Khái quát về tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 782002NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 48)

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 78/2002/NĐ- CP được đưa vào thi hành ở địa phương từ năm 2003 cho đến nay qua hơn 10 năm thực thi chính sách, địa phương đã đạt được những thành công bước đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỷ lệ hộ nghèo trong xã năm 2014 đã giảm 3,21% so với năm 2012.

Hiện nay trên địa bàn xã có 14/14 xóm được hỗ trợ vay vốn tín dụng theo nghị định. Năm 2014 có 388 hộ nghèo và cận nghèo đang vay theo chính sách với tổng số dư nợ lên đến gần 9 tỷ đồng.

UBND xã Bắc Phong nhận ủy thác cho vay của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Cao Phong từ năm 2005 cho đến nay trên địa bàn xã đã có 4 đơn vị ủy thác bao gồm: đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ. Với 19 tổ vay vốn cùng với đó là 19 tổ trưởng có mặt ở 14 xóm trên

địa bàn xã, giúp đỡ bà con hoàn thành những thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Với đội ngũ cán bộ thực thi chính sách nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc đã giúp đỡ bà con vay và sử dụng vốn đúng mục đích. Giúp bà người dân thể vươn lên thoát nghèo đưa tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 lên chỉ còn 19,9% giảm 3,21% so với năm 2012.

4.1.3.1. Những quy định thực hiện cho vay đối với hộ nghèo

* Đối tượng và điều kiện vay vốn

- Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại xã Bắc Phong.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, theo chuẩn nghèo do Bộ LĐ - TB &XH công bố từng thời kỳ đã được UBND xã Bắc phong ký xác nhận.

- Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên của Tổ TK&VV có xác nhận của UBND xã.

- Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NH CSXH, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NH CSXH.

- Những hộ nghèo không được vay vốn:

+ Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn xã hội cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.

+ Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do Ngân sách Nhà nước trợ cấp.

* Quy trình cho vay

Hộ nghèo Tổ TK&VV Tổ chức chính trị - xã hội (1) (7) (6) (8) (2)

Sơ đồ 4.1: Quy trình cho vay hộ nghèo của NH CSXH huyện Cao Phong

Chú thích:

1 - Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ tiết kiệm và vay vốn

2 - Tổ vay vốn bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban XĐGN và UBND xã

3 - Ban XĐGN, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng

4 - Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.

5 – UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của Ngân hàng đến tổ chức Chính trị - Xã hội

6 – Tổ chức Chính trị - Xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV

7 – Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.

8 – Tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn

* Thủ tục cho vay

Đối với hộ nghèo: tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn, viết giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu in sẵn do Ngân hàng CSXH cấp) và kế hoạch sản xuất kinh doanh gửi tổ trưởng Tổ TK&VV. Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được uỷ quyền phải có giấy CMND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để nhận tiền vay.

Đối với Tổ TK&VV: Nhận giấy đề nghị vay vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Sau đó tổ chức họp bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm

giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã, thị trấn. Ban XĐGN xác nhận thuộc diện nghèo, đang cư trú hợp pháp tại xã. UBND xã xác nhận và phê duyệt. Tổ TK&VV có trách nhiệm gửi danh sách đến bên cho vay để làm thủ tục cho vay. Khi nhận được thông báo cho vay thì sẽ thông báo lại cho tổ viên lên xã, thời gian để nhận vốn vay.

Đối với NH CSXH: Cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ trình thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay trong thời gian không quá 5 ngày. Sau đó gửi thông báo kết quả phê duyệt đến UBND cấp xã. Tại thời điểm giải ngân, NH CSXH và hộ tiến hành lập sổ tiết kiệm và vay vốn (đây là một hình thức của khế ước, trong đó có thêm phần các hộ tham gia đóng tiết kiệm sẽ ghi vào và được theo dõi chung ở đây). Cuối cùng kết hợp cùng tổ vay vốn giải ngân đến từng tổ viên.

