Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 782002NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 95)

dụng theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, Cao Phong, Hòa Bình

4.4.1 Định hướng

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã xuống còn 18% vào năm 2015

- Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người 21 triệu đồng phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đặt 30 triệu đồng.

- Hoàn thành việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn và sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tập trung nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp.

- Đổi mới có hiệu quả cơ chế điều hành, chủ trì, phân công, phân cấp, phối hợp trong công tác hỗ trợ hộ nghèo vay vốn.

- Tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp. Khai thác tối đa mọi nguồn vốn, đa dạng hoá các kênh, các hình thức chuyển tải vốn bao gồm nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua các chương trình, dự án và đặc biệt nguồn nhàn rỗi trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo ngày càng tăng.

4.4.2. Các giải pháp

4.4.2.1 Giải pháp về công tác tuyên truyền

Công tác thông tin về tín dụng đối với hộ nghèo còn hạn chế, kênh chuyển tải thông tin còn chưa nhiều, hình thức thông tin chưa đa dạng và phong phú. Đề nghị: Cần tăng cường phổ biến chính sách đến các cán bộ cơ sở, làm cho họ nắm vững được nội dung và định hướng trong các văn bản, có như vậy thì khi triển khai chính sách đến người dân mới được dễ dàng tạo niềm tin cho dân. Ngoài ra cán bộ cơ sở cũng cần chủ động sáng tạo trong quá trình thực thi chính sách không quá phụ thuộc vào cấp trên. Cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tới người dân, cải tạo hệ thống loa phát thanh của địa phương, để kịp thời và nhanh chóng đưa những thông tin về chính sách đến được với người dân. Mở thêm nhiều lớp tập huấn cho cán bộ nâng cao năng lực cho cán bộ để hoạt động thực thi đạt hiệu quả cao hơn. Các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác thường xuyên mở các lớp tập huấn cho vay vốn đối với tất cả các hộ nghèo trên địa bàn mình hoạt động.

Niêm yết công khai các văn bản tại các trụ sở, các trung tâm dân cư, văn hoá từ huyện đến xã.

Thông qua tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân, các buổi họp với dân của các tổ chức chính trị xã hội; cấp uỷ và thôn trưởng để thông báo những chính sách tín dụng, hoạt động của NH CSXH tại địa phương, thông tin

khác liên quan đến quá trình vay vốn, những địa chỉ liên hệ, số điện thoại để xin chỉ dẫn…

Trong quá trình phát sổ nghèo, ban XĐGN, các thôn trưởng cần nói qua cho hộ nghèo biết các chính sách ưu đãi được hưởng đã ghi ngay tại sổ. Đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tín dụng, những thông tin, địa chỉ liên hệ cần thiết được giải đáp.

Thiếu kinh phí là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động này chính vì thiếu kinh phí mà hoạt động tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy đề nghị cấp trên đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội xem xét tăng cường thêm kinh phí cho hoạt động tuyên truyền chính sách. Hỗ trợ thêm kinh phí cho các cán bộ thực thi chính sách để họ chuyên tâm hơn trong công việc của mình, hỗ trợ tiền viết tin bài cho các cán bộ phụ trách để họ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ.

4.4.2.2 Giải pháp về công tác huy động nguồn lực

* Nguồn lực vật chất

Cần trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện chính sách như: máy tính, loa, đài… để công tác tuyên truyền hoạt động cũng như tổ chức triển khai đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là hiện tại đội ngũ cán bộ thực thi chính sách vẫn yếu về nhiều mặt đặc biệt là công nghệ thông tin đó cũng là một trong những rào cản rất lớn cho cán bộ có thể tiếp cận được với những nguồn thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời.

* Nguồn lực tài chính

Nhu cầu vay vốn của người dân đặc biệt là những hộ nghèo cần phải được đáp ứng nhiều hơn nữa đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã. Chính vì vậy cần phải cân đối lại nguồn ngân sách cho hộ nghèo vay. Xác định đúng đối tượng cần vay để tránh lãng phí nguồn lực. Huy động nhiều nguồn vốn từ bên ngoài, từ các tổ chức để hỗ trợ cho người nghèo vay vốn.

4.4.2.3 Giải pháp về công tác tổ chức thực thi

a. Hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay

Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo được cải thiện theo hướng phù hợp, tiện ích đối với hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng, tuy nhiên hộ nghèo trong quá trình vay vốn vẫn gặp những khó khăn như thông tin về tín dụng; họp bình xét khó khăn; không biết thủ tục vay vốn.

