Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Đăk Nông (full) (Trang 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam – CN Đắk Nông

a.Tình hình hot động huy động vn và tín dng

Bng 2.1: Cơ cu ngun vn huy động giai đon 2011-2013 ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Tổng huy động vốn 252,400 304,588 364,523 2 Cơ cấu huy động vốn 2.1 Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 228,218 271,819 325,435 - Trung và dài hạn 24,182 32,769 39,088 2.2 Theo đối tượng khách hàng - Định chế tài chính 43,539 51,025 19,982 - Doanh nghiệp 127,712 121,377 193,408 - Cá nhân 81,149 132,186 151,133

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2013)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông tăng trưởng nhanh trong giai đoạn từ năm 2011-2013. Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh năn 2013, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 53,02%/tổng nguồn vốn, tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng 41,5%/tổng nguồn vốn, tiền gửi các định chế tài chính chiếm 5,48%. Trong tổng nguồn tiền gửi của Chi nhánh thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, nguồn tiền gửi cá nhân cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ chứng tỏ Chi nhánh rất chú trọng công tác huy động vốn, nhất là công tác tiếp thị tiền gửi của đối tượng khách hàng cá nhân vì đây là nguồn tiền gửi mang tính ổn định cao hơn so với nguồn tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính, tạo tính bền vững nguồn vốn cho Chi nhánh. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông tăng trưởng tốt qua các năm.

Tuy đã cố gắng tăng trưởng tổng nguồn huy động tại chỗ nhưng so với nhu cầu tăng trưởng trong sử dụng vốn thì chi nhánh vẫn chưa đáp ứng đủ.

Chi nhánh phải thường xuyên nhận vốn điều chuyển từ Hội sở chính. Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn huy động chưa thực sự bền vững, chưa thật sự chú trọng vào công tác huy động vốn trung dài hạn, chưa đảm bảo tính ổn định và nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn.

- Hoạt động cho vay

Bng 2.2: Dư n cho vay giai đon 2011-2013

ĐVT: tỷ đồng,% STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 193,537 804,567 796,166 2 Cơ cấu tín dụng 2.1 Theo kỳ hạn -Dư nợ cho vay ngắn hạn 108,991 433,774 678,528 -Dư nợ cho vay trung và dài hạn 84,646 370,793 117,638 2.2 Theo đối tượng khách hàng

-Dư nợ của KHDN 110,008 553,964 396,481 -Dư nợ của KHCN 83,529 250,603 399,685 3 Tốc độ tăng trưởng - 315 (1,05)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2013)

Về cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng, tỷ lệ cho vay KHDN cao hơn KHCN nhưng số lượng khách hàng cá nhân vẫn nhiều hơn so với khách hàng doanh nghiệp, do chi nhánh có chủ trương phát triển chủ yếu vào nguồn khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh chủ yếu là do đặc điểm địa bàn tại đây và phù hợp với chính sách đẩy mạnh cho vay bán lẻ, do đó trong năm 2012, 2013 Ngân hàng TMCP Công thương - CN Đắk Nông đã phát triển được một mạng lưới khách hàng cá nhân, hộ gia đình khá nhanh. Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn.

nhánh đã tăng đột biến do đây là thời gian chi nhánh mới đi vào hoạt động không lâu chính sách vay khá thoáng với chủ trương tăng cường mở rộng cho vay nhằm chiếm lĩnh thị phần. Chi nhánh đã thực hiện cho vay với rất nhiều hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Việc tăng trưởng tín dụng với tốc độ nhanh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và trên thực tếđã dẫn đến các tổn thất tín dụng cho chi nhánh.

Trong giai đoạn năm 2011 – 2013 tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bng 2.3:Dư n cho vay doanh nghip

ĐVT: tỷđồng,%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng dư nợ 193,537 804,567 796,166

Dư nợ DN 110,008 553,964 396,481

% dư nợ DN 56,84 68,85 49,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2013)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp của chi nhánh chiếm trung bình khoảng 50% tổng dư nợ, còn lại là cho vay cá nhân. Dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng trưởng ổn định qua các năm. Tuy nhiên thì dư nợ cho vay doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân do ảnh hưởng của nền kinh tế nhiều doanh nghiệp phá sản, uy tín của các doanh nghiệp luôn ở mức thấp. Chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong những năm qua phần nào hạn chế rất nhiều đến việc cho vay của ngân hàng. Nên trong thời gian qua chi nhánh tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp là khách hàng thân thiết, các khách hàng mới nhưng có điều kiện tốt nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

Bng 2.4:Cơ cu cho vay doanh nghip ĐVT: tỷđồng,% Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Tổng dư nợ cho vay DN 110,008 100 553,964 100 396,481 100 2.Cơ cấu dư nợ 2.1.Theo kỳ hạn Ngắn hạn 84,546 76,85 226,887 41 331,610 83,64 Trung, dài hạn 26,462 23,15 327,077 59 64,871 16,36 2.2.Ngành kinh tế Xây dựng 6,255 5,7 31,562 5,7 33,429 8,5 Nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy sản 11,620 10,5 37,793 6,8 42,990 10,8 TM & DV 41,914 38,1 177,029 32 238,313 76,44 Công nghiệp 50,219 45,7 307,4 55,5 16,877 4,26 2.3. Theo loại hình DN DNTN 29,250 25,6 97,847 17,7 136,586 34,5 CT TNHH 30,415 28,6 154,916 28 239,714 60,5 CT CP 50,343 45,8 301,201 54,3 20,181 5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2013)