Bảng 4.3 Chương trình cho vay của ngân hàng CSXH huyện Cao Phong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên chương trình cho vay

Đối tượng thụ hưởng Thời hạn cv tối đa Lãi suất %/tháng Mức cho vay tối đa Trđ/hộ 1. Hộ nghèo Hộ nghèo theo chuẩn

nghèo quốc gia

5 năm 0.65 50

2. Hộ cận nghèo Hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo

5 năm 0.78 50

(Nguồn: Phòng giao dịch ngân hàng CSXH chi nhánh huyện Cao Phong)

* Thời hạn cho vay

Căn cứ vào mục vay vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, nguồn vốn của NH CSXH mà Phòng giao dịch và hộ thoả thuận thời hạn vay là ngắn hạn (đến 12 tháng), trung hạn (từ 12 đến 60 tháng) và dài hạn (trên 60 tháng). Thông thường cho vay trung hạn đối với các hộ sử dụng vốn để chăn nuôi đại gia súc, gia súc sinh sản, các mục đích khác thời gian cho vay thường từ 12 tháng trở lại.

* Lãi suất cho vay hộ nghèo:

Áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. Năm 2014 lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn xã Bắc phong là 0,65%/tháng , và lãi suất dành cho hộ cận nghèo 0,78% lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo không phải trả thêm khoản chi phí nào khác.

* Mức cho vay:

Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức cho vay tối đa đối với một hộ do Hội đồng quản trị NH CSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Năm 2015, mức vay tối đa đối với một hộ nghèo được áp dụng là 50 triệu.

* Mục đích cho vay:

Đối với “chương trình cho vay hộ nghèo”, đây là chương trình chủ yếu trong hoạt động của NH CSXH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, giúp hộ nghèo tạo cơ sở vật chất, tạo công ăn việc làm từ đó nâng cao thu nhập, tiến tới thoát nghèo. Vì là chương trình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh nên có rất nhiều mục đích cụ thể khi triển khai cho vay vốn đối với hộ nghèo như: chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN), kinh doanh hàng hoá dịch vụ.

* Cách thu nợ: Đối với NH CSXH, việc trả lãi được quy định theo quý, trả gốc theo năm đã thoả thuận. Đối với việc thu lãi, NH CSXH uỷ nhiệm cho Tổ TK&VV, cụ thể là tổ trưởng có trách nhiệm thu lãi của các tổ viên, và nộp tại điểm giao dịch của NH CSXH vào ngày 12 của tháng cuối quý. Đối với thu nợ gốc, căn cứ vào các đợt cho vay để tiến hành thu nợ gốc theo hợp đồng tại điểm giao dịch, tổ chức đoàn hội, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn có trách nhiệm thông báo, đôn đốc hộ vay vốn thuộc tổ quản lý mang tiền đến điểm giao dịch nộp trực tiếp cho NH CSXH.

4.1.3.2 Tình hình dư nợ cho vay

Bảng 4.4 Tình hình dư nợ của các hộ

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So Sánh (%) TB

(%) 13/12 14/13

1.Tổng dư nợ cuối năm trđ 7506,8 8508,6 8701,7 113,35 102,27 107,67

2.Tổng số hộ dư nợ hộ 320 367 388 114,69 105,72 110,11

3.Dư nợ bình quân/hộ trđ/h

ộ 23,46 23,18 22,43 98,83 96,73 97,97

(Nguồn: Phòng giao dịch ngân hàng CSXH chi nhánh huyện Cao Phong)

Tình hình dư nợ cho vay của NH CSXH được thể hiện qua bảng 4.4. Năm 2012, tổng số dư nợ cuối năm đạt 7,5 tỷ đồng; năm 2013 đạt 8,5 tỷ đồng, tăng 13,35% so với năm 2012; năm 2014 đạt 8,7 tỷ đồng, tăng 2,27% so với năm 2013, trung bình mỗi năm tăng 7,67%.

Số hộ dư nợ cũng tăng lên, nhưng tốc độ tăng tương đối ổn định so với tốc độ tăng của dư nợ. Năm 2012, số hộ dư nợ đạt 320 hộ; năm 2013 đạt 367 hộ, tăng 14,69 %; năm 2014 đạt 388 hộ, tăng 5,72% so với năm 2013; trung bình mỗi năm tăng 10,11%.

