Các chương trình khuyến khích cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tạo động lực cho nhân viên bằng phương pháp khuyến khích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật TEKO (full) (Trang 26)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Các chương trình khuyến khích cá nhân

a. Tiền lương

nhu cầu cho người lao động về các mặt tái sản xuất sức lao động mở rộng, đảm bảo cho cuộc sống và nhu cầu thiết yếu đồng thời có một phần tích lũy

Theo cách hiểu thông thường: tiền lương là số lượng tiền mà người sử dụng trả cho người lao động theo thoả thuận của hai bên trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Tiền lương còn được thể hiện ở hai mặt sau:

- Tiền lương phản ánh đóng góp xã hội của mỗi người trong lao động - Tiền lương phản ánh trách nhiệm đối với cuộc sống mỗi cá nhân

Bẩm sinh tiền lương có hai chức năng cơ bản đó là đảm bảo đời sống và khuyến khích, tạo động lực cho người lao động. Hai chức năng này gắn bó chặt chẽ với nhau, quan hệ mật thiết với nhau và cũng chính là mối quan tâm của người lao động. Vì vậy để người lao động chung một tinh thần tích cực thì trước hết phải tạo cho họ có cảm giác yên tâm hơn về cuộc sống tức là tiền lương trước hết phải đảm bảo được đời sống của họ, sau đó tiền lương có thể nâng cao mức sống của họ hơn, từ đó có thể tạo động lực, kích thích sự hăng say công việc đối với ngưòi lao động. Đây chính là vai trò kích thích lao động của tiền lương. Nắm được vai trò của tiền lương trong việc tăng lực cho người lao động, các nhà quản lý luôn tìm cách trả lương không những hợp lý công bằng với sức lao động bỏ ra của họ, mà còn tìm cách tăng lương khuyến khích người lao động. Dưới đây là một số cách tăng lương thường gặp trong các chương trình khuyến khích của tổ chức:

- Tăng lương không hướng dẫn:

Phòng nguồn nhân lực không soạn thảo văn bản hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ tăng lương cho những người lao động có thành tích công tác mà trao cho người lãnh đạo trực tiếp toàn quyền đánh giá sự thực hiện công việc của ngưòi lao động theo tỷ lệ tương xứng với thành tích của họ. Tăng lương theo cách này khuyến khích người lao động phấn đấu đạt được mức lương tối đa,

song có thể đẫn đến không công bắng trong trả lương và dẫn đến tình trạng trả lương quá cao cho lao động, khó đảm bảo tính nhất quán. Điều này cần phải xem xét để tăng lương chỉ còn là tính tích cực.

- Tăng lương có hướng dẫn:

Đây là loại khuyến khích tài chính bằng cách tăng lương cho những người lao động có thành tích cao trong công việc theo những tỷ lệ tương ứng với mức độ thành tích mà phòng nguôn nhân lực hướng dẫn hoặc theo trình độ hay thâm niên công tác của từng người. Cách này cũng có thể dẫn tới tình trạng trả lương cao. Tuy nhiên nó làm tăng cường sự tích cực của cá nhân và tạo ra sự gắn bó giữa những người lao động với tổ chức và công việc, khuyến khích lao động không ngừng học tập năng cao trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế bớt sự thiếu nhất quán và không công bằng của loại khuyến khích tăng lương không có hướng dẫn

- Tăng lương theo miền thực hiện công việc:

Loại khuyến khích này được áp dụng để tăng lương cho những người lao động dựa trên kết quả đánh giá thực tế hoàn thành của ngưòi lao động theo những trình độ cao, hay lao động quản lý. Tạo ra động lực làm việc, phát huy tối đa năng lực, khai thác sự sáng tạo của nhân viên. tạo ra sự kỳ vọng lớn trong lao động. Song trên thực tế, nếu cho rằng lao động quản lý mới đem lại hiệu quả trong lao động thì không đúng vì thế tăng lương quá cao cho lao động quản lý sẽ đem lại bất công bằng.

b. Tiền thưởng

Là khoản khuyến khích được chi trả một lần vào cuối kỳ, quý, năm hoặc cũng có thể đột xuất.

Bên cạnh tiền lương với mục đích đẩy nhanh tốc độ hoàn thành công việc và thu hút sự tham gia của lao động, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao

động trong công việc tốt thì tiền thưởng cũng là một vấn đề cần phải được quan tâm. Khi các hình thức tiền thưởng đã phát huy vai trò kích thích lao động của mình thì sẽ làm giảm đi tình trạng làm việc đối phó, thiếu nhiệt tình, quan liêu của người lao động cũng như của cán bộ quản lý. Từ đó làm tăng lên sự nhiệt tình, cố gắng trong công việc của họ.

Tiền thưởng khuyến khích người lao động quan tâm tiết kiệm lao động sống, lao động vật hoá, đảm bảo chất lượng sản phẩm, về thời gian hoàn thành công việc. Tiền thưởng nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Các hình thức thưởng thường gặp: - Thưởng tỷ lệ hàng hỏng:

Hình thức này làm cho người lao động quan tâm đến chất lượng sảm phẩm, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, tạo uy tín, lòng tin cho khách hàng.

- Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật:

Là hình thức trích một phần số tiền làm lời được từ các sáng kiến để thưởng cho người lao động. Nếu thưỏng xứng đáng thì đó thực sự là động lực kích thích ngưòi lao động phát huy khả năng sáng tạo của mình và đó là công cụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động, hoàn thiện tổ chức.

- Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm vận tải:

- Thưởng khi hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tiết kiệm vận tải và vật tư. Nguồn tiền thưởng được trích từ nguồn nguyên vật liệu tiết kiệm được. Hình thức này thúc đẩy người lao động tiết kiệm vận tải, làm việc một cách có ý thức hơn, không lãng phí, từ đó họ có thêm thu nhập.

dùng để kích thích lao động. Tuy nó chỉ là một khoản nhỏ trong tổng thu nhập nhưng lại có tác dụng to lớn trong việc khuyến khích người lao động tăng năng suất, tích cực đẩy mạnh mọi phong trào của công ty và gắn người lao động với công ty hơn vì họ cảm nhận được sự quan tâm của công ty và bản thân họ khi được đối đãi như vậy, họ luôn phải nghĩ rằng mình cần cố gắng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của công việc, để xứng đáng với sự quan tâm của tổ chức.

c. Phần thưởng

Là thù lao một lần cho thành tích tốt của người lao động nhưng được trả dưới dạng vật chất. Giống như tiền thưởng, phần thưởng là thù lao một lần cho thành tích tốt của người lao động nhưng được trả dưới dạng vật chất: vé du lịch, phiếu mua hàng, quà tặng gia đình

* Nhận xét chung:

Ưu điểm của chương trình khuyến khích cá nhân là góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất, giúp người lao động tự hoàn thiện bản thân và nâng cao tinh thần trách nhiệm.

Nhưng chương trình này cũng có nhiều nhược điểm, như: tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, thiếu tinh thần hợp tác, chỉ chú trọng vào những việc có thưởng hoặc làm việc chạy theo số lượng,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tạo động lực cho nhân viên bằng phương pháp khuyến khích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật TEKO (full) (Trang 26)