3.2.3.1. Điều kiện sản xuất của hộ chăn nuôi lợn thịt
Trong chăn nuôi lợn thịt, các yếu tố sản xuất như lao động , vốn kiến thức khoa học kĩ thuật thị trường là rất cần thiết. Những yếu tố này rất khá nhau ở mỗi hộ chăn nuôi và có ảnh hưởng lớn đến các quyết định, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để có thể nắm được chính xác tình hình chăn nuôi lợn và hiệu quả của việc chăn nuôi lợn trên địa bàn phường Hợp Minh 3 năm vừa qua, thì ngoài việc tìm hiểu, khảo sát tình hình chăn nuôi chung của cả phường chúng tôi còn tiến hành điều tra 60 hộ chăn nuôi chia đều trên 3 thôn.
60 hộđiều tra trên được chia làm 3 nhóm quy mô: quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Tiêu chí để phân quy mô dựa trên số lợn thịt xuất chuồng bình quân một năm của hộ. Qua sự phân chia đó chúng ta có thể dễ dàng so sánh tình hình chăn nuôi và kết quả đạt được, từ đó đề xuất các phương hướng giải quyết khó khăn cho từng nhóm hộ, đồng thời đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt cho hộ. Cụ thể được phản ánh qua bảng 3.7
* Về chủ hộ
Kết quả điều tra cho thấy: Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ bị tác động lớn bởi yếu tố tuổi của chủ hộ. Những hộ chăn nuôi với quy mô
41
lớn có mức tuổi bình quân là thấp nhất, sau đó là các hộ chăn nuôi với quy mô vừa, và mức tuổi bình quân lớn nhất là nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ. Điều này cho thấy những chủ hộ trẻ tuổi dễ tiếp thu những kiến thức khoa học mới, họ không sợ rủi ro và sẵn sàng áp dụng những tiến bộ mới vào sản xuất. Ngược lại, những chủ hộ là người trung niên nhìn chung họ thường thờ ơ với việc áp dụng kỹ thuật mới, họ chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm sản xuất lâu năm, những kiến thức chủ quan, phương thức nuôi truyền thống do ông cha để lại.
Bên cạnh độ tuổi thì trình độ văn hóa giữa các nhóm hộ điều tra cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Trình độ văn hóa của các chủ hộ chăn nuôi với quy mô lớn cũng cao hơn ở hai nhóm quy mô vừa và quy mô nhỏ. Những hộ chăn nuôi với quy mô lớn đa số là những người có trình độ học vấn cao, số người có trình độ cấp III là 70%, cấp II chiếm 30% trong tổng số hộ điều tra. Tỷ lệ này ở nhóm hộ chăn nuôi với quy mô vừa là 65% trình độ cấp III, 20% cấp II, 15% cấp I, ở nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ là thấp nhất với 45% trình độ cấp III, 25% cấp III và 30% trình độ cấp I trong tổng số hộđiều tra. Có thể nói trình độ học vấn và độ tuổi là hai yếu tố quyết định sự khác nhau về mức độđầu tư cũng như quy mô chăn nuôi cuả các hộ.
Các hộ chăn nuôi với quy mô lớn có số lợn nuôi nhiều hơn rất nhiều so với các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Số lợn thịt nuôi bình quân ở quy mô lớn là 123,5 nuôi/lứa. Số lợn thịt nuôi bình quân ở quy mô vừa là 60,55 nuôi/lứa. Số lợn thịt nuôi bình quân ở quy mô nhỏ là thấp nhất với 6,2 nuôi/lứa
42
Bảng 3.7: Thông tin chung về hộđiều tra
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ
Chung
1. Tổng số hộđiều tra Hộ 20 20 20 20
2. Chủ hộ
- Tuổi BQ của chủ hộ tuổi/ng 48 45 38.6 43,87 - Trình độ văn hoá của chủ hộ
Tổng % 100 100 100 100 + Cấp I % 30 15 0 15 + Cấp II % 25 20 30 25 + Cấp III % 45 65 70 60 - Số hộ qua lớp tập huấn CNLT Hộ 2 10 15 9 3. Tổng số lợn Con 320 900 2.126 1.115,33 - Lợn thịt Con 310 860 2.066 1.068,67 - Lợn nái Con 10 40 60 36,67 4. Một số chỉ tiêu BQ
- BQ nhân khẩu/hộ Khẩu 4,8 4,5 4,3 4,53
- BQ lao động/hộ LĐ 3,8 3,7 3,5 3,67
- BQ lao động NN/hộ LĐ 3,2 3,4 3,1 3,23
- BQ đất NN/hộ M2 1.625 1.754 1.850 1.743
- Số đầu lợn thịt/hộ Con 15,5 43 103,3 53,93
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Đặc biệt ta thấy chủ chăn nuôi lợn thịt qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn chỉ chiếm 45% trong tổng số hộ điều tra, trong đó tập trung ở những hộ quy mô lớn. Đa số các hộ chăn nuôi lợn chưa qua bất kì một khóa đào tạo chuyên môn nào tỷ lệ này chiến 55 % trong tổng số hộ điều tra. Đây là khó khăn, hạn chế việc phát triển nuôi lợn trong phường theo hướng QML.
