Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cẩm Giàng đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cẩm giàng tỉnh hải dương năm 2015 (Trang 96)

- Nguyên nhân

3.5.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cẩm Giàng đến năm

1. Cà rốt xuân – Ngô hè thu – Cà rốt

3.5.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cẩm Giàng đến năm

2020

3.5.1 Quan đim phát trin nông nghip huyn Cm Giàng đến năm 2020

Hiện trạng sử dụng đất của huyện cho thấy diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn 43,66% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Mặt khác trên địa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

bàn huyện có nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp (3 khu công nghiệp và 3 cụm công nghiệp) do đó diện tích đất nông nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh. Vì vậy cần phải có những quan điểm sử dụng đất đúng đắn để

khai thác tiềm năng đất hợp lý và có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp của huyện dựa trên những quan điểm sau:

- Dành quỹđất hợp lý cho nhiệm vụ phát tiển nông nghiệp nhằm đảm bảo an toàn lương thực, phát huy thế mạnh sẵn có của huyện về sản xuất lúa gạo và cây rau màu.

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh với số lượng và chất lượng nông sản cao. Khai thác tiềm năng đất đai theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, đa dạng hóa các mặt hàng nông sản theo hướng thích nghi với điều kiện sinh thái của từng khu vực.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao số

lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.

- Phát triển nông nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao độ phì của đất, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp trên cơ sở xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

3.5.2 Tim năng sn xut nông nghip

3.5.2.1 Tiềm năng vềđất đai

Cẩm Giàng nằm ở phía Tây của tỉnh Hải Dương, đất đai của huyện chủ yếu là đất phù sa cũ do hệ thống sông Thái Bình bồi đắp từ lâu cho nên đất đai của huyện có thành phần cơ giới thịt trung bình pha cát rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Theo số liệu thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Giàng năm 2014 tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 6.141,22 ha, chiếm 56,35 % tổng diện tích đất tự nhiện của huyện mặt khác thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, huyện Cẩm Giàng đã thực hiện xong việc dồn ô đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Với vị trí địa lý và

điều kiện về đất đai đã tạo cho Cẩm Giàng tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp đó là: khả năng tăng vụ để mở rộng diện tích, khả năng phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, khả năng thực hiện cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

giới hóa và chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp,…

3.5.2.2 Tiềm năng về khí hậu, thủy văn

Cẩm Giàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mưa ít, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Với điều kiện khí hậu đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cẩm Giàng đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm. Địa hình của huyện được bao bọc bởi hệ thống sông Thái Bình, sông Sặt và sông Cẩm Giàng, các hệ thống sông này là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Bên cạnh đó hệ thống các trạm bơm và hệ thống kênh mương tưới tiêu nước đang từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa nhằm đảm bảo tốt cho công tác thủy lợi.

3.5.2.3 Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Cẩm Giàng. Quá trình này sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của ngành nông nghiệp như

nhu cầu tiêu thụ nông sản ngày càng tăng đặc biệt là những loại nông sản cao cấp, điều kiện cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện tạo điều kiện thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các xã trong huyện và với các vùng lân cận. Bên cạnh đó người dân Cẩm Giàng cần cù, chịu khó, ham học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật để

áp dụng vào sản xuất nông nghiệp nhằm không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm nông sản.

Mặc dù vậy vẫn có những khó khăn ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và phát triển ngành nông nghiệp của huyện, đó là:

- Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp trong khi đó dân số ngày một gia tăng đã gấy sức ép cho ngành sản xuất nông nghiệp.

- Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, thiếu công nghệ phù hợp với quy mô sản xuất.

3.5.3 Định hướng s dng đất nông nghip huyn Cm Giàng đến năm 2020

Cẩm Giàng là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp có tưới và đa dạng hoá cây trồng. Đất đai màu mỡ, giao thông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

hướng sản xuất hàng hóa.

Bảng 3.23: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cẩm Giàng đến năm 2020 ĐVT: Ha Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất trHiạệng n hĐịướnh ng Tăng (+) Giảm (-) 1. 2 lúa 1.013,61 908,67 -104,94 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Lúa xuân - Lúa mùa 1.013,61 908,67 -104,94

2. 2 lúa - màu 1.690,25 1512,65 -177,35

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cẩm giàng tỉnh hải dương năm 2015 (Trang 96)