Xét cơ cấu cho vay doanh nghiệp:

Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo kỳ hạn: dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn nên trong ngắn hạn chi nhánh không lo về nguồn

vốn ngắn hạn vì nguồn huy động vốn của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn, tuy nhiên về lâu dài chi nhánh cũng nên chú trọng đến công tác huy động các nguồn vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho vay tránh rủi ro thanh khoản cho ngân hàng khi điều kiện kinh tế bất ổn.

Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành kinh tế: chủ yếu tập trung vào ngành thương mại và dịch vụ do đặc thù địa bàn ở đây là tỉnh mới thành lập. Ngành xây dựng chiếm một tỷ trọng thấp là do chi nhánh hạn chế cho vay vào các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, xây dựng cơ bản, thi công công trình, đây là các lĩnh vực có liên kết với nhau. Do khó khăn trong lĩnh vực bất động sản nên những ngành trên cũng bị tác động dây chuyền nên những doanh nghiệp trên địa bàn thuộc những ngành trên đều gặp khó khăn.

Nhận xét: Hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng không nhiều là do ảnh hưởng một số khó khăn của nền kinh tế. Tuy vậy, hoạt động cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh cũng được duy trì ở mức ổn định. b. Kết qu kinh doanh Bng 2.5: Tình hình thu nhp – chi phí. ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng thu nhập 44,135 114,484 130,494 Trong đó: Thu lãi cho vay 8,487 72,401 95,604

2. Tổng chi 57,402 104,58 116,859 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: Chi trả lãi 19,925 87,773 96,617 3. Quỹ thu nhập(Tổng thu –

Tổng chi) -13,267 9,904 13,635

Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, cũng có những lúc chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhìn chung kết quả kinh doanh của các năm đã đạt hiệu quả, năm 2011 là năm đầu tiên đi vào hoạt động chi nhánh phải bỏ ra nhiều chi phí dẫn đến lợi nhuận đạt số âm, nhưng đến năm 2012 đã có sự tăng mạnh đạt gần 175% so với năm 2010, năm 2013 cũng tăng gần 38% so với năm 2012. Trong những năm đầu chi nhánh mới thành lập chính sách tín dụng chủ yếu tập trung cho việc tăng trưởng, mở rộng thị phần, chi phí trích lập dự phòng rủi ro không chiếm nhiều trong chi phí, vì vậy lợi nhuận tăng trưởng mạnh qua các năm. Để đạt được những thành quả này là nhờ sự nổ lực và nghiêm túc làm việc của tập thể nhân viên Chi nhánh và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của lãnh đạo ngân hàng về việc đôn đốc chỉđạo trong công việc.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN ĐẮK NÔNG

2.2.1. Những biện pháp đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp trong thời gian qua trong cho vay doanh nghiệp trong thời gian qua

Để thực hiện mục tiêu hạn chế rủi ro tín dụng Chi nhánh đã triển khai một số biện pháp chủ yếu sau:

a. Thay đổi mô hình t chc thc hin quy trình tín dng

Mô hình tổ chức thực hiện quy trình tín dụng đã áp dụng từ trước vốn có nhiều bất cập cần được khắc phục. Một trong những bất cập là chưa tách biệt giữa khâu đề xuất cấp tín dụng và khâu quyết định tín dụng. Vì vậy, dễ tạo nên kẻ hở cho các hiện tượng tiêu cực hoặc dễ tạo nên sai sót trong quá trình quyết định cho vay.

Vì vậy, việc thay đổi mô hình tổ chức thực hiện quy trình tín dụng nhằm mục tiêu tạo sự độc lập, khách quan giữa các khâu trong quá trình cấp

tín dụng cho khách hàng: khâu thẩm định đề xuất và khâu thẩm định để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Đảm bảo nguyên tắc người quyết định cấp tín dụng không đồng thời là người thẩm định đề xuất cấp tín dụng cho cùng một khách hàng.

- Về quy trình thẩm định, đề xuất và quyết định cho khách hàng vay: Trước đây Phòng khách hàng thẩm định và đề xuất cấp tín dụng. Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề thẩm định lại và đề xuất quyết định cấp tín dụng. Lãnh đạo chi nhánh ký trực tiếp trên tờ trình thẩm định do Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đềđề xuất. Việc ký trên tờ hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp do một lãnh đạo khác người đã ký trên tờ trình thẩm định của Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề.

Hiện nay, Dựa trên cơ sở đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng, hạng của Chi nhánh, Trụ sở chính phân công lại mức ủy quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh đó.

