7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.5. Các chương trình khuyến khích trên phạm vi toàn công ty
a. Phân chia lợi nhuận
Trong các chương trình phân chia lợi nhuận, người lao động thường được nhận một phần lợi nhuận của công ty dưới dạng tiền mặt hoặc dưới dạng
trả chậm hoặc kết hợp cả hai hình thức trên.
Với chương trình tiền mặt, các chi trả thường được thực hiện vào cuối mỗi kỳ (cuối quý hoặc cuối năm).
Với chương trình trả chậm, phần tiền của người lao động được giữ lại và thường được đưa vào chương trình hưu trí khi đó nó trở thành một phúc lợi. Công thức phân phối thường dựa trên cơ sở trách nhiệm, sự thực hiện công việc, lương cơ bản, thâm niên.
b. Chương trình cổ phần cho người lao động
Trong chương trình này, người lao động được tặng cổ phần của công ty hoặc mua với giá rẻ hơn mức giá thị trường. Mục tiêu của chương trình là làm cho người lao động trở thành có cổ đông của công ty để thúc đẩy sự gắn bó và nỗ lực làm việc của họ.
Trong thời gian qua, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những tăng trưởng vượt bậc không ngừng, thì chương trình cổ phần cho người lao động đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đem lại nhiều hiệu quả tích cực, đặc biệt là các doanh nghiệp có mức giá cổ phiếu liên tục tăng như ngành công nghệ thông tin (FPT), ngành ngân hàng, bất động sản.
* Nhận xét về ưu, nhược điểm của các chương trình khuyến khích tài chính trên phạm vi toàn công ty:
Ưu điểm: tạo ra mối quan hệ tốt giữa người quản lý lao động và người lao động; tăng quyền lợi của người lao động trong công ty còng nh góp phần bảo đảm tài chính cho người lao động.
Nhược điểm: vì lợi nhuận không gắn trực tiếp với năng suất cá nhân nên không có tác dụng thúc đẩy đối với một số người.
1.4 VAI TRÒ, Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHUYẾN KHÍCH TÀI CHÍNH VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG, DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI