Đánh giá về công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận chính

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 782002NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 63)

sách hỗ trợ

a. Công tác xác định hộ nghèo và kết quả đạt được

Công tác xác định hộ nghèo và các đối tượng được hỗ trợ có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả thực thi chính sách. Xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ và mức hỗ trợ sẽ góp phần tránh lãng phí nguồn lực nâng cao hiệu quả thực thi.

Tại địa phương công tác xác định hộ nghèo được dựa vào một số chỉ tiêu chủ yếu như: thu nhập, nhà ở, tài sản, bình xét tại địa phương. Tiêu chí quy định tại nghị định 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 của thủ tướng chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo được thực hiện qua một số bước cơ bản. Đầu tiên lập danh sách các hộ thuộc diện điều tra, rà soát. Xác định các hộ có nguy cơ rơi xuống hộ nghèo, cận nghèo: Sử dụng các công cụ nhận dạng nhanh về tình trạng tài sản, cho điểm tài sản theo quy định. Nếu hộ có số điểm lớn hơn hoặc bằng số điểm quy định thì đánh giá hộ này thuộc diện hộ không nghèo, không cần điều tra tiếp và ngược lại. Xác định những hộ có khả năng

thoát nghèo, cận nghèo bằng một số tiêu chí sau đó lập danh sách sơ bộ những hộ có khả năng thoát nghèo, cận nghèo và những hộ có khả năng rơi vào nghèo và cận nghèo thành danh sách hộ thuộc diện điều tra, rà soát thu nhập trên địa bàn. Tiếp theo điều tra, rà soát thu nhập của hộ sau đó so sánh với những tiêu chí về thu nhập của các đối tượng theo quy định tại nghị định 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 của thủ tướng chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Sau khi tổng hợp danh sách tiếp tục đưa danh sách này ra bình xét ở xóm, khu dân cư. Hội nghị phải có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự và những hộ được trên 50% số người tham dự đồng ý thì được cho vào danh sách hộ nghèo và cận nghèo tại địa phương.

Những hộ có tên trong danh sách hộ nghèo và cận nghèo sau khi tham gia vào các tổ TK & VV, có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của chính phủ và NHCSXH có nhu cầu vay vốn sẽ làm đơn xin vay. Sau khi đánh giá mức độ xin vay, mức độ phù hợp của nhu cầu sử dụng vốn vay để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của tổ viên theo từng chương trình xin vay và theo quy định của NHCSXH. Căn cứ vào những nội dung trên và chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của từng hộ để bình xét và đề nghị được vay vốn với mức vốn cần thiết, thời hạn vay vốn phù hợp.