Nhiều hộ nghèo không biết thủ tục vay vốn, đề nghị NH CSXH tập huấn cho các tổ chức chính trị xã hội tốt hơn với nội dung ngắn gọn súc tích gắn với thực hành; đề nghị các tổ chức chính trị xã hội tập huấn đối với các hộ nghèo thật kỹ, ngắn gọn và cô đọng, nhiệt tình giải đáp những thắc mắc để hộ nghèo hiểu được thủ tục rõ nhất.

Tác phong làm việc của một vài cán bộ vẫn còn tính quan liêu, bao cấp. Đề nghị không ngừng giáo dục tư tưởng cho cán bộ phục vụ trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo tại UBND xã thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc giúp đỡ hộ nghèo vay vốn; lấy hộp thư góp ý và có hình hình xử lý đối với những ai gây khó khăn.

b. Nâng mức cho vay tối đa

Cần phải nâng cao mức cho vay đối với hộ nghèo vì hiện nay mức cho vay của NH CSXH đối với hộ nghèo còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn vay của hộ chủ yếu là do nguồn vốn cho vay thiếu, số hộ nghèo đông, đặc biệt là tình trạng cho vay sai đối tượng. Với phương thức phân bổ nguồn vốn cho vay thì với mức cho vay tối đa theo quy định trong khi số lượng hộ đề nghị vay nhiều làm mức vốn cho vay thường rất thấp. Để nâng cao mức vốn cho vay cần phải nâng mức vốn cho vay tối đa cùng với việc tăng nguồn vốn cho vay, đồng thời phải kiểm soát được đối tượng vay vốn.

Để tăng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ nghèo cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

+ Thoả thuận với tổ tiết kiệm vay vốn tiếp tục gửi tiền tiết kiệm mà các hộ vay có thể góp

+ Vận động các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, thiện chí giúp đỡ cho người nghèo bằng cách gửi tiền tiết kiệm vào NH CSXH với mức lãi suất thấp.

+ Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ được giao hàng năm để khai thác triệt để nguồn vốn.

+ Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, các khoản cho vay sai đối tượng để lấy nguồn tiền này cho vay lại

4.4.2.4 Giải pháp về công tác kiểm tra giám sát.

Ngân hàng chính sách xã hội cần thường xuyên phối hợp với các ban ngành liên quan tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu, mong muốn của người dân để kịp thời có những phương án giải quyết cụ thể.

Cần phải thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chính sách. Cần loại bỏ tư tưởng coi nhẹ kiểm tra giám sát. Đánh giá theo cảm tính của một số cán bộ hiện nay. Đồng thời cũng cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát của người dân đối với cán bộ cấp trên để tránh các hiên tượng gây lãng phí nguồn lực.

4.4.2.5 Giải pháp về chế độ đãi ngộ

Mức hỗ trợ cho các cán bộ thực thi chính sách hiện nay còn chưa thỏa đáng đặc biệt là đối với các các tổ trưởng tổ vay vốn, các tổ trưởng tổ vay vốn không được nhận lương mà chỉ được nhận một phần triết khấu khi đi thu lãi của các thành viên trong tổ vay vốn của mình. Phụ cấp quá thấp không đủ cho các cán bộ này có thể duy trì những điều kiện cơ bản cho cuộc sống chính vì vậy mà họ chưa chuyên tâm có công việc. Cán bộ cấp xã phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc mà phụ cấp lại ít, làm họ không có động lực hoàn thành công việc. Chính vì vậy đề nghị cấp trên đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội có phương án để các cán bộ cơ sở có thể nhận lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội để

họ chuyên tâm hơn trong công việc. Còn các cán bộ kiêm nhiệm thì được nhận thêm trợ cấp để họ có động lực hoàn thành tốt công việc được giao.

4.4.2.6 Giải pháp về nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở

Đội ngũ cán bộ của xã cần được nâng cao hơn nữa về năng lực, chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng tiếp cận cộng đồng. Tăng cường và đổi mới hình thức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ cơ sở là một giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cán bộ trên cơ sở củng cố các kiến thức đã được đào tạo và bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới cho cán bộ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát với thực tiễn, với nhu cầu cần đào tạo. Cần động viên, có chính sách khuyến khích cán bộ tự đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện về thời gian bố trí sắp xếp công việc hợp lý. Vận động cán bộ cấp xã xây dựng kế hoạch tự học tập và đăng ký với cơ quan, đơn vị hàng năm về kế hoạch học tập này.