Mức dư nợ bình quân/hộ lại có xu hướng giảm dần đi. Năm 2012, mức dư nợ bình quân/hộ là 23,46 triệu đồng; năm 2013 là 23,18 triệu đồng, giảm 1,17% so với năm 2012; năm 2014 là 22,42 triệu đồng, giảm 3,72% so với năm 2013, trung bình mỗi năm giảm 2,03%. Mức dư nợ này tương đối cao. Nếu không quản lý tốt nguồn vốn các hộ sẽ rất khó có thể trả nợ đúng hạn chính vì vậy các cơ quan cần tăng cường kiểm tra giám sát cũng như hỗ trợ hộ trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn.

4.1.3.3 Tình hình cho vay hộ nghèo theo NĐ 78/2002 của NH CSXH

a. Doanh số cho vay trong năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số cho vay hàng năm có thể cho chúng ta biết được khả năng cung ứng vốn của NH CSXH đối với hộ nghèo. Qua bảng 4.5 doanh số cho vay đối với hộ nghèo và cận nghèo tăng lên qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay là 2,026 tỷ đồng; năm 2013 là 2,239 tỷ đồng, tăng 10,51%. Năm 2014 doanh số cho vay đạt 2,717 tỷ đồng tăng 21,35% so với năm 2013. Trung bình mỗi năm tăng 15,8%. Doanh số cho vay tăng dần qua các năm tỷ lệ tăng khá cao nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân.

Xét về cơ cấu của doanh số cho vay giữa các mục đích vay thì doanh số cho vay để chăn nuôi chiểm tỷ trọng lớn nhất, năm 2012 là 66,63% tổng doanh số cho vay, năm 2013 là 65,03% tăng 7,85% so với năm 2012 và năm 2014 là 64,41% so với năm 2013 tăng 20,19%; tiếp đến là mục đích trồng trọt năm 2012 là 33,37% đến năm 2013 là 34,97% tăng 15,83%. Năm 2014 tăng lên đạt 35,59% so với năm 2013 tổng doanh số cho vay tăng 23,5% . Các mục đích sản xuất TTCN hay kinh doanh, dịch vụ chưa phát triển chưa có hộ nghèo đăng ký vay với mục đích này.

Doanh số cho vay qua các năm có xu hướng tăng nhanh dần không còn cách nào khác là phải yêu cầu nguồn vốn vay cho hộ nghèo cũng phải tăng lên. Hay nói cách khác doanh số cho vay thể hiện một phần nào đó nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chưa đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cần tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức khác ngoài nguồn ngân sách để bổ xung thêm cho hộ nghèo vay vốn, góp phần giảm đói nghèo,giảm gánh nặng cho nhà nước.

b. Số lượt hộ vay vốn trong năm

Qua bảng 4.5 cho thấy, tổng số hộ nghèo được vay vốn năm 2012 là 95 hộ trong đó có 63,16% là hộ nghèo và 36,84% là hộ cận nghèo, năm 2013 là 109 hộ bao gồm 72 hộ nghèo chiếm 66,05% và 37 hộ cận nghèo chiếm 33,95% so với

năm 2012 tổng số hộ được vay vốn tăng 14,74 % , năm 2014 tổng số hộ vay là 122 hộ trong đó có 65,57% hộ nghèo và 34,43% hộ cận nghòe, tăng 11,93% so với năm 2013, bình quân mỗi năm tổng số hộ vay tăng 13,33%.

Xét về mục đích vay, thì số hộ vay vốn với mục đích chăn nuôi chiểm tỷ trọng cao nhất. Năm 2012 có 68,42% số hộ vay với mục đích chăn nuôi đến năm 2013 giảm xuống còn 66,06% giảm nhưng năm 2014 lại có xu hướng tăng lên đạt 68,03%. Số hộ vay với mục đích chăn nuôi thay đổi qua các năm nhưng tỷ lệ thay đổi không đáng kể, tỷ lệ này vẫn giữ ở mức cao trên 65%. Tiếp theo mục đích vay vốn của các hộ là trồng trọt năm 2012 có 31,58% số hộ vay vốn với mục đích vay là trồng trọt, năm 2013 số hộ vay với mục đích trồng trọt đạt 33,94% tăng 23,33% so với năm 2012. Đến năm 2014 số hộ vay với mục đích trồng trọt là 39 hộ chiếm 31,97% tăng 5,41% so với năm 2013. Không có hộ nào đăng ký vay với mục đích sản xuất TTCN và kinh doanh, dịch vụ. Tổng số lượt hộ vay vốn tăng dần qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng không cao, số hộ nghèo chưa được vay vốn vẫn còn rất nhiều.

