6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng
- Tăng cường kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay. Khi doanh nghiệp có yêu cầu rút tiền vay, cán bộ trực tiếp cho vay phải
kiểm tra chặt chẽ các giấy tờ liên quan đến việc rút vốn vay của doanh nghiệp, tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, lịch rút vốn, giấy nhận nợ và số dư nợ đến ngày nhận nợ nhằm tránh tình trạng cho vay vượt hạn mức tín dụng, rút tiền vay không đúng mục đích sử dụng...
Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, chỉ áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp …
Rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, phương án kinh doanh kém hiệu quả mà còn do ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ nguồn tiền vay, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay vào các mục đích kém hiệu quả. Do đó, cần phải theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay. Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợđúng hạn.
- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn.
- Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường công tác kiểm tra giám sát khi phát hiện có những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản vay.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Thực tế, để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra thì phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng, chất lượng kiểm tra của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộđược đánh giá rất cao.
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát của Bộ phận kiểm tra nội bộ các khu vực công tác phòng ngừa rủi ro là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Qua hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ,
Ngân hàng có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ tín dụng cũng như rủi ro đạo đức do cán bộ gây ra.
Việc kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng là nhằm kiểm tra tính tuân thủ các chính sách, thủ tục cho vay, giá trị tài sản đảm bảo, pháp lý của hồ sơ tín dụng, tính hiện thực về khả năng trả nợ của khách hàng, hồ sơ phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong quá trình cho vay.
Để phát hiện các sai sót khách quan hoặc chủ quan của ngân hàng, Chi nhánh cần có cơ chế phối hợp với Bộ phận kiểm tra nội bộ các khu vực, đề xuất bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ 1 lần nhằm giúp chi nhánh phát hiện kịp thời các rủi ro phát sinh.
Vì vậy, cần xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh, tạo môi trường kiểm soát tốt trong nội bộ ngân hàng như: tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nội bộ, xây dựng và khuyến khích các chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, đánh giá đúng vai trò của cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, phân công nhiệm vụ rõ ràng.
Cần chú trọng đào tạo thường xuyên cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ phải là các cán bộ giỏi, có kinh nghiệm, có khả năng nắm bắt được bản chất các hoạt động nghiệp vụ tinh vi, phức tạp của ngân hàng.
Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh cần được trao quyền độc lập để họ thực thi tốt nhiệm vụ của mình, quyền tiếp cận không hạn chế các thông tin tại các bộ phận được kiểm tra, các quy chế về tổ chức và hoạt động của ngân hàng cần có ý kiến của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ trước khi ban hành. Như vậy công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ mới được thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả.