7. Bố cục của luận văn
2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo
hƣớng bền vững ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2002- 2012.
2.2.1. Thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về kinh tế. hướng bền vững về kinh tế.
Thứ nhất, UBND tỉnh Ninh Bình đã thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường cải thiện môi trường đầu tư. Xác định tăng cường thu hút đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã phải truyền đạt, quán triệt nội dung này đến toàn thể cán bộ, công nhân viên, đồng thời căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện ngay một số nội dung sau:
- Tập trung xây dựng và hoàn thành các quy hoạch: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch thành phố Ninh Bình mở rộng; quy hoạch lĩnh vực các ngành kinh tế, nhất là lĩnh vực du lịch và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các quy hoạch phải đúng bản chất, đảm bảo chất lượng (có các ngành nghề, lĩnh vực cụ thể).
- Tập trung huy động, khai thác tốt các nguồn lực về tài chính; Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nghiên cứu, lựa chọn các đối tác và địa bàn tiềm năng nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh; Chủ động bám sát các cơ quan trung ương để phối hợp thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh.
- Kiên quyết giảm thủ tục hành chính, tạo các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đồng thời tăng cường sự phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính giữa các cấp các ngành, thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa liên thông" đối với các dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 15/5/2013.
- Tiếp tục tăng cường thông tin quảng bá về đầu tư trong tỉnh; Chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
- Chủ động rà soát lại những dự án trong lĩnh vực phụ trách, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư; giám sát chặt chẽ quá trình triển khai tổ chức thực hiện của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, kiên quyết xử lý các trường hợp thực hiện không đúng qui định.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế
(Giá so sánh năm 1994)
Năm Tổng số
Khu vực kinh tế nhà nƣớc Khu vực
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Tổng số Chia ra Nhà nƣớc Tập thể Tƣ nhân Cá Thể Trung ƣơng Địa phƣơng
I. Giá trị sản xuất (Triệu đồng)
2002 1.156.958 1.156.958 498.191 280.126 11.692 150.712 216.237 - 2003 1.596.476 1.596.476 485.101 310.113 13.224 548.380 239.658 - 2004 1.969.455 1.969.455 626.631 323.788 16.353 723.268 279.415 - 2005 3.045.606 3.045.606 1.406.692 323.300 13.409 958.336 343.869 - 2006 3.522.488 3.519.117 1.508.630 268.029 12.029 1.295.206 435.158 3.371 2007 4.082.874 3.940.553 1.651.334 132.643 35.787 1.592.677 528.112 142.321 2008 6.030.792 5.858.060 1.848.336 122.037 36..316 3.190.079 661.293 172.732 2009 7.462.110 7.177.095 1.923.276 115.381 35.527 4.334.369 768.542 285.015 2010 8.657.978 8.223.499 1.806.570 67.317 22.236 5.436.845 890.531 434.479 2011 12.991.143 12.129.668 2.005.363 21.429 22.632 9.024.427 1.055.817 861.475 2012 14.133.089 12.155.943 2.316.301 19.008 17.368 8.453.113 1.350.153 1.977.146
II. Chỉ số phát triển (Năm trƣớc = 100) -%
2002 117,8 117,9 12,1 107,6 158,7 140,6 110,7 - 2003 138 138 97,4 110,7 113,1 363,9 110,8 - 2004 123,4 123,4 129,2 104,4 123,7 131,9 116,6 - 2005 154,6 154,6 224,5 99,8 82 132,5 123,1 - 2006 115,7 115,5 107,2 82,9 90,2 135,2 126,5 - 2007 115,9 112 109,5 49,5 295,9 123 121,4 4221,9 2008 147,7 148,7 111,9 92 101,5 200,3 125,2 121,4 2009 123,7 122,5 104,1 94,5 97,8 135,9 116,2 165 2010 116 114,6 93,9 58,3 62,6 125,4 115,9 152,4 2011 150 147,5 111 31,8 101,8 166 118,6 198,3 2012 114,6 127,8 128,3 87,8 141,2 104,8 112,9 159,8
(Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình, NXB Thống kê năm 2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, giá trị ngành công nghiệp trong đó có ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo thành phần kinh tế có sự
thay đổi rõ nét. Cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 là 1.156.958 triệu đồng thì đến năm 2012 là 14.133.089 triệu đồng. Trong đó phải kể đến vai trò tham gia của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là sự đóng góp rõ nét nhất là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhờ thực hiện cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh nói chung, trong đó có ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng cũng được cải thiện. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.227 cơ sở sản xuất VLXD với 14.590 lao động. Trong đó có 77 công ty, doanh nghiệp với gần 11.213 lao động. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất VLXD của tỉnh đã và đang được sắp xếp về tổ chức và sản xuất, thực hiện đổi mới thiết bị, đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm có chất lượng phù hợp với giá cả thị trường và từng bước đưa ngành sản xuất VLXD trở thành ngành mũi nhọn; trong đó sản xuất xi măng, thép cán, gạch nung là những sản phẩm chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Ngành công nghiệp sản xuất VLXD là ngành có năng suất lao động cao nhất trong các nhóm ngành công nghiệp của tỉnh, với mức tăng trưởng 27,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010.
