Kinh nghiệm trong thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo của một số

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 782002NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 28)

phương trong nước

(1) Kinh nghiệm tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Tây – Nam. Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 6,32% qua một năm thực hiện giảm nghèo đồng bộ toàn tỉnh thoát nghèo 6.386 hộ đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 22.643 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,98% so tổng số hộ toàn tỉnh (454.366 hộ) (so với năm 2013 giảm 1,34%).

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, Tiền Giang đã tạo mọi điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ và nhiều chính sách nhằm tác động đa chiều đến mọi mặt đời sống của người nghèo:

- Xã hội hóa công tác giảm nghèo , huy động các nguồn lực thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể các cấp đã đẩy mạnh công tác vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

- Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã tập trung vận động xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân. Hội Cựu chiến binh phối hợp mở 11 lớp dạy nghề cấp huyện. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức phong trào giúp phụ nữ giảm nghèo, hỗ trợ phụ nữ chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới, ổn định cuộc sống; tiếp tục khai thác các nguồn vốn, nhất là vốn ủy thác Ngân hàng Chính sách Xã hội, vốn tín dụng tiết kiệm, vốn Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (TCVM), vốn xoay vòng trong cán bộ, hội viên.

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng phong trào giúp nhau làm ăn bằng nhiều hình thức thiết thực. Liên đoàn Lao động tỉnh nhân Tết Nguyên đán, đã tổ chức chương trình “Góp Tết với công nhân, viên chức lao động nghèo”...(Pha Lê, 2015)

(2) Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Huyện Lập Thạch có 20 xã, thị trấn với trên 123.000 người, trong đó có khoảng 75.516 người trong độ tuổi lao động. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Năm 2011, toàn

huyện có 14,5% hộ nghèo, 7,5% hộ cận nghèo. Sau 3 năm xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đến năm 2014, toàn huyện có 1.500 hộ thoát nghèo và 958 hộ thoát cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,2%.

Những năm qua, huyện Lập Thạch đã vận dụng tốt các cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực thực hiện nhiều chương trình giảm nghèo bền vững như: Đầu tư có trọng điểm; lựa chọn các mô hình dự án phù hợp; hỗ trợ theo chương trình 135 cho các thôn khó khăn và thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi.

Huyện đã xác định “Đa phần các hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương đều thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Để giúp các hộ này tiếp cận với các nguồn vốn sản xuất, thời gian qua, các cấp, ngành, đoàn thể trong huyện đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tạo điều kiện cho trên 2.723 hộ nghèo vay vốn, với số tiền trên 68,9 tỷ đồng. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân và các lớp dạy nghề ngắn hạn theo Nghị quyết 37 của HĐND tỉnh cho hàng nghìn nông dân và các hộ nghèo. Cùng với đó là việc phòng Nông nghiệp huyện xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả”( Trần Văn Kiên, 2015)

PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 782002NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w