Xét vềđiều kiện kinh tế
Diện tích đất nông nghiệp trên một hộ giữa các nhóm chăn nuôi với quy mô khác nhau không chênh lệch nhau nhiều, bình quân chung là 1.743 m2/hộ. Số lao động thực tế bình quân chung cho các nhóm hộ là 3,23 lao
43
động nông nghiệp/hộ. Trong đó, hộ chăn nuôi QML là thấp nhất, tiếp đến là chăn nuôi QMN; hộ chăn nuôi QMV có số lượng lao động cao nhất. Đối với chăn nuôi lợn thịt việc sử dụng lao động không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi của gia đình tham gia chăn nuôi. Vì vậy, với xu hướng diện tích đất cánh tác bình quân đầu người thấp và ngày càng giảm thì nguồn lao động trên, các hộ chăn nuôi QMV và chăn nuôi QML có thể mở rộng quy mô chăn nuôi để tận dụng lao động tăng thu nhập gia đình.
•Tóm lại qua tìm hiểu và xem xét các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của các nhóm hộđiều tra chúng tôi thấy:
- Nhìn chung, các chủ hộ thường là nam giới và là những người đang trong độ tuổi sung sức, có khả năng quyết định và tổ chức sản xuất trong gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, trình độ văn hóa và chuyên môn cua các chủ hộ như hiện nay đang là hạn chế lớn ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và theo xu hướng ngày càng giảm, số lượng lao động/hộ tương đối cao đòi hỏi các hộ gia đình phải có sự thay đổi tư duy sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp, trong đó có phát triển chăn nuôi lợn thịt.
- Phát triển chăn nuôi QML đòi hỏi chủ hộ phải có trình độ văn hóa và chuyên môn kĩ thuật nhất định, khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, lượng vốn đầu tư cho sản xuất cao. Thực tế khả năng tích lũy của hộ thấp, trong khi nguồn vốn vay tín dụng còn rất hạn chế. Đây là vấn đề quan trọng đặt ra cần giải quyết trong phát triển kinh tế nói chung mà phát triển chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì nhu cầu của con người về thực phẩm của phường hội ngày càng cao cả về chất và lượng, trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi lợn nói riêng, đã hình thành
44
và phát triển các phương pháp chăn nuôi phong phú với quy mô khác nhau.Vấn đề đặt ra là làm sao hướng người nông dân sản xuất chăn nuôi với quy mô có hiệu quả.
3.2.3.2. Các yếu tốđầu vào cho chăn nuôi
Chuồng trại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi lợn. Kinh nghiệm của các nhà chăn nuôi lợn trong và ngoài nước đều rất coi trọng đến kiểu chuông trong chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng này các nhà chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn đầu tư xây dựng các kiểu chuồng hiện đại phù hợp với từng giống lợn và khí hậu của địa phương. Kiểu chuồng nuôi lạc hậu hiện nay chỉ còn có các hộ chăn nuôi nhỏ và chăn nuôi theo kiểu truyền thống áp dụng.
Các hộ chăn nuôi quy mô lớn có diện tích chuồng trại bình quân là 130,6m2, quy mô vừa là 39,5m2, quy mô nhỏ là 20m2.
