Các chương trình khuyến khích đối với nhà máy/ bộ phận sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tạo động lực cho nhân viên bằng phương pháp khuyến khích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật TEKO (full) (Trang 31)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Các chương trình khuyến khích đối với nhà máy/ bộ phận sản

khi mà công việc của nhóm được hoàn thành tốt, đem lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp.

Các hình thức cụ thể của chương trình khuyến khích tổ nhóm:

- Trả công theo giá sản phẩm tập thể, trả công khoán, trả công theo giá tiêu chuẩn.

- Tiền thưởng cho thành tích xuất sắc. - Phần thưởng.

Thù lao của cả tổ/ nhóm có thể được chia đều cho các thành viên trong nhóm trong trường hợp học có cùng kỹ năng, trình độ và làm việc như nhau hoặc phân chia tuỳ theo trình độ kỹ năng và thời gian làm việc.

* Nhận xét chung về ưu, nhược điểm của các chương trình khuyến khích tổ/ nhóm:

Ưu điểm: Khuyến khích tổ nhóm hợp tác và làm việc đồng đội tạo nên các nhóm làm việc đa kỹ năng; khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến, sáng kiến cho công việc chung của các thành viên trong tổ/ nhóm.

Nhược điểm: Phát sinh tình trạng dựa dẫm, không nỗ lực của một vài cá nhân trong nhóm hoặc sự cạnh tranh giữa các nhóm làm giảm sự thực hiện công việc chung.

1.3.4. Các chương trình khuyến khích đối với nhà máy/ bộ phận sản xuất sản xuất

Các chương trình khuyến khích đối với nhà máy/ bộ phận kinh doanh được gọi là các chương trình phân chia năng xuất vì nó đưa lại một phần của các chi phí tiết kiệm được cho các công nhân.

nhà máy/ bộ phận kinh doanh là khuyến khích tăng năng suất thông qua giảm chi phí. Nếu thực hiện có hiệu quả thì đây là chương trình mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và người lao động.

a. Chương trình Scanlon [2.tr 274]

Chương trình này được đưa ra bởi Joesph Scanlon vào năm 1937. Theo đó công ty cần thành lập một hội đồng gồm đại diện quản lý và đại diện người lao động để đánh giá tỷ lệ % tiêu chuẩn về chi phí lao động so với doanh thu. Tỷ lệ này được tính dùa trên các số liệu thống kê của công ty (trong vòng 5 năm gần nhất) và được coi là cố định trừ khi có những thay đổi lớn về sản phẩm và kỹ thuật. Mọi người lao động sẽ được phân chia phần chi phí lao động tiết kiệm được do năng suất lao động tăng của cả bé phận. Tỷ lệ phân chia thường là 60% đến 75% cho công nhân, sau khi đã để lại một phần làm quỹ dự phòng cho những giai đoạn có năng suất kém.

b. Chương trình Rucker [2.tr 285]

Chương trình này về cơ bản tương tự như chương trình Scanlon. Sự khác nhau cơ bản là ở phương pháp tính tỷ lệ chi phí lao động. Tỷ lệ chi phí lao động trong chương trình Rucker được gọi là chỉ số năng suất kinh tế được xác định bằng cách chia giá trị gia tăng cho chi phí lao động (tổng chi phí tiền lương trong kỳ). Giá trị gia tăng được tính bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí nguyên vật liệu.

Phần chi phí lao động tiết kiệm được thì 1/3 đưa vào quỹ dự phòng, còn lại sẽ được chia cho người lao động và công ty. Đến cuối kỳ hạch toán, quỹ dự phòng không dùng hết sẽ được chia cho người lao động.

c. Chương trình Improshase[2.tr 295]

Chương trình Improshare được xây dựng bởi Mitchell Fein vào năm 1973. Chương trình này đơn giản hơn và có thể áp dụng cho tổ nhóm lao động

cũng như cho cả một xưởng, nhà máy. Khác với chương trình trên chương trình này đo lường năng suất lao động tiêu chuẩn được tính theo số liệu thống kê của những kỳ trước. Tăng năng suất lao động được tính trên cơ sở so sánh số giờ làm việc thực tế với giờ tiêu chuẩn. Tiền hàng tháng tiết kiệm được chi trả hàng tuần, nhưng cũng có thể là hàng tháng.

* Nhận xét về ưu, nhược điểm của các chương trình khuyến khích tài chính đối với nhà máy/ bộ phận sản xuất:

Ưu điểm: Nâng cao tính hợp tác giữa các công nhân và các tổ/ nhóm lao động; việc đo lường đỡ phức tạp hơn so với các chương trình khuyến khích cá nhân và tổ/ nhóm; khuyến khích tăng năng suất lao động đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhược điểm: Tình trạng dựa dẫm của một số người lao động còn lớn hơn cả trong khuyến khích tổ/ nhóm.

* Các điều kiện để thực hiện thắng lợi các chương trình khuyến khích tài chính đối với nhà máy/ bộ phận sản xuất:

Quy mô của doanh nghiệp không lớn.

Bầu không khí tin tưởng, chia sẻ thông tin giữa người quản lý lao động và người lao động là thường xuyên, liên tục.

Các công việc có mối liên hệ phụ thuộc và khả năng thay thế giữa các công nhân cao.

Số liệu thống kê đầy đủ, chính xác; thị trường sản phẩm ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tạo động lực cho nhân viên bằng phương pháp khuyến khích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật TEKO (full) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)