0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Mục tiêu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ( LUẬN VĂN THS LẠI, THỊ YẾN ) (Trang 81 -81 )

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Mục tiêu

Khai thác tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thị trường, công nghệ, lao động để phát triển ngành vật liệu xây dựng thành ngành kinh tế mạnh, từ năm 2010 đáp ứng về số lượng, chất lượng và các chủng loại vật liệu xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu;

Sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ tiên tiến tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững; Nâng cao năng lực quản lý, vận hành ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Đội ngũ cán bộ ngành vật liệu xây dựng phải nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất;

Đến năm 2015 Việt Nam phải tự chế tạo được các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng quy mô tương đối lớn, có trình độ công nghệ tiên tiến, phải làm chủ trong việc sản xuất, dịch vụ cung cấp phụ tùng thay thế, đặc biệt là phụ tùng thay thế cho nhà máy xi măng.

Cho đến đầu thập niên 2010, công nghiệp mà trong đó chủ yếu là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây chứ không phải du lịch là ngành đóng góp

nhiều nhất cho kinh tế của tỉnh Ninh Bình. Với mục tiêu được quán triệt từ trung ương, theo đó đến năm 2020 Ninh Bình về cơ bản phải trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, các ngành công nghiệp đã được ưu tiên phát triển rất nhanh, đặc biệt là ngành khai thác đá, sản xuất xi măng có nguy cơ làm vịnh Hạ Long trên cạn không còn nguyên vẹn, đồng thời gây ra ô nhiễm, và do vậy trực tiếp tác động tiêu cực đến ngành du lịch. Một bài toán khó trong chiến lược phát triển của Ninh Bình trong thời gian sắp tới là làm thể nào giải quyết mâu thuẫn giữa công nghiệp và du lịch vì mục tiêu phát triển Ninh Bình một cách cân bằng và bền vững

Khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và nguồn lao động tại chỗ. Đổi mới công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất vật liệu xây dựng để nâng cao chất lượng và sản lượng các loại vật liệu xây dựng làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ngành sản xuất vật liệu xây dựng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; đồng thời thu hút nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng Ninh Bình trở thành một tỉnh phát triển kinh tế bền vững là tỉnh phát triển khá của khu vực đồng bằng Sông Hồng.

3.1.3. Nguyên tắc

* Nguyên tắc chung đối với phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Dựa trên định hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của cả nước để tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như: xi măng, thép là sản phẩm chủ yếu. Đồng thời phát triển vật liệu ốp lát, sứ vệ

sinh, kính xây dựng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện, đặc biệt chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

* Nguyên tắc cụ thể đối với phát triển công nghiệp sản xuất xi măng (Ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh):

Định hướng về quy mô đầu tư, công nghệ khai thác đá vôi sản xuất xi măng và bảo vệ môi trường.

Quy mô đầu tư, công nghệ khai thác đá vôi và các nguyên liệu khác để sản xuất xi măng phải thực hiện theo các nội dung trong "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020", bảo vệ tốt môi trường cảnh quan, trong đó cần tập trung vào một số vấn đề chính sau:

+ Hàng năm, các cơ sở khai thác phải tiến hành xử lý hoàn nguyên theo quy định của Luật Khoáng sản về môi trường ở khu vực khai thác, bao gồm: phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ hoạt động khoáng sản; xử lý nước thải theo tiêu chuẩn về môi trường trước khi thải;

+ Thường xuyên kiểm tra theo dõi đặc điểm địa hình các khu vực mỏ đang khai thác và có biện pháp bảo đảm an toàn lao động.

- Định hướng quy hoạch phát triển sản xuất xi măng.

Phát triển sản xuất xi măng phải căn cứ vào Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó:

+ Hoàn thành các dự án đầu tư mới và mở rộng quy mô các nhà máy xi măng theo tiến độ đã được phê duyệt. Ưu tiên phát triển dự án đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng đầu tư mở rộng, dự án chuyển đổi từ công nghệ lò đứng sang công nghệ lò quay;

+ Phát triển các nhà máy xi măng lò quay có công nghệ hiện đại, quy mô lớn, cơ giới hoá và tự động hoá cao, tiêu tốn ít nhiên liệu, nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

+ Đối với các cơ sở sản xuất hiện có, phải thường xuyên đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, thường xuyên kiểm tra việc đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, kiên quyết dừng hoạt động đối với các trường hợp không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường;

+ Không đầu tư mới các nhà máy xi măng lò đứng và các trạm nghiền không có cơ sở sản xuất clanhke;

+ Phát triển đa dạng các chủng loại xi măng để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xúc tiến thương mại để xuất khẩu khi cần thiết.

