,87 3,39

Tỉ trọng VCSH 83,31 79,44 76,04 (3,87) (3,39)

Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính

Tình hình tài sản của Công ty:

- Tỉ trọng Tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn có bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Dựa theo bảng trên ta thấy tỉ trọng TSNH của Công ty đang tăng đều qua 3 năm và với tốc độ ổn định mỗi năm (hơn 2% mỗi năm). Bắt đầu từ năm 2011, tỉ trọng TSNH chiếm 35,62% sau đó đến năm 2012 tăng thêm 2,65% thành 38,26% trên tổng Tài sản. Năm 2013 TSNH chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng tài sản là 40,97%; tiếp tục tăng 2,71% so với năm 2012 là 38,26%.

Năm 2012 tăng tương đối so với 2011 vì đồng loạt: tiền và các khoản tương đương tiền tăng thêm 158.857.345 VND tương đương tăng 2045,42%; các khoản phải thu tăng nhẹ 100,671,347 VND ứng với tỉ lệ 5,29%; hàng tồn kho tăng tới 1.907.348.997 VND (hay 11,89%) và cuối cùng TSNH khác tăng 323.475.443 VND ứng với mức tăng tương đối là 20,88%. Sang năm 2013, tốc độ tăng của TNSH giảm vì công ty giảm dự trữ tiền mặt từ 166.623.838 VND trong năm 2012 còn 67.557.264 VND ở năm 2013, kèm theo đó là mức tăng của TSNH khác duy trì nhưng chỉ đạt 14,21% nhỏ hơn mức tăng lên tới 20,88% trong năm 2012. Nguyên nhân của sự biến động này là do ảnh hưởng các khoản bị giảm như tiền, của các loại TSNH khác so với sự tăng các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho lại lớn hơn đủ để bù lại. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì trong tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Công ty đã phải sử dụng đến các khoản tiền để cải thiện tình hình kinh doanh và xây dựng chính sách nới lỏng thanh toán cho khách hàng để khuyến khích giao dịch nên khả năng thu hồi hoàn toàn khoản phải thu khách hàng rủi ro càng cao. Vì thế mà tỉ trọng TSNH trong cơ cấu tổng tài sản tăng.

- Tỉ trọng tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu. Tùy từng doanh nghiệp mà chỉ số này sẽ có độ lớn khác nhau.

Năm 2011 tỉ trọng dài hạn chiếm 64,38% nhưng sang năm 2012 chỉ còn 61,74%, tức đã giảm 2,71% so với trước đó. Nguyên nhân do các loại khấu hao máy móc thiệt bị lũy kế ngày càng tăng (giá trị hao mòn lũy kế), kèm theo việc Công ty không đầu tư thêm bất cứ một khoản mục TSDH nào thêm trong năm 2012.

Năm 2013 trong tổng tài sản của Công ty thì tỉ trọng tài sản dài hạn chiếm 59,03%; giảm 2,65% so với năm 2012 là 61,74%. Nguyên nhân do hao mòn lũy kế tiếp tục giảm với mức 34.186.034 VND ứng với tốc độ tăng thêm 3,6%. TSDH chủ yếu là giá trị do doanh nghiệp tiến hành đầu tư mua sắm tài sản cố định (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) nhằm mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh lâu dài nhưng qua nhiều năm hoạt động nên giá trị cũng đã được trích khấu hao. Như vậy, chi phí bỏ ra ban đầu nên tỉ trọng TSDH vẫn chiếm một phần lớn trong tổng tài sản nhưng đang có xu hướng giảm dần. Hơn thế nữa Công ty đã có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào nên không phải ứng trước quá nhiều tiền để thu mua nữa, do vậy chi phí trả trước dài hạn đã giảm 19,4% ứng với số tiền 22.138.739 VND.

Qua việc phân tích cơ cấu Tài sản ta nhận thấy Công ty đang có xu hướng giảm TSDH và tăng TSNH. Nó hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm mới Công nghệ mới vì doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm chế biến đơn giản không cần quá nhiều TSCĐ nên cần nguồn vốn cho các TSNH như: nguyên vật liệu, hàng tồn kho, tiền mặt,… nhiều hơn các TSDH như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của các doanh nghiệp sản xuất nhỏ trong lĩnh vực thực phẩm. Việc sản xuất, xây dựng, tiêu thụ sản phẩm, dự trữ và xoay vòng tiền là yếu tố cốt lõi để duy trì hoạt động của công ty, thu về lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, do đó Công ty đang dần tăng tỉ trọng của Tài sản ngắn hạn.

Tình hình nguồn vốn của công ty:

- Tỉ trọng nợ:

Hệ số này cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng là nợ. Chỉ tiêu này dùng để xác định khả năng đảm bảo trả nợ của doanh nghiệp. Tỉ số này càng thấp thì các khoản nợ càng được đảm bảo trả trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Song nếu tỉ lệ này cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Nếu như tỉ trọng nợ là 16,69% trong năm 2011 thì đến năm 2012 các khoản nợ đã trở thành 20,56% trên tổng nguồn vốn. Năm 2012 có biến động tăng 3,87% do có khoản vay ngắn hạn 150.000.000 VND phát sinh duy nhất vì Công ty không đủ vốn

lưu động cho quá trình sản xuất. Hơn thế nữa phải trả người bán tăng thêm tới 2.505.713.361VND (ứng với mức tăng 28,21%), trong khi đó khoản thuế phải nộp, người mua trả tiền trước và các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác lại tăng với số tiền không đáng kể.