Về mức vốn đầu tư cho chăn nuôi có sự chênh lệch đáng kể, cao nhất với nhóm hộ quy mô lớn với triệu đồng, quy mô vừa là triệu đồng thấp nhất là quy mô nhỏ là triệu đồng.
Phần lớn các hộ nông dân đều không vay vốn vì họ sợ rủi do trong quá trình vay vốn, cũng như lãi xuất cao của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng tư nhân và ngân hàng nhà nước cũng đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, tuy nhiên mức vay còn thấp, thời gian vay ngắn, bên cạnh đó thủ tục vay còn khá phức tạp. Thực tế điều tra cho thấy các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ chủ yếu là các hộ còn khó khăn về kinh tế, sản xuất thuần nông, có khả năng tích lũy vốn còn thấp, nhu cầu vay vốn là rất lớn. Vì vậy cần có biện pháp nhằm hạn chế bớt chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ.
45
Bảng 3.8 : Tình hình các yếu tốđầu vào trong chăn nuôi của các hộđiều tra
Chỉ tiêu ĐVT QML QMV QMN 1. Tình hình chuồng trại Hộ 20 20 20 - Kiểu chuồng + Công nghiệp Hộ 20 15 14 + Bán công nghiệp Hộ 0 5 6 - BQ diện tích chuồng trại/hộ m2 130,6 39,5 20 - BQ vốn đầu tư cho chăn nuôi/hộ Tr.đ 170,6 80 30,2 - Vốn tự có Hộ 15 17 19 - Vốn đi vay Hộ 5 3 1 2. Tình hình sử dụng thức ăn - Thức ăn công nghiệp Hộ 20 13 0 - Thức ăn khác Hộ 0 7 20 3. Tình hình sử dụng thuốc thú y Hộ 20 20 20 4. Tình hình sử dụng con giống - Lợn thịt hướng nạc Hộ 14 18 20 - Lợn lai kinh tế Hộ 6 2 0 - Nguồn giống + Tự có Hộ 0 0 18 + Giống đi mua Hộ 20 20 20 (Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra)
Về tình hình sử dụng con giống thì chăn nuôi lợn thịt hướng nạc đang được người chăn nuôi ưa chuộng và chăn nuôi phổ biến, với ưu điểm khả năng tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao, chi chí cho chăn nuôi lợn thịt hướng nạc thấp hơn so với chăn nuôi lợn lai kinh tế là giống lợn đã có từ khá lâu và hiện nay không còn phù hợp do khả năng tăng trọng thấp, tỷ lệ thịt nạc không cao. Hiện nay, các hộ đã chuyển sang nuôi lợn thịt hướng nạc theo chương trình
46
“nạc hóa đàn lợn”, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Về nguồn giống, thì một số hộ ngoài chăn nuôi lợn thịt còn nuôi thêm lợn nái để nên có thể tự cung cấp giống cho gia đình, khi con giống tới thời gian xuất bán thì hộ chọn những con giống tốt để lại nuôi và bán đi những con kém chất lượng, quá trình chọn lọc thường diễn ra tốt hơn ở các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp. Khi nguồn cung cấp giống của gia đình không đủ thì các hộ chăn nuôi thường mua giống trong dân thông qua lái thương nhưng thường bị ép giá, hoặc những hộ đòi hỏi chất lượng giống đạt tiêu chuẩn thì mua giống tại trung tâm giống vật nuôi, cây trồng huyện, giống ở đây được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hơn tuy nhiên giá cả cũng khá cao, biến động từ 70 - 72 nghìn/kg và không phải lúc nào cũng có đủ giống để cung cấp cho người chăn nuôi, nhất là những thời gian sau dịch bệnh thị trường giống cực kỳ khan hiếm.