3.1.4. Lĩnh vực ưu tiên phát triển

Ưu tiên phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và truyền thống của địa phương như sản phẩm xi măng, thép. Giai đoạn trước mắt xác định sản xuất vật liệu xây dựng là mũi nhọn, trong đó xi măng, thép là sản phẩm chủ yếu.

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hƣớng bền vững

3.2.1. Tái cấu trúc doanh nghiệp xi măng

Một thực tế là bên cạnh các nhà máy xi măng lò quay hiện đại, Việt Nam cũng đã đầu tư 30 dây chuyền có công suất dưới 1.600 tấn/ngày với tổng công suất 11,6 triệu tấn. Đây là những dây chuyền có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng lớn, năng suất lao động thấp, ô nhiễm môi trường. Hiện còn 9 dự án chuẩn bị đầu tư, đề nghị không tiếp tục đầu tư, đưa ra khỏi quy hoạch; đồng thời xem xét lại 9 dự án xi măng lò quay công suất 2500 tấn clanhke/ngày, dự kiến

đầu tư giai đoạn 2016 - 2030, có công nghệ trung bình, không còn phù hợp với sự phát triển của ngành xi măng hiện đại đến năm 2030. Một số dự án khác không có đủ nguồn nguyên liệu đá vôi để sản xuất nằm trên địa bàn cần bảo vệ cảnh quan, di tích, bảo vệ môi trường sinh thái, không nên đầu tư như xi măng Hệ Dưỡng dây chuyền 2 (Ninh Bình), xi măng Mỹ Đức (Hà Nội), xi măng Xuân Thành 2 (Hà Nam).

Trong 46 công ty sản xuất kinh doanh xi măng hiện nay, chỉ có Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) có công suất hơn 20 triệu tấn/năm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng không có năng lực quản lý, thiếu vốn, sản xuất kinh doanh thua lỗ đã phá sản và bên bờ vực phá sản; đề xuất kiến nghị, nên Việt Nam cần sớm hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn, đủ sức mạnh cạnh tranh, làm chủ thị trường xi măng Việt Nam. Bên cạnh đó, vì xi măng là mặt hàng chiến lược hết sức quan trọng gắn với tài nguyên không tái tạo; vị trí mỗi nhà máy xi măng gắn với an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, do đó khi Nhà nước cho chủ trương đầu tư cần cân nhắc lựa chọn chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính, và trình độ quản lý, vận hành; tránh tình trạng đầu tư xong không trả được nợ vay, phải đem bán cho nước ngoài, nhất là các dự án nằm ở vùng nguyên liệu đá vôi hiếm như ở vùng Đông Nam bộ, ở vùng biên giới liên quan đến an ninh quốc gia. Hiện nay các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm đến 33% công suất toàn ngành. Gần đây có công ty xi măng Chinfon và xi măng Thăng Long đã bán cho Tập đoàn Semen Gresik Indonesia bao gồm cả dự án xi măng Thăng Long mở rộng và dự án xi măng An Phú tại Bình Phước (theo dự kiến họ sẽ đưa tổng công suất lên 10 triệu tấn vào năm 2016).

Bên cạnh đó, cần chấn chỉnh công tác xuất khẩu clanhke, xi măng, bởi hiện có quá nhiều đơn vị xuất khẩu, thi nhau hạ giá bán để cạnh tranh lẫn

nhau. Do đó, cần lập lại trật tự thị trường xuất khẩu theo nguyên tắc xuất khẩu không được bán phá giá và không được thấp hơn giá bán nội địa nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và hiệu quả của doanh nghiệp. Để khắc phục, nên giao cho Hiệp Hội Xi măng Việt Nam làm đầu mối để thống nhất thị trường, tạo mặt bằng giá xuất khẩu hợp lý, thâm nhập vào thị trường lớn, giảm được tình trạng hàng năm Việt Nam xuất khẩu hàng triệu tấn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại cho doanh nghiệp và Nhà nước 70-80 triệu USD/năm. Nâng hiệu quả quy hoạch ngành. Đến nay ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về sản lượng, chủng loại mặt hàng và cả về chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu xây dựng trong nước và có nhiều khả năng xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng trong năm qua, bên cạnh việc đầu tư xây dựng trong nước suy giảm; hàng vật liệu xây dựng như gốm sứ xây dựng, kính xây dựng, đá ốp lát, sơn các loại, tấm lợp kim loại,... lại ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, bán phá giá, làm cho vật liệu xây dựng sản xuất trong nước tồn kho lớn, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chỉ khai thác khoảng 60 - 80 % năng lực sản xuất.