Bảng 4.5 Tình hình cho vay đối với hộ nghèo thời kỳ 2012– 2014

Chỉ tiêu Đvt SL 2012CC (%) SL 2013CC (%) SL 2014CC (%) 13/12So sánh (%)14/13 TB 1. Tổng doanh số cho vay Trđ 2026 100,00 2239 100,00 2717 100,00 110,51 121,35 11580

1.1 Hộ nghèo Trđ 921 45,47 985 43,99 1289 47,44 106,95 130,86 118,30

1.2 Hộ cận nghèo Trđ 1105 54,54 1254 56,01 1428 52,56 113,48 113,88 113,68

2. Tổng số lượt vay hộ 95 100,00 109 100,00 122 100,00 114,74 111,93 113,33

2.1 Hộ nghèo hộ 60 63,16 72 66,05 80 65,57 120,00 111,11 115,47

2.2 Hộ cận nghèo hộ 35 36,84 37 33,95 42 34,43 105,71 113,51 109,54

3. Tổng doanh số cho vay Trđ 2026 100,00 2239 100,00 2717 100,00 110,51 121,35 115,80

3.1 Chăn nuôi Trđ 1350 66,63 1456 65,03 1750 64,41 107,85 120,19 113,85

3.2 Trồng trọt Trđ 676 33,37 783 34,97 967 35,59 115,83 123,50 119,60

4. Tổng số lượt vay hộ 95 100,00 109 100,00 122 100,00 114,74 111,93 113,33

4.1 Chăn nuôi hộ 65 68,42 72 66,06 83 68,03 110,77 115,28 113,00

4.2 Trồng trọt hộ 30 31,58 37 33,94 39 31,97 123,33 105,41 114,02

4.1.3.5. Tình hình thu nợ và nợ quá hạn

a. Về tình hình thu hồi nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội

Công tác thu hồi nợ của hộ nghèo đối với NH CSXH đặc biệt có ý nghĩa trong việc đánh giá uy tín khách hàng, khả năng thu hồi nợ của đơn vị cũng như việc tái sử dụng vốn để cho vay quay vòng. Nguồn vốn cho vay quay vòng chính là cơ hội mới mở ra cho hộ nghèo chưa vay được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng sau khi các hộ thoát nghèo không tham gia vay vốn nữa. Do thu nợ có tầm quan trọng nên NH CSXH rất chú ý công tác khoán thu nợ đối với các chi nhánh, phòng giao dịch của mình phải hoàn thành chỉ tiêu của năm.

Qua bảng 4.6 cho thấy, doanh số thu hồi nợ năm 2012 là 1024,2 triệu đồng; năm 2013 là 2045,9 triệu đồng, tăng 99,76% so với năm 2012; năm 2014 là 2560 triệu đồng, tăng 25,13% so với năm 2013, trung bình mỗi năm tăng 58,10%. Tỷ lệ doanh số thu nợ/dư nợ, năm 2012 là 13,65%, năm 2013 là 24,1% và năm 2014 là 29,4%.

Số hộ thu hồi nợ năm 2012 là 48 hộ (chiếm 15% số hộ dư nợ); năm 2013 là 88 hộ (chiếm 23,98%); năm 2014 là 98 hộ (chiếm 25,25% số hộ dư nợ), trung bình mỗi năm tăng 20,87%.

b. Về tình hình nợ quá hạn

Tình hình nợ quá hạn được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ. Năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ là 4,5% với số nợ quá hạn là 337,8 triệu đồng của 13 hộ vay vốn. Năm 2013 là 4,3% với số nợ quá hạn là 365,87 triệu đồng của hộ vay vốn và năm 2014 là 3,5% với số nợ quá hạn là 304,56 triệu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 782002NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 48)