Phương pháp so sánh: Qua việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối với nhau để thấy được tình hình biến động, quy luật vận động của các hiện tượng nghiên cứu. Đây chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của các nghành chăn nuôi lợn thịt của huyện và cũng là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài.
Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp cơ bản được sử dụng để phân tích số liệu. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, dãy số thời gian... kết hơp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích mức độ hiện tượng (quy mô, cơ cấu đàn lợn, năng suất sản phẩm...) tình hình biến động của hiện tượng và mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng.
Phương pháp hoạch toán: Hạch toán chi phí và kết quả sản xuất trong các hộ chăn nuôi lợn thịt. Từ đó có thể đánh giá kết quả chăn nuôi của các nông hộ: Qua điều tra thu thập số liệu thực tế tại nông hộ chăn nuôi lợn thịt, tôi đã xem xét đi đến thống nhất trong hạch toán chị phí như sau:
- Về công lao động: chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ, việc sử dụng lao động không đòi hỏi cao về sức khỏe và trình độ kĩ thuật, có thể tân dụng lao động nhàn rỗi, lao động ngoài giờ, lao động chính, lao động phụ tham gia chăn nuôi. Vì vậy, chúng tôi thống kê công lao động theo thời gian (số giờ) lao động thực tế tham gia chăn nuôi lợn (bao gồm cả thời gian chuyển bị thức ăn, cho lợn ăn, dọn chuồng lợn...) và tiến hành quy đổi ra số ngày công theo quy định 8h lao động tính bằng 1 ngày công. Với thực tế khảo sát tại địa phương năm 2013 giá trị ngày công tham khảo là 120.000 đồng/ngày công.
- Các khoản chi phí khác phát sinh được thống kê theo số lượng thực tế phát sinh trong quá trình chăn nuôi để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tương ứng trong năm. Các sản phẩm tự sản xuất, tự tiêu thụ của hộ (như lợn giống,
29
cám gạo, ngô, sắn...) trong quá trình hạch toán tôi lấy theo giá thị trường tại thời điểm xuất dùng đểđảm bảo tính thống nhất trong đánh giá.