Bảng 4.10 Kết quả công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ

Chỉ tiêu Đvt

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13

1.Tổng số hộ Hộ 1021 100,00 1030 100,00 1040 100,00 100,88 100,97

2.Số hộ nghèo Hộ 237 23,21 218 21,17 207 19,90 91,98 94,95

3.Số hộ cận nghèo Hộ 265 25,95 248 24,08 230 22,12 93,58 92,74

4.Tổng doanh số cho vay Trđ 2026 100,00 2239 100,00 2717 100,00 110,51 121,35

+ Hộ nghèo Trđ 921 45,46 985 43,99 1289 47,44 106,95 130,86

+ Hộ cận nghèo Trđ 1105 54,54 1254 56,01 1428 52,56 113,48 113,88

5.Tổng số lượt cho vay Hộ 95 100,00 109 100,00 122 100,00 114,74 111,93

+ Hộ nghèo Hộ 60 63,16 72 66,06 80 65,57 120,00 111,11

+ Hộ cận nghèo Hộ 35 36,84 37 33,94 42 34,43 105,71 113,51

Qua bảng 4.10 cho thấy hàng năm NHCSXH giải ngân cho các hộ nghèo vay vốn có xu hướng ngày càng gia tăng. Năm 2012 có 60 hộ nghèo được vay vốn với doanh số cho vay đạt 921 triệu đồng, đến năm 2013 số hộ nghèo được vay vốn tăng lên là 72 hộ tăng 20% so với năm 2012 doanh số cho vay 985 triệu đồng tăng 6,95% so với năm 2012. Sang đến năm 2014 có 80 hộ nghèo được vay vốn với số tiền lên đến 1289 triệu đồng tăng 30,86% so với năm 2013. Đối với hộ cận nghèo trong năm 2012 cũng có 35 hộ được vay với số tiền 1105 triệu đồng. Đến năm 2013 có 37 hộ được vay tăng 5,71% so với năm 2012 với số tiền cho vay 1254 triệu đồng. tăng 13,48% so với năm 2012. Sang đến năm 2014 có 42 hộ cận nghèo được vay vốn tăng 13,51% với số tiền cho vay 1428 tăng 13,88% so với năm 2013.

b. Đánh giá về công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ

Công tác xác định hộ nghèo ở địa phương được tiến hành đúng theo quy định của nhà nước về công tác xác định hộ nghèo bao gồm: Xem xét về nhà ở, về thu nhập, bình xét của người dân. Kết quả phỏng vấn 50 hộ có 38 hộ tham gia bình xét hộ nghèo trong đó có 20 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo. Bên cạnh đó khi bình chọn hộ vay vốn thì tỷ lệ hộ tham dự cũng không cao chỉ có 39 hộ tham dự. Những hộ không có nhu cầu vay vốn họ thường không tham dự vào các cuộc họp bình xét.

Đại đa số người dân cảm thấy hài lòng về công tác xác định hộ nghèo và các đối tượng được vay vốn tại đại phương. Có 75% số hộ nghèo tham gia bình chọn cảm thấy phương pháp bình chọn hộ nghèo hộ nghèo này hợp lý, 25% còn lại cho rằng phương pháp này chưa hợp lý cần sửa đổi do phương pháp biểu quyết lấy ý kiến có nhiều khi gặp khó khăn do sự nể nang người quen biết chưa thực sự phát huy được tính công bằng trong quá trình bình xét. 77,78% số hộ cận nghèo tham gia công tác bình chọn cho rằng phương pháp xác định hộ nghèo này đã hợp lý, số còn lại cho rằng phương pháp này cần sửa đổi, bổ sung.

Có trên 65% hộ nghèo tham gia bình xét cảm thấy kết quả bình xét là hợp lý khiến họ hài lòng số còn lại cảm thấy chưa hài lòng về kết quả bình xét do một số hộ rất nghèo có nhu cầu được vay vốn nhưng do không có mối quan hệ tốt với những người xung quanh lại ít họ hàng nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình bình xét, thêm vào đó những hộ có đông họ hàng thì được nhận số phiếu bình chọn cao hơn chính vì vậy họ được nhận hỗ trợ, kết quả này khiến cho nhiều người dân cảm thấy không hài với kết quả bình xét. Đại đa số những hộ cận nghèo cảm thấy hài lòng về kết quả bình xét tỷ lệ này đạt rất cao (88,89%). Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại một số những khó khăn hạn chế đặc biệt là về số người tham gia các cuộc họp xóm để bình chọn hộ nghèo còn chưa cao, đây cũng là một trong những khó khăn của quá trình thực thi chính sách nó cũng cho thấy sự thiếu sót của cán bộ thực thi chính sách khi chưa vận động được người dân tham gia vào các cuộc họp xóm cũng như nó thể hiện sự thiếu quan tâm của người dân đến các hoạt động tập thể. Ngoài ra qua tìm hiểu thực tế cho thấy một số nguyên nhân làm cho việc bình xét đối với hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn.

+ Một số cá nhân tại các đơn vị nhận uỷ thác dư nợ thường tham gia vào khâu họp bình xét, đưa vào danh sách vay những đối tượng không phải hộ nghèo. Những hộ này thường có mối quan hệ khác nhau đối với các cá nhân, tổ chức.

+ Do chịu sức ép về thu nợ nên các bên tham gia cho vay thường muốn đưa các hộ có nhiều tài sản, thu nhập cao vào để dễ trả nợ.

+ Ban XĐGN chưa hoàn thành tốt vai trò kiểm tra trước khi cho vay. Chính quyền địa phương cần sát sao hơn nữa trong công tác bình chon hộ nghèo và những hộ được vay vốn, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, quán triệt tinh thần dân chủ, công bằng trong quá trình bình xét để người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn vay, cho vay đúng đối tượng tránh lãng phí nguồn lực.