Ninh Bình hiện có 26 cơ sở sản xuất gạch các loại với tổng công suất thiết kế của các cơ sở này hiện đạt 670 - 720 triệu viên/năm và thu hút 4.600 lao động. Các cơ sở sản xuất gạch tuynel chiếm giá trị lớn trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh. Sản lượng gạch các loại của các cơ sở trên địa bàn tỉnh hàng năm đạt khoảng 450 - 500 triệu viên, bằng 62,2% công suất thiết kế và giá trị sản xuất đạt khoảng 70 - 80 tỷ đồng/năm.
Thứ hai, về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Nhìn chung công tác đầu tư phát triển của Ninh Bình đã được cơ cấu lại phù hợp với mục tiêu phát triển trên cơ sở thực hiện nghiêm túc, điều hoà hợp lý giữa chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả và chính sách tài khoá chặt chẽ, triệt để tiết kiệm. Trong năm 2013, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt gần 18,5 nghìn tỷ, vượt 2,7% kế hoạch năm nhưng giảm 11,5% so với 2012 và giảm ở hầu hết các loại vốn, riêng vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 6.112,8 tỷ đồng, tăng 12,9%. Trong năm, tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh đầu tư 07 dự án ODA, đã cấp mới giấy
chứng nhận đầu tư 48 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng (trong đó có 07 dự án FDI với số vốn đăng ký đạt 62,69 triệu USD).
Đối với nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, tổng vốn đã phân bổ là 4.372,572 tỷ đồng tăng 25,27% so với năm 2012. Giá trị khối lượng thực hiện ước đạt khoảng 3.752 tỷ đồng. Số vốn giải ngân đến ngày 31/10/2013 đạt 3.241,169 tỷ đồng, bằng 74,12% kế hoạch vốn, trong đó: tỷ lệ thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 94,34% số vốn giải ngân. Hiện nay, nợ xây dựng cơ bản các công trình là 5.487,77 tỷ đồng, trong đó nợ ngân sách cấp tỉnh chiếm 79,1%, ngân sách cấp huyện và cấp xã chiếm 20,9%.
Trong năm 2013, một số công trình có khối lượng thực hiện lớn như: Dự án Nhà máy xi măng Hệ Dưỡng; dự án nâng cấp, cải tạo đê hữu sông Đáy đoạn K8+380-K32+400; dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1A; dự án nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 10; Nhà máy đạm Ninh Bình; dự án nhà máy sản xuất camera modun; dự án xây dựng đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quốc lộ 1A; dự án nâng cấp đê hữu sông Hoàng Long, sông Đáy kết hợp giao thông đoạn Bái Đính đi Kim Sơn, Dự án xây dựng Bệnh viện Sản Nhi, dự án nâng cấp hồ Thường Sung…
Hiện toàn tỉnh có 51/65 mỏ đá xây dựng được cấp phép và đang trình cấp phép khai thác làm vật liệu xây dựng với diện tích trên 326 ha, tổng trữ lượng 149,2 triệu m3. Tổng công suất khai thác của 51 mỏ hiện đạt khoảng gần 3,89 m3/năm. Năm 2010, sản lượng đá khai thác toàn tỉnh đạt 6,72 triệu tấn, gấp 3,6 lần năm 2005.
Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp ngành sản xuất VLXD của tỉnh đạt 7.274 tỷ đồng, tăng 62,2% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 38,3%/năm. Tỷ trọng của ngành sản xuất VLXD năm 2011 chiếm tới 56% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, trong thời gian tới, Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển ngành sản xuất VLXD trên cơ sở tài nguyên sẵn có tại địa phương, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Phát triển đa dạng các chủng loại VLXD. Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý. Tranh thủ các cơ hội để
đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Tập trung phát triển sản phẩm xi măng, vật liệu xây không nung, vật liệu trang trí… Khuyến khích phát triển một số chủng loại VLXD mới, công nghệ cao phục vụ cho xây dựng đô thị, khu, cụm công nghiệp như bê tông siêu nhẹ, bê tông khí trưng áp, vữa khô trộn sẵn. Quan tâm phát triển một số sản phẩm VLXD giá thành thấp phục vụ phát triển nông thôn như vật liệu xây, lợp nhà, vật liệu xây dựng đường sá, kênh mương, thủy lợi...
Phấn đấu đến năm 2015, năng lực sản xuất xi măng của tỉnh đạt 11,86 triệu tấn và đến năm 2020 năng lực sản xuất xi măng toàn tỉnh đạt mức trên 13 triệu tấn... nâng giá trị sản xuất công nghiệp VLXD đến năm 2015 lên 9.749 tỷ đồng, chiếm 49,9% tỷ trọng công nghiệp toàn tỉnh và đến năm 2020 giá trị đạt 16.062 tỷ đồng, chiếm 46,5%. Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015 là 16,8%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 10,5%/năm, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp với tốc độ cao, ổn định và bền vững.
