6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –Ch
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –Chi nhánh Đắk Nông Chi nhánh Đắk Nông
a. Khái quát về sự hình thành
v Vài nét về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nan được thành lập vào ngày 26/03/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 14/11/1990, chuyển ngân hàng chuyên doanh công thương VN thành ngân hàng công thương Viêt Nam theo nghịđịnh số 402/CT của hội đồng bộ trưởng.
Ngày 27/3/1993, thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên ngân hàng công thương việt nam theo nghị định số 67/QD-NH5 của thống đốc ngân hàng NNVN.
Ngày 21/09/1996, thành lập lại ngân hàng công thương VN theo quyết định số 285/QD-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam.
Ngày 03/07/2009, quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho ngân hàng TMCP công thương Việt Nam theo quyết định số 142/GP-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 3 đơn vị sự nghiệp, 2 văn phòng đại diện, 149 chi nhánh, 695 phòng giao dịch và 98 quỹ tiết kiệm tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước.
v Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đắk Nông
Quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế ngày càng lớn, để mở rộng thị phần, căn cứ vào quyết định số 1708/QD-HDQT-NHCT1 ngày 01/11/2010 được sự chấp thuận của chính quyền địa phương và ngân hàng nhà nước, Vietinbank đã thành lập chi nhánh Đăk Nông có địa chỉ tại 78 Trương định- Phường Nghĩa Thanh-Thị Xã Gia nghĩa-tỉnh Đăk Nông và đây là chi nhánh thứ 149 của hệ thống.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Đăk Nông chính thức hòa mạng cùng toàn hệ thống ngày 22/4/2011 gồm ban giám đốc, phòng khách hàng, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, tổ tiền tệ kho quỹ, Tổ tổng hợ và Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề với gần 50 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên sâu từng nghiệp vụ.
b. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đắk Nông gồm có: Ban giám đốc, Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Bán lẻ, Phòng kế toán, Tổ tiền tệ kho quỹ, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tổng hợp.
- Ban giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của chi nhánh. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ để
khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng tháng, quý, năm của chi nhánh.
-Phòng Bán lẻ là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng tháng, quý, năm của chi nhánh. Chủ động thực hiện các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đánh giá khách hàng tại các địa bàn tiềm năng/ phân khúc trong phạm vi hoạt động của chi nhánh để đề xuất Ban giám đốc trong việc phát triển thị trường, phát triển sản phẩm phù hợp để đẩy mạnh công tác bán, chiếm lĩnh thị trường.
- Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các giao dịch theo quy định của Ngân hàng nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Hỗ trợ và chuyển giao khách hàng sang Phòng Bán lẻ để bán chéo các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khách hàng từ Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Bán lẻ để thực hiện kiểm soát, hạch toán giải ngân, thu nợ, thu lãi, tất toán khoản vay…và quản lý, lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống các giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định.
Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của Chi nhánh.
Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối hợp với Phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định… xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.
Tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương hàng quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng Tổ chức hành chính là phòng thực hiện các công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh toàn chi nhánh.
giá, thực hiện thu, chi, giao, nhận, điều chuyển tiền mặt đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch; Kiểm kê tiền mặt, tài sản, giám sát kiểm tra việc tuân thủ các quy định về Tiền tệ kho quỹ.
Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm… của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển.
- Tổ Tổng hợp: Với chức năng tham mưu cho ban giám đốc về lãi suất, chiến lược phát triển kinh doanh; Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, báo cáo tổng hợp, lưu trữ số liệu hoạt động chung của toàn chi nhánh.
Theo dõi, đôn đốc, đề xuất biện pháp chỉnh sủa, khắc phục, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại chi nhánh. Thực hiện báo cáo, lưu trữ hồ sơ liên quan đến các sai sót, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại chi nhánh.
Theo dõi tình hình biến động của thị trường lãi suất để tham mưu Ban giám đốc chính sách lãi suất huy động, lãi suất cho vay một cách linh hoạt, cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng và nợ có vấn đề của chi nhánh và đề xuất các biện pháp xử lý.