7. Bố cục của luận văn
2.1.4. Cơ chế, chính sách của tỉnh Ninh Bình cho phát triển công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững
Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh đã ban hành các văn bản có tính dài hạn và cụ thể cho từng giai đoạn nhằm thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Ninh Bình như Quyết định số 631/QĐ-UBDN ngày 21/8/2012 về phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Các chính sách của tỉnh giúp thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Do vậy hiện nay, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Ninh Bình đang chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nếu
như năm 2002, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu nền kinh tế là 18,9%; dịch vụ là 20,1%; nông nghiệp chiếm tới 61%, thì đến năm 2011, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đã chiếm 49%; dịch vụ là 36% và nông nghiệp chỉ còn 15%. Có thể thấy, đây là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất tích cực. Cơ cấu kinh tế hợp lý đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khai thác khá hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Cũng có thể nói lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của Ninh Bình có bước phát triển rất nhanh, từ chỗ chỉ có sản phẩm nhỏ, đến nay đã hành thành một ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tương đối phát triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước cũng như của địa phương.
Nhìn chung, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Ninh Bình phát triển mạnh trong những năm gần đây và có bước chuyển biến tích cực cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Ninh Bình đã thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực, tập trung phát triển những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh. Do đầu tư những công nghệ mới, nên chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể. Chẳng hạn, nếu như những năm 2002, sản phẩm xi măng của Ninh Bình chủ yếu được sản xuất bằng công nghệ lò đứng của Trung Quốc, thì đến nay các nhà máy đều sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã trở thành lĩnh vực sản xuất công nghiệp mũi nhọn, trong đó sản xuất xi măng và cán thép là sản phẩm chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp. Điểm đáng chú ý, sản phẩm xi măng của Công ty trách nhiệm hữu hạn xi măng VISAI đã xuất khẩu được sang thị trường Mỹ và nhiều nước khác.
Ninh Bình là một trong những địa phương sớm đi vào nghiên cứu và sản xuất thép chất lượng cao. Dự án nhà máy luyện cán thép chất lượng cao tại tỉnh Ninh Bình công suất 1 triệu tấn phôi thép vuông/năm và 500.000 tấn
thép cán hợp kim dự ứng lực/năm do Công ty Trách nhiệm hữu hạn cán thép Tam Điệp làm chủ đầu tư, phía đối tác nước ngoài là Tập đoàn thép Kyoei (Nhật Bản) có tổng số vốn lên tới 218 triệu USD (tương đương 4.578 tỷ đồng) đã được khởi công trong tháng 3/2012 tại khu công nghiệp Khánh Phú (huyện Yên Khánh). Đây là Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao tại tỉnh Ninh Bình được xây dựng với công nghệ tự động hóa tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á, tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường sinh thái. Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung của Ninh Bình cũng không ngừng nghiên cứu, sản xuất ra những sản phẩm mới. Thời gian qua, Xí nghiệp đã nghiên cứu và sản xuất được máy nâng hạ hiện đại nhất Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc phát triển những ngành công nghiệp khác của đất nước. Xí nghiệp đã cung cấp hàng chục thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn và rất lớn, phục vụ các công trình trọng điểm của Quốc gia như: Thủy điện Sơn La, Sê San; các nhà máy đóng tàu, thay thế các sản phẩm nhập ngoại, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Vừa qua, Ninh Bình cũng có thêm một sản phẩm mới, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương. Ngoài ra, Ninh Bình cũng có nhiều cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng khác như sản xuất kính,... Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vừa qua Ninh Bình có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách địa phương và giải quyết công ăn việc làm.