Kết quả chăn nuôi lợn thịt tại phường

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân phường Hợp Minh - Thành phố Yên Bái. (Trang 49)

Với một phường thuần nông như phường Hợp Minh thì việc chú trọng phát triển chăn nuôi thực sự là một trong những hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế. Nhắc tới các hộ chăn nuôi ở phường thì không thể thiếu chăn nuôi lợn. Trong các loại vật nuôi thì lợn là con vật khá quen thuộc và phổ biến với người dân nơi đây. Chăn nuôi lợn có từ lâu đời, đến nay đã phát triển lên với hình thức nuôi có kỹ thuật và sự đầu tư lớn hơn, chăn nuôi tận dụng truyền thống bị bỏ dần và thay vào đó là chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp nhằm sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.

Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đặc biệt là lợn thịt. Vì vậy nhiều năm qua phường đã có chủ trương, chính sách khôi phục và phát triển đàn lợn trong dân, đặc biệt chương trình nạc hóa đàn lợn được xác định là mục tiêu quan trọng trong ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao tỷ trọng và đưa chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính.

Bảng 3.6: Kết quả chăn nuôi lợn thịt của phường qua 3 năm (2011-2013) Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh BQ 12/11 13/12 1.Tổng đàn lợn Con 5719 5966 6413 104,31 107,49 105,9 2.Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Tr.Đ 3.199,70 4.286,62 4.362,32 133,96 101,17 117,56 Giá trị sản xuất ngành lợn Tr.Đ 2.216 2.418 2.351 109,11 97,22 103,16

(Nguồn: UBND phường Hợp Minh)

Qua bảng 3.6 thể hiện giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lợn thịt trong 3 năm 2011 – 2013 liên tục có bước tăng trưởng: năm 2011 đạt 2.216 triệu đồng và đến năm 2013 là 2.351 triệu đồng, tốc độ phát triên bình quân đạt 117,57%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành chăn nuôi lợn thịt trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng lên chưa nhiều, năm 2012 chiếm 59%

40

tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi và đến năm 2013 giảm xuống còn 54% tổng giá trị ngành chăn nuôi. Nguyên nhân chính của tình trạng này là nhiều hộ nông dân đã thôi không chăn nuôi lợn nữa vì chăn nuôi nhỏ lẻ, chi phí chăn nuôi cao, dẫn tới không có hiệu quả kinh tế. Mặt khác, đất đai trong phường đang chuyển dần sang phi nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy mà nhiều hộ nông dân không có đất để trồng trọt phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, không vì thế mà số đầu lợn giảm đi. Việc xuất hiện nhiều các mô hình chăn nuôi lợn thịt với quy mô vừa và lớn cũng hình thành và phát triển mạnh mẽ. Song quá trình chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi còn diễn ra chậm chạp. Đây cũng là bức xúc của các cấp lãnh đạo phường.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân phường Hợp Minh - Thành phố Yên Bái. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)