Để tháo gỡ khó khăn, về mặt quan điểm lý luận tác giả đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành, cơ quan truyền thông vận động các đơn vị xây dựng sử dụng vật liệu xây dựng trong nước. Đặc biệt các công trình có vốn Nhà nước. Bộ Giao thông - Vận tải sớm triển khai ngay việc làm đường quốc lộ, đường cao tốc bằng bê tông xi măng thay thế nhựa đường nhập khẩu, vừa đảm bảo tính bền vững lâu dài công trình giao thông. Đồng thời, thi hành các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu các sản phẩm gốm - sứ, kính xây dựng, đá ốp lát, tổ chức kiểm tra đầu nguồn các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, tăng cường và quyết liệt hơn trong công tác chống mhập lậu và thực hiện tốt các hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quy hoạch ngành

Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ rà soát và điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể phát triển Vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg, ngày 28/8/2008; khẩn trương xây dựng và ban hành Quy hoạch công nghiệp sản xuất vôi và Quy hoạch vật liệu ốp lát; để phê duyệt và ban hành trong năm 2013, đồng thời nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt.

Dựa trên tình hình chung của cả nước và đặc thù của địa phương tỉnh Ninh Bình. Theo quan tác giả tỉnh Ninh Bình cũng nên định hướng phát triển sản xuất xi mặng quy hoạch trong dài hạn thời gian tới như sau:

Về công nghệ: Đối với các nhà máy công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày, khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện. Dần dần hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng lò đứng.

Về nguyên liệu đá vôi cho các nhà máy xi măng: Cho thăm dò và cấp phép khai thác trong phạm vi đã được Chính Phủ phê duyệt quy hoạch và khi cấp phép yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình khai thác phải sử dụng công nghệ hiện đại, khai thác theo chiều sâu để bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên, đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường và tận thu tài nguyên khoáng sản.

3.2.3. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng mới đầu tư phải lựa chọn công nghệ tiên tiến và hướng bố trị vào các khu, cụm công nghiệp để có phương án xử lý môi trường tập trung, đồng bộ.

Sản xuất xi măng: Xóa bỏ hẳn công nghệ xi măng lò đứng. Các cơ sở đầu tư mới trên địa bàn tỉnh công nghệ xi măng lò quay phải chấp hành nghiêm túc báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Việc sản xuất gạch nung phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937:2005); tiêu chuẩn về nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (TCVN 5939: 2005); tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ (TCVN 5939:2005) và các tiêu chuẩn có liên quan khác.

Các đơn vị khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải thực hiện nghiêm túc luật. Ngoài ra còn phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn, bảo vệ cảnh quan.

Chú trọng đầu tư các cơ sở có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến, thân thiện và không gây ô nhiễm môi trường, như: sản xuất gạch lát Terazzo, gạch lát cao cấp, đá xẻ ốp lát, tấm nhựa ốp trần và tường tấm ốp hợp kim nhôm Composite, gỗ ván ép...

Sản phẩm liên quan đến môi trường, hay còn gọi là những sản phẩm nhạy cảm với môi trường (environment sensitive commodities) là những sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chúng có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc gây tác hại tới sức khỏe của con người, động thực vật… và đòi hỏi tương đối nhiều nguồn lực nhằm xử lý các tác hại đó. Đánh giá mức độ liên quan của một sản phẩm đối với môi trường hay nhận biết một sản phẩm liên quan đến môi trường thường được xác định theo các tiêu chí:

- Độ nguy hại của chất thải đi kèm hoặc tồn tại trong sản phẩm.

- Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm tới môi trường không khí.

- Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm tới đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.

- Quy trình sản xuất sản phẩm có tác động tiêu cực tới môi trường. Sản phẩm thân thiện với môi trường: Đây là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì cũng nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại). Xét trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường đôi khi còn có ảnh hưởng tích cực tới môi trường.

Cho đến nay chưa có sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường một cách tuyệt đối mà chỉ tồn tại những sản phẩm thân thiện với môi trường một cách tương đối. Một sản phẩm chỉ được coi là hoàn toàn thân

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ( LUẬN VĂN THS LẠI, THỊ YẾN ) (Trang 81 -81 )

×