Xây dựng chế độ lương – phụ cấp tốt hơn, đặc biệt là có chế độ bảo hiểm cho các cán bộ đặc biệt là các tổ trưởng tổ vay vốn giúp họ yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc. Ngoài khoản phụ cấp của ngân hàng chính sách xã hội thì xã cũng cần phải có chế độ khen thưởng động viên kịp thời cũng như có các khoản phụ cấp hợp lý cho cán bộ. Tăng cường đầu tư thêm kinh phí cho công tác bồi dưỡng, tập huấn và cho cán bộ.

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề xuất những giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã. Việc nghiên cứu đã giúp chúng tôi hệ thống hóa được các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ở xã bao gồm: Các khái niệm cơ bản; Đặc điểm, vai trò và nội dung của thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng ở cấp xã; Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ở cấp xã; Thực tiễn triển khai chính sách; Kinh nghiệm trong thực hiện chính sách của một số địa phương trong nước; và bài học kinh nghiệm rút ra. Về tình hình thực thi và kết quả thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng trên địa bàn xã Bắc Phong. Em nhận thấy (1) chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002 NĐ- CP trên địa bàn xã Bắc Phong đã thực hiện đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng. (2) Quá trình triển khai thực thi chính sách thông qua các hoạt động: (i) tuyên truyền chính sách; (ii) công tác xác định hộ nghèo và các đối tượng được hưởng trợ cấp; (iii) Tổ chức nguồn nhân lực cho thực thi chính sách; (iv) Lập kế hoạch thực thi chính sách; (v) Tổ chức hỗ trợ; (vi) Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch. (3) Nhờ đó mà tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng đã đạt được những kết quả nhất định: Số đợt tuyên truyền chính sách, số người nhận biết về chính sách, số hộ được vay vốn tăng dần qua các năm giải quyết được vấn đề cơ bản của người dân là thiếu vốn sản xuất kinh doanh. (4) Năm 2014 có 388 hộ nghèo và cận nghèo còn dư nợ ngân hàng chính sách xã hội theo chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi theo nghị định 78/2002 NĐ-CP với số tiền lên đến gần 9 tỷ đồng, tổ chức 6 đợt tuyên truyền chính sách lớn trong một năm

ngoài ra điạ phương vẫn thường xuyên tổ chức tuyên truyền chính sách thông qua việc phát các bản tin qua đài phát thanh xã và xóm. Với 100% số người dân được phỏng vấn biết về chính sách này thông qua đó đã cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền địa phương. Thêm vào đó là 100% số người dân được phỏng vấn cho biết họ nhận được ưu đãi đúng theo quy định của nhà nước, các cán bộ địa phương nhiệt tình trách nhiệm... Tuy đã đạt được những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó quá trình thực thi chính sách trên địa bàn xã vẫn gặp rất nhiều những khó khăn như: (i) Nguồn kinh phí dành cho hoạt động thực thi chính sách trên địa bàn xã còn hạn chế ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các hoạt đọng còn chưa cao. (ii) Cán bộ cơ sở trình độ chuyên môn còn thấp, thiếu kiến thức thực tế và khả năng làm việc với người dân. (iii) Các tổ chức cơ sở chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc tuyên truyền phổ biến chính sách tới người dân, vận động người dân tham gia vào các hoạt động.(iv) Công tác hỗ trợ cho người dân còn chưa hiệu quả.

Qua tình hình triển khai chính sách trên địa bàn xã Bắc Phong, để việc thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng phát huy hiệu quả, cần có những giải pháp nhất định: (i) Cần tăng cường phổ biến chính sách; (ii) tăng cường huy động nguồn lực ở các nguồn khác nhau;(iii) cần tăng cường sự phối hợp thực hiện chính sách của các ban ngành có liên quan;(iv) công tác kiểm tra, giám sát cần được chú trọng hơn nữa;(v) chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cần được cải thiện;(vi) nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở.

5.2 Kiến nghị

Nghị định số 78/2002 NĐ-CP của Chính phủ đang triển khai trên địa bàn xã đã bước đầu có những kết quả nhất định góp phần thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo nói riêng và phát triển nền kinh tế - xã hội của toàn xã Bắc Phong nói chung. Để triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng đạt được hiệu quả chúng ta cần:

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 782002NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w