3.2.3.3. Tình hình chăn nuôi lợn thịt của các hộđiều tra
Xét theo quy mô chăn nuôi
Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt
Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi lợn thịt của các hộđiều tra xét theo quy mô
(Tính bình quân 1 hộ) Chỉ tiêu
ĐVT
Quy mô chăn nuôi
BQ QMN QMV QML Số đầu lợn xuất chuồng BQ/năm Con 15,5 44,67 103,3 54,49 Trọng lượng xuất chuồng BQ/năm Kg 78 87 92,7 85,9 Trọng lượng giống BQ/năm Kg 11,5 11,16 12,9 11,85 Thời gian nuôi/lứa Ngày 135 130 121 128,66 Số lứa nuôi trong năm Lứa 2 2,33 2,6 2,31 Mức tăng trọng BQ/tháng Kg/con 16,8 17,85 19,68 18,11
47
Những hộ chăn nuôi với quy mô lớn có sự đầu tư vốn lớn, có yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lượng con giống cũng như yêu cầu cao về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện về sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh. Vì vậy mà các hộ chăn nuôi với quy mô lớn đạt được mức tăng trọng bình quân/tháng lên tới 19,68kg/tháng, thời gian nuôi chỉ 4 tháng là có thể xuất bán. Với các hộ chăn nuôi vừa thì khả năng tăng trọng bình quân/tháng là 17,85 kg/tháng, thời gian nuôi léo dài hơn 10 ngày so với các hộ nuôi với quy mô lớn. Chăn nuôi quy mô nhỏ mức tăng trọng bình quân/tháng là thấp nhất chỉ đạt 16,8 kg/tháng, thời gian nuôi kéo dài hơn 14 ngày so với quy mô lớn, số lứa bình quân/hộ trong 1 năm chỉ có 2 lứa trong khi đó quy mô vừa là 2,33 lứa/năm, quy mô lớn đạt 2,6 lứa/năm .
Hiện nay, trên địa bàn phường đã có sự tìm hiểu về con giống và học hỏi lẫn nhau trong việc chọn mua con giống, con giống thể hiện tới khả năng sinh trưởng phát triển của lợn.Sự chênh lệch giữa con giống của các quy mô không cao. Trọng lượng giống bình quân không có sự chênh lệch lớn tuy nhiên quy mô lớn vẫn có sự đầu tư về giống tốt hơn các quy mô khác, với trọng lượng giống bình quân của quy mô lớn là 12,9 kg quy mô vừa là 11,16 kg còn quy mô nhỏ thấp là 11,5 kg.
QML do có sự đầu tư trong quá trình chăm sóc nên vật nuôi có khả năng lớn nhanh hơn và trọng lượng xuất chuồng cao nhất là 92,7 kg tiếp theo là QMV là 87 kg và QMN là 78 kg. Ta có thể thấy có sự khác biệt trong các chỉ tiêu giữa chăn nuôi quy mô nhỏ và quy mô lớn. Còn những hộ chăn nuôi với quy mô vừa thì họ thường có một sự đầu tư nhất định, tuy không có hệ thống chuồng trại với những trang thiết bị hiện đại, cùng 1 chế độ chăm sóc đảm bảo quy trình như quy mô lớn, nhưng họ cũng đã có sự kết hợp giữa việc tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt trong gia đình với nguồn thức ăn đậm đặc bổ sung thích hợp nhằm đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho lợn trong suốt quá trình nuôi. Do đó, mà các chỉ tiêu về mức tăng trọng bình quân/tháng, số lứa, về trọng lượng xuất chuồng cũng đạt ở mức khá cao.
Như vậy, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chăn nuôi lợn xét theo các quy mô chăn nuôi khác nhau ta thấy chăn nuôi QML là vượt trội hơn cả sau đó là QMV, các chỉ tiêu này tính cho QMN là thấp nhất.
Đặc điểm của các hộ nông dân – đợn vị sản xuất kinh doanh tự chủ - khác với loại hình kinh doanh nông nghiệp khác là quy mô sản xuất nhỏ, tính
48
chất kinh doanh không mạnh mẽ, nhiều khi lợi ích kinh tế được đặt lên trên lợi nhuận kinh doanh. Vì vây, khi hoạch toán chi phí đểđánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế với các hộ chăn nuôi lợn cần xem xét đầy đủ các khía cạnh cụ thể và dặt chúng trong điều kiện nhất định.
Kết quả tổng hợp chi phí chăn nuôi lợn thịt được thể hiện qua bảng 3.9 đến 3.11
•Theo quy mô chăn nuôi
Bảng 3.10: Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn thịt xét theo quy mô (Tính bình quân cho 100kg thịt hơi)
Chỉ tiêu ĐVT Quy mô chăn nuôi