Thứ ba, đó là cơ cấu công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh Ninh Bình có sự thay đổi rõ nét.
Sau 20 năm tách tỉnh, công nghiệp của Ninh Bình có bước phát triển rất nhanh. Khi chưa tách tỉnh, hầu như công nghiệp của Ninh Bình chưa có một cơ sở nào, chủ yếu chỉ tập trung vào khai thác đá vôi. Hiện nay, công nghiệp của Ninh Bình đang chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nếu như năm 1991, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu nền kinh tế là 18,9%; dịch vụ là 20,1%; nông nghiệp chiếm tới 61%, thì đến năm 2011, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đã chiếm 49%; dịch vụ là 36% và nông nghiệp chỉ còn 15%. Có thể thấy, đây là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất tích cực.
Sự thay đổi về cơ cấu công nghiệp còn được thể hiện qua cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế của tỉnh qua các năm 2005, 2008 và 2011 thể hiện qua biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tƣ thực hiện theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế - (%)
Qua biểu đồ trên ta thấy cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế cho ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh Ninh Bình đã tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2005 cơ cấu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp là 41,95%, đến năm 2008 là 60,06% thì đến năm 2011 đã tăng lên 73,37% . Tốc độ tăng của ngành công nghiệp và xây dựng từ năm 2005 đến năm 2011 đã thể hiện sự thay đổi rõ nét của ngành công nghiệp và xây dựng.
Nói tóm lại, cơ cấu kinh tế hợp lý đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khai thác khá hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Cũng có thể nói lĩnh vực công nghiệp của Ninh Bình có bước phát triển rất nhanh, từ chỗ chỉ có sản phẩm nhỏ, đến nay đã hình thành một ngành công nghiệp tương đối phát triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước cũng như của địa phương.
2.2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng bền vững về môi trường hướng bền vững về môi trường
Ninh Bình có nhiều dãy núi đá vôi với trữ lượng hàng tỷ tấn, đi cùng với việc khai thác, chế biến khoáng sản đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng như: Xi măng, đá vôi, gạch ngói… là hình ảnh những dãy núi đá trơ trọc, các danh thắng cùng thảm thực vật bị hủy hoại. Ninh Bình đang đứng trước những lựa chọn đầy khó khăn: Làm sao vừa phát triển sản xuất kinh doanh vừa bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo thống kê của Sở tài nguyên và môi trường tại Ninh Bình. Năm 2010, tỉnh có năm nhà máy xi măng theo công nghệ lò quay gồm: Tam Điệp, The Visai, Duyên Hà, Hướng Dương đã đi vào sản xuất và 2 nhà máy đang trong quá trình thi công xây dựng là Nhà máy Hệ Dưỡng và Phú Sơn với công suất hiện tại gần 4 triệu tấn/năm. Cuối năm 2010, khi các Nhà máy Ximăng Hệ Dưỡng, Phú Sơn và dây chuyền 2 của các nhà máy The Visai, Duyên Hà
và Hướng Dương khánh thành có tổng công suất hơn 10 triệu tấn/năm. Chính việc ken dày các nhà máy xi măng đã tự đẩy Ninh Bình đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Bên cạnh đó, các ngành sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng sản xuất gạch tuynel, khai thác đá tư nhân nằm rải rác nhiều nơi và giao thông vận tải gia tăng cũng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường. Phần lớn các xí nghiệp, nhà máy này được xây dựng gần khu dân cư, hệ thống xử lý chất thải của một số cơ sở sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và môi trường của người dân quanh khu vực.
Theo báo cáo của Phòng Môi trường thuộc Sở tài nguyên và môi trường Ninh Bình, không khí khu vực huyện Hoa Lư có chiều hướng ô nhiễm gia tăng. Môi trường không khí khu vực làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân đang bị ô nhiễm do các hoạt động đục đẽo đá thủ công. Hàm lượng bụi lơ lửng đo được ở khu vực này vào 2 thời điểm đều cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép từ 1,37-1,75 lần. Ô nhiễm bụi đá rất nguy hiểm đến sức khỏe con người, về lâu dài họ có thể mắc các bệnh về mắt, phổi...
Ô nhiễm bụi và khí độc có nguy cơ tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực phía Nam thị xã Tam Điệp khi Nhà máy Xi măng Hướng Dương và các cơ sở khai thác, chế biến vật liệu xây dựng đi vào hoạt động
Mặt khác, tỉnh Ninh Bình đang trong thời kỳ phát triển nhanh các hoạt động công nghiệp, tuy nhiên phần lớn các xí nghiệp, nhà máy được xây dựng gần các khu dân cư, hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở này chưa đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường nên đã gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường cũng như sức khỏe của người dân quanh vùng. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường cục bộ do hoạt động của một số cơ sở sản xuất kinh doanh như: Công ty Cát Tường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến chất
lượng nước sinh hoạt của người dân thị trấn Yên Ninh; bụi đá từ làng nghề