Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân phường Hợp Minh - Thành phố Yên Bái. (Trang 35)

2.4.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp: Bao gồm số liệu về tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới, ở Việt Nam và tại địa phương, tình hình đất đai, dân số lao động và kinh tế phường hội tại địa phương được thu thập từ nguồn số liệu có săn, các báo cáo, số liệu từ phòng thống kê, kinh tế kế hoạch và phát triển nông thôn, tài nguyên môi trường các trang website. Đề tài cũng tham khảo các kết quả

26

nghiên cứu, các báo cáo tổng kết hội thảo khoa học, niêm giám thống kê, các luận văn.

2.4.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp

a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn điểm nghiên cứu có tính chất ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế của việc chăn nuôi lợn của phường. Khi chọn điểm nghiên cứu, tiêu chí lựa chọn phải mang tính đại diện cao, đồng nhất về thời gian và không gian là một điểm rất quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thực tiễn trong quản lý và sản xuất, cung cấp các thông tin có tính chất tổng quát thời sự, mang tính đại diện cao, công tác chọn điểm nghiên cứu được căn cứ vào các yêu cầu sau:

Chọn địa bàn có số lượng lớn các hộ chăn nuôi lợn thịt.

Chọn địa bàn có đặc điểm kinh tế, phường hội đáp ứng được nghề chăn nuôi lợn của địa phương.

Về mặt sản xuất: Chọn địa bàn có điều kiện và trình độ sản xuất, trình độ văn hóa đại diện để nhìn nhận khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Về mặt kinh tế: Chọn địa bàn nghiên cứu có điều kiện khác nhau để làm phong phú đề tài nghiên cứu.

Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế phường hội của phường Hợp Minh cùng với sự tham khảo của lãnh đạo địa phương cùng với người sống lâu năm trên địa bàn tôi chọn ra 3 xóm đại diện cho phường để nghiên cứu là xóm Cầu Phao, Phúc Khánh, xóm Giếng đây là các phường tiêu biểu trong phong trào nuôi lợn trong phường.

+ Điều tra chọn mẫu, điều tra trực tiếp 60 hộ qua phiếu điều tra soạn sẵn nội dung chính câu hỏi bao gồm:

- Thông tin chung về hộ nông dân: họ và tên chủ hộ, địa chỉ, tuổi, trình độ văn hóa, lao động sử dụng của hộ, diện tích...

- Thông tin về chăn nuôi lợn: Thông tin về phương thức chăn nuôi, giống thức ăn thú y, kỹ thuật chăn nuôi...

27

- Sản phẩm chính và sản phẩm phụ, tình hình tiêu thụ sản phảm chăn nuôi, các đối tượng khách hàng, các kênh tiêu thụ sản phẩm giá cả ..

- Dự tính của nông hộ trong tương lai về quy mô chăn nuôi.

Tiến hành điều tra: Trên cơ sở danh sách các hộ nông dân ở 3 phường với phong trào chăn nuôi lợn điển hình trên địa bàn là xóm Cầu Phao, xóm Giếng, xóm Phúc Khánh. Đây là xóm có phong trào nuôi lợn điển hình của phường Hợp Minh do phòng Kế hoạch và phát triển nông thôn cung cấp và theo sự tư vấn của cán bộ khuyến nông cơ sở.

Để lựa chọn mẫu, tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, phân tầng. Dựa vào tỉ lệ phân bố các nhóm hộ chăn nuôi lợn trọng 3 xóm lựa chọn và sự tư vấn của cán bộ khuyến.

Bảng 2.1: Số lượng các hộ dân phân bố theo quy mô chăn nuôi Xóm Tổng

số hộ

Số lượng mẫu phân theo quy mô chăn nuôi

QMN QMV QML

Cầu Phao 20 4 10 6

Giếng 20 6 5 9

Phúc Khánh 20 10 5 5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Trong đó quy mô chăn nuôi được chia làm 3 nhóm:

+ Quy mô nhỏ: Hộ nuôi dưới 8 con/lứa, mỗi năm nuôi từ 2-3 lứa, tổng sốđầu lợn thịt xuất chuồng dưới 24 con/năm.

+ Quy mô vừa: Hộ nuôi từ 8-30 con/lứa, tổng số đầu lợn xuất chuồng từ 24-90 con/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quy mô lớn: Hộ nuôi trên 30 con một lứa, mỗi năm nuôi từ 3-4 lứa, tổng sốđầu lợn thịt xuất chuồng trên 90con/năm.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân phường Hợp Minh - Thành phố Yên Bái. (Trang 35)