Bảng 4.11 Đánh giá về công tác xác định hộ nghèo và đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ

Chỉ tiêu Đvt

Hộ nghèo Hộ cận nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SL CC (%) SL CC(%)

1.Số người tham gia bình xét hộ nghèo Người 20 100,00 18 100

2.Về phương pháp bình xét hộ nghèo + Hợp lý Hộ 15 75,00 14 77,78 + Bình thường Hộ 4 20,00 3 16,67 + Chưa hợp lý Hộ 1 5,00 1 5,56 3.Về kết quả bình xét hộ nghèo + Hài lòng Hộ 13 65,00 16 88,89 + Bình thường Hộ 6 30,00 2 11,11 + Không hài lòng Hộ 1 5,00 0 0,00

4.Số người tham gia bình xét hộ được vay vốn Người 22 100,00 17 100,00

5.Về phương pháp bình xét hộ được vay vốn

+ Hợp lý Hộ 17 77,27 15 88,24

+ Bình thường Hộ 3 13,64 1 5,88

+ Chưa hợp lý Hộ 0 0,00 1 5,88

6.Về kết quả bình xét hộ được vay vốn

+ Hài lòng Hộ 14 63,64 16 94,12

+ Bình thường Hộ 5 22,73 0 0,00

+ Không hài lòng Hộ 1 4,55 2 11,76

4.2.3 Đánh giá về cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng

Sơ đồ 4.2 Mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội

Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị

NHCSXH

Chính Phủ

Ủy bannhân dân

cấp tỉnh Ban đại diện hội đồng quản trị cấp tỉnh Chi nhánh NHCSXH Cấp tỉnh Tổ chức chính trị - xã hội trung ương Tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân

cấp huyện Ban đại diện hội đồng quản trị cấp huyện Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện Tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện

Ủy ban nhân dân

cấp xã nghèo cấp xãBan giảm

Điểm giao dịch

cấp xã Tổ chức chính trị xã hội cấp xã

Trưởng thôn Tổ tiết kiệm và vay

vốn

a. Tình hình triển khai tổ chức nguồn nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần ban giảm nghèo cấp xã bao gồm: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban. Phó chủ tịch UBND xã làm phó ban thường trực. Thành viên bao gồm: Lãnh đạo ủy ban mặt trận tổ quốc, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể cơ sở ( Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) và các Trưởng thôn.

Các tổ TK&VV thuộc quyền quản lý của các tổ chức đoàn thể, hiện trên địa bàn xã có 19 tổ tiết kiệm và vay vốn thược quyền quản lý của 4 tổ chức đoàn thể chính. Dưới các tổ vay vay vốn là các hộ/ thành viên.

b. Đánh giá quá trình tổ chức nguồn nhân lực cho thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo

Bên cạnh các cán bộ của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Cao Phong làm việc tại điểm giao dịch xã Bắc Phong thì còn có 25 cán bộ thực thi chính sách của địa phương trong đó có 6 cán bộ cấp xã: Trưởng ban xóa đói giảm nghèo, phó ban xóa đói giảm nghèo, chủ tịch hội phụ nữ, chủ tịch hội cựu chiến binh, bí thư đoàn xã,chủ tịch hội nông dân và 19 tổ trưởng tổ TK & VV ở các xóm. Địa phương đã tổ chức nguồn nhân lực đúng theo quy định của chính phủ về cơ cấu nguồn nhân lực xã. Khó khăn chủ yếu chỉ là chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo.

Chính quyền địa phương đã làm tốt công tác huy động và tổ chức nguồn lực cho quá trình thực thi chính sách. Huy động người dân tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo như hàng năm những hộ dân trên địa bàn xã vẫn đóng góp vào quỹ xóa đói giảm nghèo, lá lành đùm lá rách số tiền tuy không lớn nhưng nó cũng thể hiện sự quan tâm tương trợ lẫn nhau, lá lành đùm lá rách của người dân trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn tín dụng theo nghị định 782002NĐ-CP trên địa bàn xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình (Trang 63)