Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Đăk Nông (full) (Trang 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.4. Đối với Chính phủ

a. Hoàn thin môi trường pháp lý thun li cho hot động cho vay

- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện của công ty kiểm toán khi họ thực hiện các báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì hiện nay chất lượng của nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo.

- Trong hoạch định chính sách, không những cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự phát triển bền vững của ngân hàng, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏđến lợi ích của các ngân hàng.

- Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉđạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả, các quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp giấy tờ sở hữu tài sản…

- Cơ cấu lại dư nợ và xử lý các khoản nợ xấu là việc làm đã khó, quá trình cải thiện và hạn chế phát sinh thêm các khoản nợ xấu ở giai đoạn hiện nay là càng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, tất nhiên bản thân các ngân hàng phải ý thức và tự gánh lấy trách nhiệm. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM đã ra đời nhưng nó chỉ là nơi chứa đựng những khoản nợ khó đòi từ ngân hàng mẹ chuyển sang, chức năng mới chỉ dừng lại ở khâu thẩm định giá trị tài sản thế chấp cũng như quản chấp hàng hóa cầm cố cho đến khi tài sản đó được bán, thanh lý, còn để xử lý các món nợ này thì các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không có thị trường giao dịch. Để hổ trợ thêm nữa cho các NHTM, Chính phủ cần xây dựng một cơ chếđể phát triển thị trường thứ cấp cho hoạt động mua, bán

các khoản nợ xấu của các NHTM. Khi thị trường này khởi động và giao dịch có hiệu quả, quá trình tham gia của các NHTM để giải quyết nợ tồn đọng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

b. Tăng cường công tác qun lý ca các cơ quan có thm quyn đối vi hot động ca các doanh nghip

Hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Trong điều kiện thực thi cơ chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, các cơ quan có thẩm quyền cần phải:

- Ban hành và hướng dẫn chỉđạo các ngành các cấp thực thi các quy định pháp lý đã ban hành, tăng cường công tác thanh tra kiểm soát đối với doanh nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về cấp giấy phép hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới.

- Cần tiến hành những biện pháp kinh tế và hành chính có hiệu lực để thúc đẩy các doanh nghiệp chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê.

- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có đủ khả năng trong điều hành sản xuất kinh doanh và có tình hình tài chính lành mạnh.

- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản lý của các doanh nghiệp để có đủ điều kiện tiếp cận chính sách cho vay của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu được mục tiêu phát triển tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh trong thời gian đến. Từ thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam – Chi nhánh Đắk Nông, nội dung chương 3 đã xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh. Mặc dù trên thực tế hoạt động kinh doanh Ngân hàng luôn phải đối mặt và chấp nhận rủi ro, vì vậy chỉ có thể sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế mức thấp nhất các rủi ro, nâng cao khả năng quản trị điều hành, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng ổn định và bền vững. Đề xuất kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước những vấn đề về cơ chế, chính sách, luật pháp... cũng như kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong vay doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

KT LUN

Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay là hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “Hn chế ri ro tín dng trong cho vay doanh nghip ti Ngân hàng TMCP Công Thương Vit Nam - chi nhánh Đắk Nông” được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

- Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM, nguyên nhân phát sinh và nội dung hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.

- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông.

trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm quản lý nợ xấu có hiệu quả, nâng cao chất lương tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông trong thời gian tới.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Báo cáo tổng kết kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương các năm 2011, 2012, 2013

[2] PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội

[3] Nguyễn Thanh Hòa (2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chi nhánh Đà Nẵng. [4] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định ngân hàng, Nhà

xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Luật các tổ chức tín dụng 2010

[6] Luật doanh nghiệp năm 2005

[7] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.

[8] Lê Nguyễn Phương Ngọc (2007), Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế.

[9] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD.

[10] Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

[11] Nguyễn Thị Kim Sơn (2011), Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

[12] Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Đăk Nông (full) (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)