Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cẩm giàng tỉnh hải dương năm 2015 (Trang 37)

- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đấ t nông nghi ệ p Vì

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chn đim nghiên cu

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai, khả năng thâm canh, khả năng tăng vụ và hệ thống cây trồng của huyện có thể phân chia đất nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng thành 03 vùng chính.

- Vùng 1: Bao gồm 05 xã ở phía Nam của huyện (Cẩm Đoài, Cẩm Đông, Cẩm Phúc, Cẩm Hưng, Lương Điền). Vùng này ở gần sông Sặt có địa hình thấp trũng, dinh dưỡng trong đất nghèo, khả năng sản xuất kém. Đây là vùng phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản và canh tác lúa. Chọn xã Cẩm Phúc làm điểm

điều tra cho vùng 1.

- Vùng 2: Gồm các 08 xã ở phía Tây Bắc và các xã ở trung tâm huyện (Cẩm

Điền, Ngọc Liên, Thạch Lỗi, Cẩm Hoàng, Kim Giang, Cẩm Định, Tân Trường, thị trấn Cẩm Giàng) là vùng có địa hình bằng phẳng, hàm lượng chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo. Vùng thích hợp trồng các loại hoa màu và cây lương thực. Chọn xã Cẩm Điền làm điểm điều tra cho vùng 2.

- Vùng 3: Gồm 06 xã ở phía Đông của huyện, giáp sông Thái Bình (Cao An,

Đức Chính, Cẩm Văn, Cẩm Vũ, Cẩm Sơn, thị trấn Lai Cách) là vùng có địa hình cao.

Đất đai của vùng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hai vùng trên, đặc biệt là một số

xã như Cẩm Văn, Đức Chính do gần sông Thái Bình nên hành năm đất được bồi đắp phù sa khá lớn. Vùng này thích hợp cho chuyên canh cây rau màu và cây lương thực. Chọn xã Cẩm Văn làm điểm điều tra cho vùng 3.

2.3.2 Phương pháp điu tra thu thp s liu

+ Nguồn số liệu thứ cấp thu thập số liệu, tài liệu, các thông tin cơ bản vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thống kê đất đai, chính sách sử dụng đất nông nghiệp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các thông tin khác liên quan đến đề tài tại địa bàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

nghiên cứu từ phòng Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Cẩm Giàng.

+ Nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành điều tra các nông hộ theo phiếu hỏi.

Nội dung điều tra gồm: Thông tin chung về hộ gia đình (số nhân khẩu, số

người trong độ tuổi lao động, nguồn thu lớn nhất của hộ năm qua, sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp), tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ (tình hình sử

dụng đất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế sử dụng đất, thị trường vật tư sản xuất nông nghiệp, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (chính sách đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chính sách liên quan đến quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ về kỹ thuật), vấn đề môi trường (việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật); chi phí mua giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sau, thuê nhân công ngoài....

Cách thức điều tra: Thực hiện việc phỏng vấn, thu thập thông tin trực tiếp đối với các hộ gia đình trên địa bàn, chọn các hộđiều tra theo phương pháp chọn ngẫu nhiên, các hộ điều tra là các hộ tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp trên 03 xã đại diện cho 03 vùng.

Cách chọn điểm điều tra: Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, tập quán canh tác, đặc điểm đất đai, khả năng thâm canh, khả năng tăng vụ và hệ thống cây trồng của huyện có thể phân chia đất nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng thành 03 vùng chính, mỗi vùng chọn 01 xã làm điểm điều tra. Mỗi xã điều tra 40 phiếu điều tra nông hộ, tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu. Các xã được chọn làm đại diện để triển khai nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu về:

Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và có trình độ sản xuất khá cao.

2.3.3 Phương pháp x lý s liu

Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp, xử lý số liệu, tài liệu thu thập về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và xử lý các phiếu điều tra nông hộ theo từng vùng, theo số lượng mẫu xác định. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

2.3.4 Phương pháp đánh giá hiu qu s dng đất

- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế:

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha của các loại hình sử dụng

đất [LUT], sử dụng hệ thống các tiêu chí sau:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 năm.

+ Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tốđầu vào và dịch vụ sử

dụng trong quá trình sản xuất của 1 LUT trong thời gian 1 năm. CPTG=VC+DVP+LV

VC: Chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...) DVP: Dịch vụ phí (làm đất, vận tải, khuyến nông...)

LV: Lãi vay ngân hàng, thuê lao động, hoặc các nguồn lãi vay khác + Thu nhập hỗn hợp (TNHH)

TNHH = GTSX-CPTG

- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội:

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha). + Giá trị sản xuất do một ngày công lao động tạo ra (GTSX/LĐ). + Giá trị ngày công lao động (TNHH/LĐ).

- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả môi trường:

+ Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất. + Mức đầu tư phân bón.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cẩm giàng tỉnh hải dương năm 2015 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)