Chương VI: TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI Bài 10:

Một phần của tài liệu Tài liệu giao an lop 10 ki 1 (Trang 29 - 30)

I. Mục tiêu bài học

Chương VI: TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI Bài 10:

Bài 10:

THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (TỪ THẾ KỈ V ĐẾN THẾ KỈ XIV) (TỪ THẾ KỈ V ĐẾN THẾ KỈ XIV)

(Tiết 14)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần:

- HS hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các QGPK Tây Âu. - Nêu được các giai cấp và địa vị XH của từng giai cấp. Hiểu được thế nào là lãnh địa và đời sống KT - CT trong lãnh địa.

- Nêu được nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc PK tây âu, sự ra đời của các thành thị và vai trò của nó.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân dân.

- Có thái độ học tập tốt: chuẩn bị bài, tích cực tham gia vào bài học…

II. Thiết bị và tài liệu dạy học

- Tranh ảnh trong SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, cảnh sinh hoạt buôn bán các chợ trong thời kỳ này.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ:

(?) Lào và Cam-pu-chia đã đạt được những thành tựu văn hóa gì? Nêu bằng chứng thể hiện sự sáng tạo văn hóa của hai dân tộc này?

2. Giới thiệu bài mới:

Từ thế kỷ V, ở Tây Âu cũng đã dần hình thành các QGPK của người Giéc-man, QHSXPK dần được hình thành và phát triển, cùng với đó là sự xuất hiện các thành thị trung đạo vào thế kỉ XI - XII đã có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển KT - XH châu Âu thời trung đại. Để hiểu quá trình đó diễn tra như thế nào? Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội ra sao?

Nguyên nhân, hoạt động và vai trò của thành thị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lý giải cho những câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức dạy học:

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức

- GV gợi lại cho HS nhớ lại những kiến thức cơ bản của XH cổ đại phương Tây nhất là sự bành trướng và lớn mạnh của đế quốc Rô-ma. (?) Những biểu hiện sự khủng hoảng của đế quốc Rô-ma thế kỉ III?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung: trong tình hình đó, cuối thế kỉ V , đế quốc Rô-ma bị người Giéc- man tràn xuống xâm chiếm.

(?) Hậu quả việc người Giéc-man xâm lược đế quốc Rô-ma?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét HS trả lời và kết luận. (?) Những chính sách của người Giecman? - HS trả lời.

- GV: Đến giữa thế kỉ IX phần lớn đất đai đã được các quí tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất của mình gọi là lãnh địa phong kiến.

- GV giải thích khái niệm về lãnh địa bằng việc kết hợp khai thác trang ảnh trong SGK " Lâu đài và thành quách kiên cố của lãnh chúa" hoặc với những tranh ảnh sưu tầm được. lãnh địa là một khu đất rộng bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa coa những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được các lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

(?) Đặc điểm của lãnh địa và các giai cấp trong XH Tây Âu?

- HS trả lời.

(?) Nguyên nhân ra đời của thành thị? Nêu vai

Một phần của tài liệu Tài liệu giao an lop 10 ki 1 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w