Thành lập các phòng thẩm định tập trung theo khu vực, gồm 02 phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt GHTD và 02 phòng kiểm soát giải ngân thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ thẩm định, hồ sơ cấp tín dụng của các chi nhánh và ra quyết định cấp tín dụng đối với các trường hợp hồ sơ vượt thẩm quyền của Chi nhánh.

Như vậy, đối với các hồ sơ có giá trị lớn, độ rủi ro cao được Ngân hàng Công thương thực hiện tái thẩm định, nhằm đảm bảo khâu quyết định tín dụng tách biệt với khâu thẩm định tại Chi nhánh, rà soát lại mức độ đáp ứng điều kiện tín dụng theo quy định của Ngân hàng Công thương, đảm bảo quyết định cấp tín dụng phù hợp với quy chế, quản lý được rủi ro đối với từng khách hàng.

- Vềđịnh giá tài sản đảm bảo:

bộ phòng quản lý rủi ro và lãnh đạo Phòng khách hàng tham gia thực hiện toàn bộ.

Hiện nay, để chuyên môn hóa trong việc thẩm định tài sản, Ngân hàng Công thương đã thành lập Công ty TNHH MTV Quản Lý Nợ và Khai Thác Tài Sản – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (AMC). Các tài sản có giá trị lớn, mức độ rủi ro cao, phức tạp hoặc vượt mức thẩm quyền định giá của Chi nhánh được gửi hồ sơ liên quan đến AMC để thực hiện định giá. Việc định giá tài sản được thực hiện qua bên thứ ba độc lập, với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu vềđịnh giá, giúp Ngân hàng quản lý tốt về vấn đề bảo đảm tiền vay, hạn chế các rủi ro liên quan đến định giá tài sản tại Chi nhánh như trình độ cán bộ chưa được chuyên sâu về lĩnh vực định giá nên không có phương pháp thích hợp định giá tài sản dẫn đến sai lệch trong việc định giá, những vấn đề tiêu cực khác do đạo đức nghề nghiệp.

- Về tác nghiệp dữ liệu trên hệ thống:

Trước đây việc nhập dữ liệu cho vay vào hệ thống do cán bộ thẩm định và lãnh đạo Phòng khách hàng thực hiện toàn bộ.

Hiện nay, bộ phận tác nghiệp được tách riêng nhằm phục vụ công tác hỗ trợ tín dụng và được coi là chốt kiểm soát cuối cùng trước khi cấp tín dụng. Bộ phận tác nghiệp có trách nhiệm nhập liệu trên hệ thống căn cứ hồ sơ giấy được phê duyệt, sự phù hợp giữa các chứng từ giải ngân theo quy định nhằm hạn chế rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Ngoài ra, bộ phận tác nghiệp còn có nhiệm vụ lưu giữ toàn bộ hồ sơ tín dụng sau khi cấp tín từ cán bộ thẩm định do đó hạn chếđược việc thất lạc hồ sơ.

- Kiểm soát sau cho vay:

Trước đây, Ngân hàng Công thương thành lập các phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ theo từng khu vực, thực hiện công tác kiểm tra định kỳ công tác tín dụng của các Chi nhánh.

Hiện nay, thành lập thêm các bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh, vận hành song song với hoạt động tại đơn vị, thực hiện giám sát sau cho vay toàn bộ hồ sơ tín dụng nhằm kiểm tra, phát hiện ra các lỗi nghiệp vụ, nhận diện rủi ro liên quan đến công tác tín dụng ngay sau khi phát sinh. Ngoài ra còn là bộ phận cung cấp thông tin khi cần thiết phục vụ cho việc thẩm định, phê duyệt tín dụng của các phòng thẩm định trụ sở chính.

Cách tổ chức và phân quyền theo mô hình mới đã phát huy những ưu điểm của nó nhưng việc vận hành vẫn còn nhiều vướng mắc, trở ngại cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Việc phân quyền này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ và có trách nhiệm giữa các bộ phận thì công việc mới được trôi chảy.

b. Tuân th chính sách tín dng

Tín dụng doanh nghiệp là một bộ phận trong hoạt động tín dụng Chi nhánh. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp thì việc đầu tiên chi nhánh thực hiện là tuân thủ các yêu cầu về chính sách tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các quy trình tín dụng của Vietinbank. Đồng thời, chi nhánh thực hiện chính sách tín dụng theo hướng “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế”, cụ thể như sau:

Chi nhánh luôn tuân thủ các yêu cầu về chính sách tín dụng của Vietinbank nhằm tạo ra sự thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủđộng đối phó với rủi ro tín dụng và xác định, phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.

Hệ thống phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng được thiết lập từ trụ sở chính xuống các chi nhánh nhằm quy định rõ trách nhiệm các cấp phê

duyệt trong quyết định tín dụng. Mức phán quyết được giao cho các cấp quản lý dựa trên năng lực, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức, việc phân cấp thẩm quyền cho cán bộđược xem xét lại định kỳ.

Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN, đặc biệt những khoản nợ xấu sẽ tăng cường phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ với tần suất nhiều hơn để phục vụ công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Đăk Nông (full) (Trang 52)