Tỉ trọng nợ năm 2013 của Công ty là 23,96% so với năm 2012 là 20,56% tăng 3,39%. Sang năm 2013, Công ty không có khoản nợ ngắn hạn, thuế phải nộp và các khoản phải trả, phảỉ nộp khác nhưng phải trả người bán vẫn duy trì tốc độ tăng lớn hơn 20%, số tiền người mua ứng trước tăng vọt với 15,11% (tương đương số tiền 39.854.224 VND). Vì vậy nợ ngắn hạn vẫn duy trì tổng mức tăng thêm 2.570.211.517 VND là 21,74 % so với năm 2012.

Tỉ trọng nợ tăng qua các năm với tỉ lệ khoảng hơn 3%/năm cho thấy Công ty đã không muốn chỉ sử dụng nguồn vốn của mình quá nhiều mà dần chuyển dịch sang sử dụng vốn nợ để nhằm mục đích tăng nguồn cung ứng vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trọng số nợ trong tổng nguồn vốn không được cao. Nguyên nhân tăng phần nhiều là do khoản nợ phải trả người bán tăng. Trong khi đó Công ty luôn kiên định giữ khoản nợ dài hạn bằng không cũng khiến cho nợ không có tổng số lớn trên tổng tài sản. Tuy nhiên không nên duy trì tình trạng này quá lâu vì Công ty có thể mất đi các cơ hội làm ăn sinh lời vì không tận dụng nguồn vốn khác ngoài vốn chủ sở hữu.

- Tỉ trọng vốn chủ sở hữu

Tỉ số này cho biết mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn. Đây là chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá khả năng tự tài trợ của công ty. Tỉ suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có nên tính chủ động về vốn càng cao và ngược lại. Tuy nhiên trong thực tế, tỉ suất vốn chủ sở hữu không phải bao giờ cũng là thước đo tuyệt đối để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tỉ trọng vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng nguồn vốn của Công ty được hình thành từ bao nhiêu đồng VCSH. Năm 2012 tỉ trọng vốn của chủ doanh nghiệp là 83,31% chiếm trọng số rất lớn trên toàn thể nguồn vốn. Nhưng sang năm 2012 chỉ còn 79,44%, giảm 3,87% so với năm 2011. Năm 2013, tỉ trọng VCSH chiếm 75,96% và giảm 3,39% so với năm 2012 là 79,35%.

Ta thấy cứ 100 đồng nguồn vốn thì trong năm 2013 có 75,96 đồng là từ vốn chủ sở hữu và năm 2012 có 79,35 đồng từ vốn chủ sở hữu. Và nếu so với năm 2011 làm gốc thì cứ 100 đồng vốn thì có 83,31 đồng VCSH thì ta nhận thấy tỉ trọng VCSH đang có xu hướng giảm dần.Tuy VCSH tăng nhẹ qua các năm do lợi nhuận chưa phân phối mỗi năm đều tăng (trong khi đó số vốn chủ sở hữu không đổi) nhưng thực sự với tốc độ tăng có phần lấn át hơn của vốn nợ mà tỉ trọng VCSH vẫn bị giảm.

Sự sụt giảm của VCSH chứng minh rằng Công ty có tỉ trọng nợ tăng đều qua các năm nhưng VCSH lại hơn rất nhiều so với tỉ trọng nợ nhằm có thể chi trả các khoản nợ khá tốt nếu có rủi ro xảy ra. Có thể nói, khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động tài chính trong Công ty rất cao. Nguồn vốn của Công ty chủ yếu được hình thành từ vốn của chủ sở hữu, tạo ra những thuận lợi trong việc huy động vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này cũng làm giảm chi phí lãi vay cao, giảm gánh nặng nợ và rủi ro về khả năng thanh toán nợ của công ty. Do đó, việc điều hành quản lí tài chính của Công ty được nâng cao giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn. Thế nhưng Công ty đang có xu hướng giảm bớt tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu để tăng vốn nợ. Quyết định này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn khác thay vì hạn chế trong lượng vốn của bản thân chủ sở hữu. Thêm vào đó cách chứng tỏ giám đốc Công ty tận dụng được cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế: chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.10. Khả năng thanh toán của giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012

Khả năng thanh toán ngắn hạn 2,134 1,861 1,710 (0,273) (0,150)

Khả năng thanh toán nhanh 0,379 0,342 0,324 (0,037) (0,018)

Khả năng thanh toán tức thời 0,001 0,014 0,005 0,013 (0,009)

Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo tài chính

- Khả năng thanh toán ngắn hạn:

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có. Năm 2012 có chỉ số thanh toán ngắn hạn là 1,861 (tức cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ có 1,861 đồng tài sản đảm bảo) giảm 0,273 lần so với năm 2011 là 2,134. Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 là 1,710 lần đã giảm 0,150 lần so với năm 2012 là 1,861 lần.

Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty qua các năm đều lớn hơn 1. Điều này thể hiện khả năng sử dụng TSNH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khá tốt: các khoản nợ ngắn hạn đều được thanh toán trong vòng 1 chu kì kinh doanh, tuy vậy lại có sự suy giảm qua mỗi năm. Cụ thể: Năm 2012 TSNH tăng 12,77% so với năm 2011 nhưng nợ ngắn hạn tăng tới 29,33% đã dẫn đến mức giảm chỉ số thanh toán ngắn hạn.

Sang đến năm 2013 tình hình TSNH tăng 11,92% và nợ ngắn hạn tăng 21,74%, do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn luôn lớn hơn tốc độ tăng của TSNH nên dẫn đến năm 2013 chỉ số thanh toán ngắn hạn cũng bị giảm. Trong 3 năm chỉ tiêu này của doanh nghiệp khá tốt, không bị biến động giảm quá mạnh và luôn lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính Công ty ổn định và luôn đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy lúc nào Công ty cũng đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của mình nhưng hệ số tụt giảm qua các năm cũng đáng để lưu tâm.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phát triển sản phẩm công nghệ mới (Trang 56)